Bài của một học viên Đại Pháp tại tỉnh Tân Cương, Trung Quốc

[MINH HUỆ 14-04-2011] Mỗi đệ tử Đại Pháp chúng ta khi học Pháp đều chú ý để tâm tĩnh lặng. Cố gắng “tĩnh” đối với người tu luyện mà nói chỉ là tương đối, nhưng quá trình tĩnh chính là quá trình vượt qua ý nghĩ tư lợi, chính là quá trình đề cao tâm tính trong tu luyện.

Tĩnh có các tầng thứ và trình độ khác nhau. Theo thể ngộ cá nhân tôi, tại tầng thứ tu luyện khác nhau, Pháp yêu cầu đối với người tu luyện cũng khác nhau, đối với “tĩnh” cũng có yêu cầu khác nhau. Tầng thứ càng cao, yêu cầu đối với tĩnh càng nghiêm khắc hơn. Chúng ta cho rằng là đệ tử lâu năm thì học Pháp tâm an tĩnh hơn học viên mới. Kỳ thật, đây chính là đã xem nhẹ yêu cầu đối với tĩnh. Khi học viên mới học Pháp họ cảm thấy tiến nhanh tiến mạnh. Khi học viên lâu năm học Pháp, có lúc cảm thấy một trạng thái đình lại, làm thế nào cũng không ngộ được Pháp lý mới. Nguyên nhân trạng thái này chính là không tiếp tục đề cao tâm tính. Thật ra tâm tĩnh cũng bao quát yếu tố tâm tính trong đó. Để cho tâm tĩnh hơn một chút chính là đang đề cao tâm tính rồi.

Làm thế nào để tâm tĩnh hơn? Nếu như chỉ muốn tĩnh lại, hoặc là chờ sau khi tĩnh lại mới học Pháp thì vĩnh viễn tĩnh lặng sẽ không tới. Bởi vì những thứ không cho chúng ta tĩnh lại là nghiệp tư tưởng, là các loại tâm chấp trước. Chúng cũng là các sinh mệnh sống, chúng chính là đi theo “con người”, tựa như cái bóng, như hình với bóng. Con người quả là không thoát nổi nó, niệm lực của con người cũng không có năng lực tiêu diệt nó. Chỉ có chính niệm của người tu luyện dựa vào lực lượng Đại Pháp mới có thể tiêu diệt nó. Muốn tĩnh, chỉ có học Pháp nhiều, nghiêm túc học Pháp mới là cách duy nhất. Trong quá trình học Pháp không nên có tâm lo sợ mình không tĩnh được. Mấu chốt là phải liên tục kiên định tư tưởng của người tu luyện, phải trân quý Đại Pháp, trân quý sự tu luyện Đại Pháp.

Một người tu luyện phải hiểu rõ ý nghĩa cuộc đời là gì, mục tiêu của người tu luyện là gì, sứ mệnh thần thánh của một đệ tử Đại Pháp là gì. Khi hiểu rõ rồi sẽ đối đãi nghiêm túc với tu luyện, thì sẽ vượt qua buông lỏng mà tinh tấn. Tu luyện chính là phải tu bỏ những thứ của con người, dần dần thoát khỏi tầng thứ con người mà từng bước trở thành Thần. Trạng thái của tu chính là phải chủ động buông bỏ chấp trước, lấy chính niệm mạnh mẽ loại bỏ can nhiễu của nghiệp tư tưởng và tất cả can nhiễu khác. Trước tiên bản thân chúng ta phải làm được là chính niệm mạnh mẽ và kiên định tu luyện Đại Pháp thì lực lượng Đại Pháp sẽ giúp chúng ta thanh lý những nhân tố “con người”. Điều này sẽ hình thành vòng tuần hoàn tích cực. Khi tâm càng lúc càng tĩnh, các Pháp lý Đại Pháp sẽ triển hiện cho chúng ta càng lúc càng nhiều. Chúng ta càng thoát ly khỏi trạng thái “con người” và những thứ thuộc về “con người” thì các tư tưởng và niệm đầu của con người càng không dám đến gần chúng ta. Bởi vì nơi không gian chúng ta không thích hợp cho sự tồn tại của chúng, chúng ở lại đó sẽ không thoải mái.

Trên đây là những thể ngộ cá nhân, có chỗ nào thiếu sót, kính mời đồng tu từ bi góp ý.
________________________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/4/14/交流–怎样达到静心学法-239013.html
Bản tiếng Anh; https://en.minghui.org/html/articles/2011/5/6/124961.html
Đăng ngày 21-05-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share