Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 08-08-2021] Ông Tôn Sĩ Vĩ, một cư dân 68 tuổi ở thành phố Mục Lăng, tỉnh Hắc Long Giang bị cầm tù 8 năm vì hát một ca khúc bày tỏ lòng biết ơn Pháp Luân Công gửi tới Nhà sáng lập Pháp Luân Công. Ông đã mất việc làm giáo viên nghệ thuật sau khi được trả tự do vào năm 2013.

Gần đây, ông Tôn bị kết án 6,5 năm tù sau vụ bắt giữ mới đây nhất vào tháng 4 năm 2020 sau khi ông giúp một nữ học viên cao niên, cũng là học viên Pháp Luân Công, lắp một chiếc cửa sổ mới.

2015-6-29-minghui-pohai-heilongjiang-sun.jpg

Ông Tôn Sĩ Vĩ

Ông Tông đã đệ đơn kháng cáo án tù lần hai của mình. Ông viết trong đơn kháng án: “Nếu mỗi người đều chiểu theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công mà hành xử, thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn với ít tội phạm hơn. Tôi không hiểu tại sao con người ngày nay không thể phân biệt đúng sai. Chẳng phải có càng nhiều người tốt trong xã hội thì xã hội sẽ càng tốt hơn hay sao? Nhưng tôi cũng không từ bỏ hy vọng. Tôi tin rằng Tòa án Trung cấp Mẫu Đan Giang sẽ vãn hồi sự bất công này và tha bổng cho tôi.”

Cha của một trong số các cảnh sát bắt giữ ông Tôn đã tới nhà ông và xin lỗi gia đình. Người cha nói: “Con trai tôi đã nhận quả báo vì bắt giữ ông Tôn. Con trai tôi đang chật vật để trả khoản nợ một triệu Nhân dân tệ, con gái nó đột ngột mắc bệnh trầm cảm và hai vợ nó đã ly hôn.” Người cha đề nghị đưa cho gia đình ông Tôn một số củi đốt như là một khoản đền bù cho hành vi sai trái của con trai ông ấy.

Từ tuyệt vọng đến có cuộc đời mới

Ông Tôn là một giảng viên nghệ thuật giỏi của Trường Cao đẳng Sư phạm Thành phố Mục Lăng. Ông từng mắc nhiều bệnh như loét dạ dày nặng, viêm thận có máu trong phân, viêm khớp, viêm khí quản, bệnh tim, cường giáp, viêm mũi và bệnh trĩ. Với chiều cao 1m80, nhưng ông chưa nặng đến 50kg (khoảng 110 pound). Ông rất yếu và tay của ông hoạt động không tốt. Bởi bị đau nghiêm trọng và triền miên, nên đôi khi ông đã nghĩ tới việc tự tử.

Gia đình ông đã tiêu tốn cả một gia tài cho chi phí điều trị của ông, nhưng không bác sỹ hay phương pháp điều trị nào có tác dụng. Bệnh của ông Tôn chỉ ngày càng tồi tệ hơn. Ông Tôn từng nói với vợ: “Thật vô vọng. Số tiền tiết kiệm còn lại của chúng ta sẽ để lại cho em. Em và các con có thể sống cùng với bà ngoại.“

Năm 1997, thời điểm tồi tệ nhất trong cuộc đời, ông Tôn đã được giới thiệu Pháp Luân Công và bắt đầu tu luyện. Trong khoảng một tháng rưỡi, tất cả bệnh của ông đều biến mất. Cân nặng của ông đã trở lại bình thường và ông trở nên tràn đầy năng lượng. Ông thực sự cảm thấy hạnh phúc khi không còn bệnh tật và ông rất biết ơn Pháp Luân Công.

Sống chiểu theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công, ông Tôn trở thành người tốt hơn và tâm tính của ông được cải biến. Bởi thành tích giảng dạy xuất sắc của ông, nên hiệu trưởng trường đã đặc biệt yêu cầu tăng lương cho ông. Sau đó, ông đã nhận được giải thưởng “Giáo viên của năm” của thành phố Mục Lăng.

Ông Tôn cũng không làm các việc tư lợi cá nhân bằng cách lợi dụng cấp trên của mình giống như các đồng nghiệp đã làm. Một lần, khi ông mua một số tài liệu in ấn cho trường, bên bán hàng đã đề nghị ghi số tiền trong hóa đơn cao hơn thực tế và ông có thể nhận được một số lợi nhuận khi ông quyết toán mua hàng. Ông Tôn đã từ chối đề nghị trên.

Tám năm cầm tù bởi một bài hát

Trong một sự kiện vào năm 2005, ông Tôn đã hát một ca khúc do học viên Pháp Luân Công sáng tác để bày tỏ lòng biết ơn với Nhà sáng lập Pháp Luân Công. Nhưng ai đó đã tố cáo ông với cảnh sát. Ngày 23 tháng 9 năm 2005, cảnh sát đột ngột kéo tới nhà ông và bắt giữ ông. Họ đánh đập ông trong suốt quá trình thẩm vấn.

Vợ ông Tôn cùng hai con trai của họ và người mẹ già có cuộc sống rất khó khăn khi ông bị cầm tù. Bởi ông Tôn không có anh chị em, nên mẹ ông đã nhớ ông rất nhiều khiến bà đã mất trí nhớ và phải nằm liệt giường. Mỗi ngày, bà xé giấy thành từng mảnh và đếm từng ngày cho đến khi con trai trở về.

Bởi không có nguồn thu nhập, nên vợ ông Tôn đã phải làm nghề bán hàng rong mỗi ngày. Con trai lớn của họ phải chăm sóc cho người bà của mình. Cậu bé đã cố gắng hết sức để giúp đỡ nhu cầu cần thiết của bà. Tuy nhiên, dọ sự lo lắng và áp lực, người bà đã bị bệnh ung thư dạ dày và sau đó đã bị mù. Năm 2012, bà đã qua đời và không được gặp con trai lần cuối.

Ông Tôn được trả tự do vào năm 2013. Sau khi về nhà ông mới biết hợp đồng lao động của mình đã bị chấm dứt và ông không đủ điều kiện để nhận lương hưu mặc dù theo luật pháp ông có đủ mọi quyền để được hưởng lương hưu.

Kết án 6,5 năm tù vào năm 2021

Vào buổi chiều ngày 24 tháng 4 năm 2020, một học viên Pháp Luân Công địa phương là bà Tào Thục Phương phát hiện cửa sổ nhà bà bị vỡ. Ông Tôn cùng một người bạn là ông Cao Bằng Quang đã nhận giúp đỡ bà Tào lắp đặt một cửa sổ mới. Hai người tình cờ gặp chị gái ông Cao là bà Cao Vĩnh Lệ tại nhà của bà Tào. Hai chị em ông Cao cũng là học viên Pháp Luân Công.

Sau khi ông Tôn và ông Cao lắp đặt cửa sổ nhà bà Tào xong, họ cùng ra về với bà Cao. Khi ba học viên đang ra khỏi cửa khu chung cư của bà Tào, thì một số cảnh sát từ đâu đột nhiên xuất hiện. Họ bắt giữ ông Tôn, ông Cao và bà Cao. Sau đó, bà Tào cũng bị bắt giữ cùng với một học viên khác là bà Thạch Dĩnh.

Ngay sau đó, cảnh sát lục soát nhà của năm học viên.

Bà Tào bị từ chối tiếp nhận giam giữ do huyết áp cao và được tại ngoại vào sáng sớm hôm sau. Bà Cao, ông Cao và ông Tôn bị tạm giữ hình sự tại Trại tạm giam Thị trấn Bát Diện Thôn. Về bà Thạch, ban đầu bà bị giam trong Trại tạm giam Hải Lâm và sau đó bị chuyển đến trại tạm giam Mẫu Đơn Giang.

Vụ bắt giữ lần này của ông Tôn đã mang lại nỗi buồn vô tận cho gia đình ông. Vợ ông đã ngất xỉu nhiều lần. Bà đang bị ung thư vú giai đoạn cuối, vú phải của bà đã chảy mủ và máu. Con trai lớn của họ đã lên kế hoạch ra nước ngoài để đoàn tụ với vợ, nhưng anh phải thay đổi kế hoạch và ở lại Trung Quốc để chăm sóc cho mẹ.

Ngoài sự đau đớn về thân thể, vợ của bà Tôn còn phải chịu đựng nỗi đau khổ to lớn về tinh thần. Bà thường nói với mọi người rằng bà cảm thấy đau lòng vì chồng bà bị án tù oan sai và bị giam giữ chỉ đơn giản vì muốn trở thành người tốt. Nếu ông ấy vi phạm pháp luật và làm việc xấu, thì bà sẽ không sao với việc ông bị giam giữ. Bà giải thích: “Gia đình tôi là gia đình truyền thống coi trọng đức hạnh và sự chính trực. Chúng tôi là người trung thực luôn luôn đối xử tốt với người khác. Chịu ảnh hưởng từ chồng, nên tôi không bao giờ lừa dối khách hàng trong khi bán hàng rong và mọi người rất tin tưởng tôi. Tôi hy vọng các cơ quan chức năng có thể xem xét lại sự việc và thả chồng tôi sớm.”

Ngày 16 tháng 7 năm 2021, Khương Tân Côn, thẩm phán của Tòa án Hải Lâm ở tỉnh Hắc Long Giang đã tiến hành một phiên tòa xét xử để xét xử bốn học viên gồm ông Tôn, ông Cao, bà Cao và bà Thạch. Ba luật sư thay mặt ông Tôn, ông Cao và bà Cao không nhận tội.

Khương công bố phán quyết có tội đối với cả bốn học viên vào ngày 20 tháng 7 năm 2021. Bà Cao bị kết án 6 năm 10 tháng tù, ông Cao bị kết án 6,5 năm tù cùng 20.000 Nhân dân tệ, ông Tôn bị kết án 6,5 năm tù cùng 20.000 Nhân dân tệ và bà Thạch bị kết án 1 năm 3 tháng tù. Hiện vẫn chưa rõ liệu bà Tào có bị kết án hay không sau khi bà bị Tòa án Hải Lâm triệu tập vào ngày 15 tháng 8 năm 2020 và đe dọa cầm tù bà lên tới 7 năm tù.

Ông Tôn đã kháng án tới Tòa án Trung cấp Thành phố Mâu Đan Giang. Ông rất lo lắng cho vợ. Ông sợ rằng họ có thể sẽ không được gặp nhau lần nữa nếu tình trạng của bà xấu hơn trong thời gian ông đang bị giam giữ giống như đã xảy ra với mẹ của ông.

Bài liên quan:

Năm cư dân Hắc Long Giang đối mặt với phiên tòa vì kiên định đức tin

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/8/8/429301.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/8/9/194515.html

Đăng ngày 17-08-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share