Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Michigan, Hoa Kỳ

[MINH HUỆ 20-06-2021] (Tiếp theo Phần 1)

2. Đưa việc đọc sách “Cửu bình” tiếng Anh vào chương trình giảng dạy một cách thích hợp

Cách thứ hai là đưa việc đọc sách “cửu bình” tiếng Anh vào chương trình giảng dạy một cách thích hợp. Video rất trực quan, có thể khiến các sinh viên nhanh chóng liễu giải một số chân tướng. Nhưng, nếu muốn các sinh viên hiểu chân tướng sâu hơn, thì phải bắt đầu từ việc đọc “cửu bình Cộng Sản đảng”.

Sư phụ giảng:

“Đông phương Tây phương có phương thức tư duy có khác biệt; nhưng đằng sau «cửu bình» là có nhân tố của Thần, sẽ khởi tác dụng chính diện với con người, bất kể là người Đông phương hay Tây phương.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế miền Tây Mỹ quốc [2005], Giảng Pháp tại các nơi VII)

Vì vậy, tám năm trước, tôi bắt đầu để sinh viên đọc “cửu bình” tiếng Anh và viết báo cáo khi học đến khóa “Nguyên lý Kinh tế học”.

Khóa này là một khóa học đại học tổng hợp, sinh viên đến từ các khoa khác nhau, có những sinh viên năm nhất vừa tốt nghiệp cấp ba, cũng có sinh viên tuổi tác khá cao, chẳng hạn như quân nhân xuất ngũ, sinh viên của lớp thạc sĩ, các chuyên gia trở lại trường học, v.v., bối cảnh hơi giống như những gì người thường nói “anh hùng đến từ tám phương bốn hướng”.

Ban đầu, tôi dò dẫm làm và không biết sinh viên sẽ phản ứng như thế nào, nên vừa làm vừa thu thập phản hồi, căn cứ vào tình huống thực tế của học kỳ này để tu sửa bản thân và đề ra phương thức cho học kỳ tiếp theo. Về sau có kinh nghiệm, dần dần đưa một số bối cảnh lịch sử và chân tướng vào nội dung mấy trang đầu tiên của bài tập về nhà “Hướng dẫn và giải thích hạng mục”, vì vậy, các sinh viên xem sách trước mới có thể có nhận thức đại khái, cũng có thể nhắc nhở các em rằng: “Đây là bản dịch tiếng Anh từ quyển tiếng Trung, nội dung trong sách lấy văn minh 5.000 năm của Trung Hoa làm gốc.”

Tôi coi đó như một chương trình mở rộng và cộng điểm, để sinh viên tự do tham gia, tự quyết định xem có nên trả lời các câu hỏi và gửi báo cáo hay không. Mấy năm nay, đa số phản hồi của các sinh viên rất chính diện, rất tốt.

Thường có sinh viên bày tỏ rằng: “Trước khi tham gia khóa học này, em chưa bao giờ biết chủ nghĩa cộng sản tà ác đến mức độ nào, em rất cảm ơn có được cơ hội đọc quyển sách này.”

Có sinh viên nói: “Quyển sách ‘cửu bình’ này nên được đưa vào giáo trình của trường, các giáo viên nên dạy sách này.”

Có sinh viên nói với tôi rằng: “Trong môn lịch sử ở trường trung học của em, giáo viên đã dành rất nhiều thời gian để nói về cuộc tàn sát người Do Thái của Đức quốc xã trong Thế chiến thứ hai, nhưng chỉ nói qua loa về chủ nghĩa cộng sản. Em cũng biết chủ nghĩa cộng sản và chế độ cộng sản rất tà ác, nhưng em không rõ nó tà ác như thế nào, tà ác đến mức độ nào. Cho đến khi em đọc quyển sách này, em mới hiểu ra.”

Có một sinh viên sau khi đọc xong thì viết trong tâm đắc như thế này: “Trước khi em đọc ‘Bài bình luận thứ tám’, em chưa có xem sơ qua, nhưng bản thân em đã có một kết luận: Đảng Cộng sản Trung Quốc là một tà giáo. Sau đó, khi tiêu đề của ‘Bài bình luận thứ tám’ là ‘Bình luận về Bản chất tà giáo của Đảng Cộng sản Trung Quốc’ lọt vào tầm mắt của em, em vừa lắc đầu ngạc nhiên vừa thốt lên một tiếng ‘Wow’.”

Nhiều sinh viên đề xuất, xã hội quốc tế nên chế tài Trung Cộng, và quảng bá rộng rãi quyển sách “cửu bình Cộng Sản đảng”, đặc biệt để nhiều người Trung Quốc hơn nữa đọc được ‘cửu bình’ và ly khai Trung Cộng.

Có một sinh viên sau khi đọc xong đã kiến nghị trong tâm đắc rằng: “Em nghĩ, có thể để mỗi quốc gia phát triển có lý tính và tuân thủ đạo đức tìm cách sắp xếp vài chiếc máy bay chở ‘cửu bình Cộng Sản đảng’ bay đến bầu trời của Trung Quốc Đại Lục, rồi thả từ trên không hàng triệu quyển sách ‘cửu bình Cộng Sản đảng’ do ‘Thời báo Epoch Times’ xuất bản xuống đất, thả xuống khắp mọi miền ở Trung Quốc Đại Lục.”

Nhiều sinh viên cho biết trong một đánh giá giảng dạy ẩn danh vào cuối học kì rằng, chủ đề yêu thích nhất của các em trong khóa học này là thảo luận về Trung Quốc và Trung Cộng.

Sau giờ học, có một sinh viên ở lại trò chuyện với tôi, cậu ấy nói: “Nhiều giáo sư trong các khóa học khác mà em theo học trước đây đều ca ngợi chủ nghĩa xã hội một chiều, em rất phản cảm về họ, em có thể học nằm lòng những điều đó để được điểm cao, nhưng em rất ghét những thứ đó. Vì vậy, khi có thể đọc được ‘cửu bình’, quyển sách trực tiếp phân tích bộ mặt thật của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, em cảm thấy rất vui.”

Tôi hài lòng nói: “Thầy có thể hiểu, thầy có thể hiểu.”

Tôi thật tâm mừng cho cậu ấy. Từ một phương diện khác, trong tâm tôi nghĩ, đây là hiện trạng của giới học thuật ngày nay! Một số đồng nghiệp của tôi cũng là người bị hại, khi có cơ hội, tôi hy vọng có thể tìm cách phù hợp hơn để giúp họ.

Mấy năm qua, năm nào cũng có sinh viên chọn không làm chương trình cộng điểm này, tôi bắt đầu suy nghĩ, liệu có nên đưa “cửu bình” trở thành sách mà mỗi sinh viên “phải đọc” hay không, và báo cáo này là bài tập về nhà mà mỗi sinh viên “phải nộp” hay không. Sau khi khai giảng lớp vào mùa thu năm ngoái, virus Trung Cộng tiếp tục lây lan, tôi nhớ đến Pháp của Sư phụ, trong tâm tôi nghĩ: Vì muốn tốt cho sinh viên, mình nên thử xem sao, mặc dù trách nhiệm thay đổi bài tập về nhà tăng lên, nhưng mà, chân tướng trong sách là điều mà bản tính của các em đã luôn chờ đợi trong hàng nghìn vạn năm luân hồi chuyển sinh, chỉ cần các em có thể thực sự minh bạch chân tướng, thì tất cả đều xứng đáng.

Ở vài trang đầu của phần bài tập “phải nộp” này, tôi đưa ra hướng dẫn và giải thích khá chi tiết, đây cũng là chân tướng. Giải thích các chương nào của ‘cửu bình’ có liên quan đến sách giáo khoa, tác giả của ‘cửu bình’ là một nhóm nhóm học giả Trung Quốc, vì bảo hộ an toàn cho họ và người nhà của họ, nên không thể công bố danh tính của họ, vì vậy, một kênh truyền thông dũng cảm và thẳng thắn là “Thời báo Epoch Times” đã mạnh dạn đứng ra in ấn và xuất bản quyển sách ‘cửu bình’ bản tiếng Trung, sau đó bản dịch các ngôn ngữ khác cũng nhanh chóng được phổ biến, quyển mà chúng ta đọc trong lớp là bản dịch tiếng Anh.

Vì muốn sinh viên dễ hiểu, tôi quan sát tỉ mỉ, điều chỉnh phương thức, tôi nhận thấy, phải thường xuyên nhắc nhở các em đây là một bản dịch tiếng Anh từ quyển tiếng Trung nên nội hàm văn hóa phía sau khác với văn hóa Tây phương. Tôi còn phát hiện thấy thứ tự trình bày chân tướng sẽ ảnh hưởng đến mức độ tiếp nhận của chúng sinh, nếu trước tiên để các sinh viên xem xong bộ phim “Trung Quốc tự do: Dũng khí niềm tin”, rồi mới đọc ‘cửu bình’, thì kết quả khá tốt; do đó vào hai học kỳ gần đây nhất, tôi đã quyết định thực hiện điều này. Tôi cũng nói rõ với các sinh viên vì sao phải đọc quyển sách này; vì quyển sách này đã mang lại làn sóng tam thoái to lớn, nó đang cải biến Trung Quốc, định hình lại nền kinh tế châu Á và thậm chí cả nền kinh tế thế giới.

Trong học kỳ này, tôi thử thu thập một số hình ảnh về tiền chân tướng, kết hợp với thuyết minh cho các sinh viên xem, tôi nghe thấy một sinh viên ở hàng ghế đầu bất giác thốt lên một tiếng, em ấy kinh ngạc tán thán về sự dũng cảm và trí huệ của người Trung Quốc.

Sau giờ học, một sinh viên đang theo học Thạc sĩ Giáo dục bước lên bục giảng và nói một cách rất chân thành: “Thưa giáo sư, cảm ơn Thầy đã mang đến cho khóa học này những kiến ​​thức mà em chỉ có thể học được trong các khóa học lịch sử nâng cao.”

Tôi cảm động nói: “Không có chi! Cảm ơn ý kiến phản hồi của em.” Sau đó, trong tâm tôi âm thầm cảm tạ ơn Sư phụ đã cứu độ những chúng sinh ở đây.

Sư phụ giảng:

“Nếu như trong xã hội này có rất nhiều ngành nghề, rất nhiều lĩnh vực ấy đều là những thứ do họ, các thể hệ sinh mệnh từ xa xôi, mang tới; các đệ tử Đại Pháp đang ở trong hoàn cảnh này mà tu luyện, trong các loại nghề nghiệp đều có đệ tử Đại Pháp tu luyện, thì chẳng phải là tương đương với [việc] đang dùng Pháp để ‘chính’ lại họ? Chẳng phải thừa nhận sự tồn tại của họ? Chẳng phải là đang cứu độ họ?” (Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles [2006])

“Các biểu hiện tại cõi người của đệ tử Đại Pháp chính là để lưu lại lịch sử.” (Công năng là gì, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Tôi nghĩ, đưa “cửu bình” trở thành cuốn sách “phải đọc” đối với mọi sinh viên tham gia khóa học “Nguyên lý Kinh tế học”, tương lai có thể “cửu bình” sẽ trở thành tài liệu tham chiếu trong ngành này cũng nên. Đây chỉ là nhận thức và suy nghĩ hữu hạn trong tầng thứ hiện tại của bản thân.

Trong những năm qua, tôi đã đọc “cửu bình”, xem video “cửu bình” và đọc “Mục đích cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản”, “Ma quỷ đang thống trị thế giới của chúng ta” và các loạt sách khác, đã bỏ đi rất nhiều quan niệm bất hảo mà trước đây không ý thức ra được, dần dần quy chính bản thân, hơn nữa còn học được nhiều tri thức mà trước giờ không biết, cập nhật và cải tiến nội dung giảng dạy, cũng nhận thức rõ hơn về phương hướng giảng dạy chính quy. Thực sự thu được rất nhiều lợi ích.

3. Phát các video kinh điển trên trang web của Đoàn Nghệ thuật Shen Yun

Sư phụ giảng:

“Tẩu hồi truyền thống lộ thông thiên” (Tái Tạo, Hồng Ngâm V)

Diễn nghĩa:

“Quay về truyền thống là con đường rộng mở lên trời” (Tái Tạo)

Mặc dù văn hóa hiếm khi là trọng điểm trong sách giáo khoa, nhưng tôi nhớ những lời của Sư phụ và cố gắng đưa văn hóa truyền thống vào giảng dạy. Khi tôi có nguyện vọng đó, Sư phụ liền ban trí huệ cho tôi. Tôi nói với các sinh viên rằng, văn hóa và sự phát triển kinh tế cùng với đạo đức kinh doanh đều có liên quan mật thiết với nhau, đồng thời, tôi tìm cơ hội để phát các video kinh điển trên trang web của Đoàn Nghệ thuật Shen Yun cho các sinh viên xem.

Có các cuộc phỏng vấn với một số vũ công hàng đầu trên trang web của Đoàn Nghệ thuật Shen Yun thời kỳ đầu, họ trạc tuổi với các sinh viên, nên các em rất thích những tiết mục phỏng vấn này. Tôi chuẩn bị hai câu hỏi có điểm thưởng để các sinh viên tập trung xem video, vừa xem vừa trả lời, câu hỏi là: “Sau khi xem video trên trang web của Đoàn Nghệ thuật Shen Yun, em thấy được những điều mỹ đức và giá trị truyền thống nào? Em mong muốn đưa những điều mỹ đức và giá trị truyền thống nào vào trong lĩnh vực thương nghiệp?”

Những điều mỹ đức và giá trị truyền thống mà các sinh viên viết ra gồm có: Trang phục thanh lịch, cư xử khéo léo, tâm trạng bình hòa, tinh thần đội nhóm, luyện tập chăm chỉ, khắc phục khó khăn, chân thành, kiên cường, tập trung, sự cân bằng của tinh thần và tâm hồn, duy trì thái độ lạc quan, Chân-Thiện-Nhẫn, khiêm tốn, cống hiến, kỷ luật tự giác, sáng tạo cái mới, nhẫn nại, tận tụy, tinh thần trách nhiệm, v.v..

Một số sinh viên còn khắc họa rất sinh động hai chữ Hán là “nhạc” và “dược” trong 20 phút video “Âm nhạc Shen Yun” trên màn ảnh. Khi tôi thay đổi bài tập về nhà, tôi thường cảm thấy yên tâm và vui mừng, vừa xem vừa mỉm cười từ tận đáy lòng, chân thành chúc phúc cho các em, mong các em có thể lưu lại những giá trị tốt đẹp trong tâm của mình.

4. Tu tâm trong quá trình đưa quyển sách “Ma quỷ đang thống trị thế giới của chúng ta” vào chương trình học

Một cách khác là kết hợp hợp lý phần đọc quyển sách “Ma quỷ đang thống trị thế giới của chúng ta” phiên bản tiếng Anh vào chương trình giảng dạy. Phương pháp này không hề dễ dàng, vì cuốn sách bàn trực tiếp đến nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, gia đình, xã hội ở các nước phương Tây, nói cách khác, cuốn sách này chạm đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống hàng ngày của các sinh viên.

Sư phụ giảng:

“Đại Lục không cần quảng bá rộng ra, đây chủ yếu là xã hội quốc tế. Người ở Trung Quốc nơi đó đã biết ma đỏ kia đang thống trị họ rồi, ma quỷ kia vốn dĩ đang thống trị họ mà.” (Giảng Pháp tại Washington DC năm 2018)

Vào năm 2019, khi từng chương bản dịch tiếng Anh cuốn sách “Ma quỷ đang thống trị thế giới của chúng ta” liên tiếp đăng trên trang Epoch Times tiếng Anh, tôi bắt đầu kết hợp cuốn sách mới này vào khóa học dành cho sinh viên năm cuối “Kinh tế phát triển học”, cũng nói với các em có phiên bản thu âm. Lúc ấy, một em sinh viên nói với tôi rằng cậu ấy vừa lái xe vừa nghe và cảm thấy rất tốt.

Khi tôi ở trên lớp, tôi thường quan tâm đến tiến độ đọc của sinh viên, và hỏi các em có vấn đề gì hoặc có cảm nghĩ gì sau khi đọc vài chương đầu tiên không. Một sinh viên chuyên ngành nghiên cứu quốc tế giơ tay: “Em cảm thấy có tính tôn giáo.” Tôi hiểu em sinh viên này, cậu ấy rất lễ độ và cởi mở.

Tôi mỉm cười nói: “Rất có quan điểm. Tác giả của quyển sách này là học giả Trung Quốc, văn hóa truyền thống Trung Hoa có lịch sử 5.000 năm, người Trung Quốc tin tưởng văn hóa của họ là do Thần truyền, do đó Trung Quốc còn được gọi là “Thần Châu”. Trước khi Trung Cộng nắm quyền kiểm soát Trung Quốc Đại Lục vào năm 1949, Trung Quốc có nền văn hóa truyền thống của Trung Quốc, và văn hóa truyền thống của Trung Quốc luôn rất chú trọng tinh thần tín ngưỡng, có Phật gia, Đạo gia, còn có tư tưởng Nho gia, vì vậy, một cách rất tự nhiên, các tác giả sẽ thảo luận về việc Trung Cộng phá hủy văn hóa truyền thống dựa trên cơ sở này.” Tôi cảm thấy cuộc đối thoại này như một điểm khởi đầu, có thể tôi sẽ tận dụng xu thế này để tìm một ngày khác cho cuộc thảo luận chuyên đề về văn hóa truyền thống Trung Hoa ở khóa học tiếp theo.

Sau đó, tôi phát các video kinh điển trên trang web của Đoàn Nghệ thuật Shen Yun cho các em xem, bao gồm trích đoạn tinh hoa diễn xuất Shen Yun 30 phút, âm nhạc Shen Yun 20 phút, và diễn xuất của dàn nhạc giao hưởng Shen Yun, v.v.. Các sinh viên đều rất thích, có một sinh viên còn hỏi về nhạc cụ cổ xưa như đàn tỳ bà. Tôi cũng thường dùng email để gửi nội dung văn hóa Thần truyền và những câu chuyện truyền thống trên trang web của Đoàn Nghệ thuật Shen Yun cho các sinh viên xem, để họ tu dưỡng và làm phong phú thêm tính nhân văn của mình trong khi học về mô hình lý luận của kinh tế học.

Về sau, trong báo cáo tổng kết, tôi hỏi các sinh viên rằng họ thích câu chuyện nào nhất, thì em sinh viên đưa ra câu hỏi trước đó đã viết rằng: “Em thích nhất câu chuyện Bàn Cổ khai thiên tịch địa, Bàn Cổ hy sinh bản thân, dùng thân thể của ông tạo ra đất trời vạn vật, sự bác đại và vô tư đó khiến em cảm động và khắc ghi trong tâm.” Tôi biết, các sinh viên thực sự thụ ích khi xem video kinh điển Shen Yun và học văn hóa truyền thống Trung Hoa.

Khóa học trước, khi lên lớp giảng dạy về “Kinh tế học Quốc tế”, tôi căn cứ vào kinh nghiệm trước đó để sắp xếp bài tập, tôi cảm thấy hai quyển sách này đều là tác phẩm của Ban biên tập cửu bình, nếu để các sinh viên đọc “cửu bình” trước rồi sau đó đọc “Ma quỷ đang thống trị thế giới của chúng ta” sẽ tuần tự và chất lượng hơn.

Vào cuối học kỳ, có ý kiến phản hồi của hai sinh viên khiến tôi ấn tượng khá sâu sắc. Một em nói: Xem hai quyển sách liên quan đến Trung Quốc này chiếm 20% điểm số thì hơi nặng.

Em còn lại là một du học sinh đến từ Châu Âu, cậu ấy nói: “Thưa giáo sư, em không đồng ý với một số quan điểm được viết trong cuốn sách này, chẳng hạn như phần về chính sách quốc gia ở Châu Âu.”

Tôi lặng lẽ lắng nghe cậu ấy nói hết, biết rằng cậu ấy đang đề cập đến chương trong sách có liên quan đến hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa châu Âu và các chính sách phúc lợi xã hội. Cậu ấy nói tiếp: “Thầy đừng hiểu lầm, em phản đối chủ nghĩa cộng sản, nhưng em cảm thấy nên giữ trung lập đối với một số sự việc.”

Tôi nghĩ, mình phải bảo hộ thiện niệm của cậu ấy, cậu ấy muốn nói suy nghĩ của bản thân với mình, đây là chuyện tốt, cũng nói lên rằng cậu ấy tin tưởng mình, nếu các sinh viên có vấn đề mà không nói ra, thì sao mình có thể giúp các em ấy được?

Tôi nói: “Thầy có thể hiểu, thầy cũng từng đi qua quốc gia của em. Quốc gia của em là một đất nước có phong cảnh rất đẹp và lưu lại ấn tượng sâu sắc trong lòng thầy.” Cậu ấy mỉm cười. Tôi nói tiếp: “Cho dù chúng ta từ đâu đến, trong tâm chúng ta đều có giá trị phổ quát. Ví như nói ‘thiện lương’ chẳng hạn. Sau khi Thầy đọc xong quyển sách này, Thầy nhận thấy, thông điệp mà các tác giả muốn truyền đạt đến độc giả chính là duy hộ truyền thống, là rất thiện. Thầy tôn trọng ý kiến của mỗi sinh viên, em có thể yên tâm viết ra những suy nghĩ của mình, không có vấn đề gì cả, cảm ơn em đã chia sẻ quan điểm với Thầy.”

Sư phụ giảng:

“Vô phi thị nhân tâm, hữu tâm bất thị bi.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc năm 2004, Giảng Pháp tại các nơi V)

Sau này, tôi hướng nội tìm, vì phát sinh những sự việc này không phải ngẫu nhiên. Mặc dù tôi dụng tâm chuẩn bị giáo án, nhưng có một đoạn thời gian trong tâm bị dẫn động bởi tin tức bầu cử tổng thống nước Mỹ, tôi không biết ngộ thế nào hay làm thế nào; do đó, đôi khi đang suy nghĩ vấn đề thì xuất hiện tâm tranh đấu, tâm phân biệt, hoặc xuất hiện tâm áp đặt ý kiến bản thân lên người khác một cách không tự biết, hoặc khiến đối phương sinh ra cảm giác rằng “ông ấy đang thuyết suông”, không thực hiện được “làm điều đó vừa phải” như Sư phụ giảng. Tôi hạ quyết tâm tu bỏ những tâm này.

Liên quan đến việc tu bỏ tâm chấp trước áp đặt ý kiến bản thân lên người khác, có rất nhiều bài chia sẻ của các đồng tu trên Minh Huệ Net và trong chương trình phát thanh Minh Huệ, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Tôi nhớ khi Sư tôn giảng Pháp có giảng đến một bộ phương pháp cũ được cựu thế lực sử dụng, cũng nhiều lần nhắc đến áp đặt, cưỡng chế, ép buộc, v.v.. Tôi ngộ rằng, những điều này đều là biểu hiện vị tư của cựu thế lực. Chúng ta là đệ tử Đại Pháp, không muốn những thứ vị tư ấy của cựu thế lực, chúng ta nên vâng lời của Sư phụ:

Sư phụ giảng:

“Tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã.” (Phật tính vô lậu, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

“Là người luyện công chúng ta sẽ đột nhiên gặp mâu thuẫn. Xử lý thế nào? Bình thường chư vị luôn luôn bảo trì trái tim từ bi, [bảo trì] tâm thái hoà ái; [khi] gặp vấn đề thì sẽ xử lý được tốt, bởi vì nó có một khoảng hoà hoãn. Chư vị luôn từ bi, lấy Thiện đãi người, làm việc gì đều luôn luôn cân nhắc đến người khác, mỗi khi gặp vấn đề thì trước hết nghĩ rằng: ‘Việc này đối với người khác có thể chịu được không, đối với người khác có phương hại gì không’; như vậy sẽ không xuất hiện vấn đề gì. Do đó chư vị luyện công cần theo tiêu chuẩn cao, tiêu chuẩn cao hơn nữa mà yêu cầu bản thân.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Tôi ngộ rằng, khi chúng ta đạt đến tiêu chuẩn này, sẽ không áp đặt ý kiến bản thân lên người khác.

(Còn tiếp)

(Pháp hội Quốc tế trực tuyến năm 2021)

(Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/6/20/【国际网上法会】大学讲台传真相(中)-427214.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/6/25/193820.html

Đăng ngày 07-08-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share