Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Michigan, Hoa kỳ

[MINH HUỆ 24-06-2021] Con xin kính chào Sư phụ! Xin chào các đồng tu!

Tôi muốn thông qua bài tâm đắc thể hội tu luyện này để suy ngẫm về hành trình giảng chân tướng tại nơi làm việc và quá trình tu luyện của bản thân trong vài năm qua. Quá trình viết bài chia sẻ này cũng là quá trình để tôi nhìn lại bản thân, loại bỏ chấp trước và quy chính bản thân mình.

Sư phụ giảng:

“Thiên thượng đối với ‘đắc chính quả’ là có yêu cầu rất nghiêm; không như con người tưởng tượng.” (“Giảng Pháp ở Đại Dữ Sơn,” Chuyển Pháp Luân (Quyển II))

Ở tầng thứ sở tại của mình, tôi nhận ra rằng khi chúng ta, những đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp, loại bỏ ích kỷ bản thân, bảo hộ Phật tính của chúng sinh, giúp chúng sinh hiểu được chân tướng, thì các thiên thể mà họ đại diện sẽ được Pháp lực vĩ ​​đại của Sư phụ quy chính.

Nếu nhiều đệ tử Đại Pháp có thể đáp ứng tiêu chuẩn và thực sự tuân theo các yêu cầu của Sư phụ, chúng ta sẽ đồng hóa với Đại Pháp và được Pháp vĩ đại của Sư phụ chính lại. Đồng thời, từng người một, những thiên tử hiểu được chân tướng sẽ lần lượt được quy chính một cách trình tự.

Chứng thực Đại Pháp tại nơi làm việc

Tôi bắt đầu tu luyện Đại Pháp vào năm 1998, khi đang giảng dạy kinh tế tại một trường đại học. Trường tôi không phải là trường đại học nghiên cứu; nên các giảng viên được yêu cầu tập trung vào việc giảng dạy hơn nghiên cứu, và ban lãnh đạo nhà trường rất chú trọng đến chất lượng giảng dạy.

Làm cách nào tôi có thể chứng thực Đại Pháp và giảng chân tướng trong môi trường làm việc của mình? Làm sao tôi có thể đáp ứng được yêu cầu như Sư phụ đã dạy:

“phải căn cứ mức độ lý giải và năng lực đón nhận của đối tượng nghe đối với Đại Pháp, mà thu xếp cho tốt khi hồng dương Đại Pháp.” (“Lời nói đầu”, Pháp Luân Đại Pháp Nghĩa Giải)

Trước hết, chúng ta phải học Pháp thật tốt. Khi tôi không thể duy trì việc học Pháp của mình, tôi cảm thấy quá tải khi làm các việc. Nhưng sau khi kiên trì học thuộc Pháp và tham gia học Pháp nhóm, tôi hiểu được cách hướng nội và cách từ bỏ các chấp trước của mình. Sự an bài của Sư phụ cũng dần được hé lộ cho tôi.

So với các đồng nghiệp tại các trường đại học nghiên cứu, tôi có nhiều thời gian giảng dạy hơn. Tôi phải dạy ba môn mỗi học kỳ và mỗi môn gồm bốn tín chỉ. Tôi có 50 phút lên lớp mỗi ngày cho mỗi môn học, từ thứ Hai đến thứ Năm. Đôi khi, tôi cũng hướng dẫn sinh viên năm cuối và dạy thêm một lớp nữa. Trong tất cả các lớp mà tôi hướng dẫn, tôi dành nhiều thời gian hơn cho sinh viên. Suốt những năm qua, bên cạnh việc truyền đạt kiến ​​thức chuyên môn về kinh tế, tôi đã cố gắng lồng ghép những thông điệp về Pháp Luân Đại Pháp vào bài giảng của mình. Đó là một quá trình từ mắc sai lầm, học hỏi, được khai sáng, đến quy chính bản thân và điều chỉnh cách tiếp cận của tôi.

Sinh viên đại học là những người trẻ tuổi. Từ Pháp tôi nhận ra rằng hầu hết các em là những sinh mệnh cao tầng hạ thế từ thiên thượng với lòng dũng cảm và niềm tin to lớn vào Đại Pháp. Tôi đã cố gắng nói với các em về Pháp Luân Đại Pháp theo cách mà các em có thể hiểu được. Tôi cũng tôn trọng và khơi dậy thiện niệm trong các em, không cho phép những suy nghĩ tiêu cực trong trường năng lượng của tôi ảnh hưởng đến việc cứu các em. Có những tình huống khác nhau đã nảy sinh nhưng đều là những cơ hội tốt để tôi hướng nội bản thân để làm tốt hơn vào lần sau.

Nhìn lại, tôi hiểu thêm về Pháp Sư phụ giảng cho chúng ta:

“Một khi bước lên con đường tu luyện này, thì cuộc đời từ nay về sau của người ấy, sẽ không có chuyện gì tồn tại ngẫu nhiên đâu. Vì tu luyện là an bài có [trình] tự, thời gian không quá dư giả đến thế, không thể nào có việc gì ngẫu nhiên, đều là an bài rất chặt chẽ. Chư vị không được xem những việc nhỏ nhặt bình thường đụng phải mà hệt như xuất hiện ngẫu nhiên là ngẫu nhiên; là vì [hoàn cảnh] sẽ không có thật nhiều chuyện lạ xuất hiện, hoặc là chạy đến một không gian khác để tu luyện, [nếu] vậy chư vị cũng không đề cao được cái tâm đó. [Thực tế] vẫn là trạng thái trong những việc bình phàm thế này, vẫn những mâu thuẫn nơi người thường, vẫn là phương thức sinh sống nơi người thường, sự tình đụng phải không khác bao nhiêu so với trước kia. Nhưng mà, chư vị nghĩ nghĩ kỹ một chút, vẫn là [thấy] khác đấy, [đó] đều xuất hiện là để tu luyện của chư vị có thể đề cao.“ (“Giảng Pháp tại buổi tọa đàm ở New York,” Giảng Pháp Tại Pháp Hội Mỹ Quốc [1997])

Tôi dần hiểu ra mình nên tập trung sức lực làm tốt ba việc, buông bỏ chấp trước của bản thân để hướng dẫn mọi người được tốt hơn. Đồng thời, tôi luôn ghi nhớ phải thuận theo tự nhiên, không bắt ép sinh viên phải lắng nghe tôi giảng chân tướng.

Hầu hết các em sinh viên vẫn còn trong sáng để hiểu được chân tướng. Một số còn đồng tình với nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp. Khi gặp những trường hợp như vậy, tôi đều rất cảm động và khuyến khích các em tiếp tục giữ suy nghĩ chân chính đó và chia sẻ với nhiều người hơn nữa.

Một số sinh viên bị can nhiễu bởi nghiệp lực và nghiệp tư tưởng của chính mình. Khi các em thắc mắc, tôi luôn tìm cách giải khai những vướng mắc và cố gắng giúp các em minh bạch, thay vì bị tác động lại trở lại. Thỉnh thoảng nhìn các em, tôi mỉm cười và thầm niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”, trong lòng tôi nghĩ: “Các em thật đáng quý, và tôi có niềm tin vào các em. Chắc chắn các em sẽ hiểu được chân tướng và đồng hóa với Chân-Thiện-Nhẫn”.

Có các đánh giá giảng dạy trong trường đại học, cùng những phương pháp đo lường hiệu suất khác để quyết định sự thăng tiến, công việc và lương thưởng của giảng viên. Điểm đánh giá cao có thể làm người ta phát sinh tâm chấp trước vào danh tiếng và tiền tài, còn điểm đánh giá thấp có thể khiến người ta lo lắng và mong đợi một kết quả tốt hơn. Tôi tuân thủ các nguyên lý của Đại Pháp và toàn tâm trong việc giảng dạy của mình. Các sinh viên của tôi thường đánh giá cao điều đó nên điểm đánh giá giảng dạy của tôi luôn rất cao. Dưới sự bảo hộ của Sư phụ, tôi đã vượt qua một số khó khăn trở ngại trong công việc, bao gồm cả việc được bổ nhiệm, thăng cấp từ trợ lý giáo sư lên phó giáo sư và cuối cùng là giáo sư chính thức.

Trước khi được thăng chức giáo sư, tôi đã từng lo lắng về việc này. Tôi lo rằng mình sẽ không làm tốt việc cứu người sau khi trở thành giáo sư chính thức. Tôi nghĩ, “Mình phải làm mọi thứ theo cách để người thường trong xã hội chủ lưu dễ chấp nhận hơn, không thể tạo trở ngại cho việc cứu độ chúng sinh”. Nhưng thực ra, đó cũng là một tâm chấp trước và suy nghĩ của người thường. Tôi nhắc nhở bản thân phải thực hiện nhiệm vụ giảng chân tướng thiêng liêng này một cách ngay chính.

Sư phụ giảng cho chúng ta:

“Kỳ thực tôi nói với mọi người rằng, vật chất và tinh thần chúng là nhất tính”

“Tu tại tự kỷ, công tại sư phụ” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Khi chúng ta làm tốt ba việc và kiên định tu luyện bản thân, chúng ta sẽ nhận ra Sư phụ đã an bài mọi việc tốt nhất cho chúng ta trên con đường tu luyện của mình.

Khi virus Trung Cộng bắt đầu lây lan ở Hoa Kỳ vào đầu năm 2020, trường của tôi đã triển khai giảng dạy trực tuyến từ học kỳ mùa xuân. Trong năm học mới 2020-2021, mỗi giáo sư được quyền lựa chọn phương thức giảng dạy. Tôi nhớ Sư phụ đã giảng cho chúng ta:

“Con người ấy, là có giao lưu.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội Miền Tây Mỹ Quốc 2015”)

Vì vậy, tôi đã chọn giảng dạy trực diện thay vì giảng dạy từ xa.

Khi có sinh viên bị ốm, tôi sẽ hỗ trợ bằng các buổi học trực tuyến để các em có thể tham gia lớp học từ xa.

Sư phụ đã đề cập trong các kinh văn của Ngài:

“Nhưng mà ôn dịch “virus Trung Cộng” hiện nay (viêm phổi Vũ Hán) như thế này là có mục đích, là có mục tiêu nhắm vào. Nó đến để đào thải phần tử của tà đảng, và những ai cùng đứng với tà đảng Trung Cộng.” (“Lý Tính”)

Tôi nhận ra rằng việc giúp chúng sinh hiểu chân tướng là cách duy nhất giúp họ sống sót sau bất kỳ thảm họa nào (ngay cả đại dịch) mà nhân loại phải đối mặt. Khi biết được sự thật, thiên thể mà họ đại diện sẽ được chính lại bởi Đại Pháp và họ sẽ thực sự đắc cứu, thậm chí giúp lan truyền thông tin đến nhiều người hơn nữa.

Tôi cầu xin Sư phụ trong tâm: “Thưa Sư phụ, con hy vọng có thể giảng chân tướng một cách thiết thực để mọi sinh viên trong lớp có cơ hội minh bạch sự thật rõ ràng và sâu sắc. Xin Sư tôn hãy chỉ rõ cho con.”

Có rất nhiều cách để cứu người. Tôi không thể cứ mãi cứng nhắc với một khuôn mẫu cố định được, cũng như không thể chỉ dựa vào một cách tiếp cận duy nhất. Sau khi rút ra được một số kinh nghiệm và bài học, tôi nghĩ sẽ tốt hơn nếu mình tìm hiểu thêm về cách thức hoạt động của xã hội chủ lưu và làm mọi việc một cách sáng suốt và hợp lý, để chúng sinh trong xã hội dễ chấp nhận hơn.

Dưới đây là vài cách tiếp cận của tôi.

1. Tích hợp chiếu phim vào chương trình giảng dạy

Cách thứ nhất là lồng ghép các bộ phim giảng chân tướng vào chương trình học. Trong quá trình này, tôi thường đến lớp sớm để kiểm tra thiết bị và phát chính niệm, để hạn chế các sự cố về máy móc cũng như những can nhiễu khác.

Video giới thiệu Pháp Luân Công

Mỗi giáo sư sẽ tự giới thiệu về mình trong buổi học đầu tiên. Sau khi giới thiệu về nền tảng học vấn, tôi sẽ giới thiệu mình là giáo sư hướng dẫn cho câu lạc bộ Pháp Luân Đại Pháp của sinh viên, và sau đó, một cách tự nhiên, tôi giới thiệu về Đại Pháp. Năm ngoái, sau khi có video giới thiệu Pháp Luân Công, tôi đã bắt đầu cho sinh viên xem nó sau khi giới thiệu.

Tôi nói với các em, “Đây là một món quà quý giá từ nền văn hóa truyền thống Trung Hoa, mang lại sức khỏe và nội tâm an hòa. Tôi sẽ cung cấp thông tin để các em tham khảo. Tôi hy vọng các em cùng gia đình sẽ được bình an vô sự trong đại dịch này”.

Phim tài liệu: “Trung Quốc tự do – Dũng khí niềm tin”, “Thu hoạch Nhân thể” và “Thư từ Mã Tam Gia”

Có nhiều giáo trình kinh tế học, nhưng hầu hết chúng đều dựa trên mô hình của nền kinh tế thị trường, mà không có so sánh kỹ lưỡng giữa các hệ thống kinh tế với nhau. Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa của tôi là: (a) nội dung tích cực và truyền thống, và (b) sẽ tốt hơn nếu có nội dung phù hợp cho việc giảng chân tướng.

Tôi nhanh chóng tìm được một cuốn giáo trình về kinh tế học đáp ứng các tiêu chí trên. Khi tôi dạy môn “Các nguyên lý của kinh tế học”, một đồng nghiệp đã giới thiệu cho tôi một cuốn sách. Nó không quá phức tạp, như vậy sinh viên sẽ dễ dàng tiếp thu hơn. Tôi tìm thấy một chương trong cuốn sách nói về sự sụp đổ của Liên Xô cũ và phân tích sự tàn bạo của chủ nghĩa cộng sản, vốn là một mở bài hoàn hảo cho việc giảng chân tướng. Một số ấn bản trước của cuốn sách còn có một bài tranh luận về việc cấy ghép nội tạng, đây là cách mở đầu thích hợp cho việc chiếu một bộ phim liên quan đến nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng. Tất cả những điều này đều không phải ngẫu nhiên.

Trong những năm qua, tôi gắn bó với giáo trình này và phiên bản cập nhật của nó để dạy sinh viên. Những sinh viên tham gia lớp của tôi đều đã được xem loạt phim tài liệu.

Các khóa học khác nhau có trọng tâm khác nhau. Chẳng hạn, “Nguyên lý kinh tế học” là môn đại cương trong trường đại học, sinh viên đến từ nhiều khoa khác nhau nên nội dung phải phong phú và đa dạng, không thể quá phức tạp. Còn “Kinh tế cá thể” là môn học có cấp độ bậc trung với nhiều sinh viên đến từ các khoa kinh doanh nên nội dung có phần phức tạp hơn. Khi giảng dạy các môn chuyên ngành cấp cao hơn, sinh viên chủ yếu đến từ các khoa kinh tế nên có thể dạy thêm về mô hình kinh tế và phân tích định lượng. Đồng thời, tôi phải thiết kế nội dung khóa học cẩn thận hơn, phù hợp với nhu cầu và khả năng tiếp thu của sinh viên, đồng thời có thể giảng chân tướng đúng lúc, đúng cách với các bộ phim về chân tướng khác nhau.

Một số sinh viên đã tham dự môn học của tôi trước đây và đã xem phim. Trong lớp, tôi sẽ hỏi các em có đồng ý nếu tôi chiếu lại bộ phim đó cho những bạn chưa xem được không. Các sinh viên đều nói các em không thấy phiền và cũng muốn được xem lại.

Đôi khi, ngay cả khi chọn được bộ phim phù hợp, tôi cũng gặp khó khăn trong việc tìm lời mở đầu. Lúc đó, tôi sẽ tĩnh tâm và cầu xin Sư phụ giúp đỡ.

Ví dụ, trong một cuộc thảo luận về hệ thống bảo hiểm y tế trong tiết học “Phát triển kinh tế”, tôi đã đề cập đến mối quan hệ giữa Nho giáo (chủ trương bảo tồn cơ thể sau khi chết) và hệ thống hiến tạng của Trung Quốc. Tôi nói với sinh viên rằng người Trung Quốc, chịu ảnh hưởng hàng nghìn năm của Nho giáo, thường không muốn hiến tạng. Vậy mà, các ca cấy ghép tạng đã tăng lên theo cấp số nhân sau khi cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp bắt đầu vào năm 1999.

Khi tôi đang suy nghĩ tìm cách dẫn dắt để nói với sinh viên về sự tàn bạo của nạn thu hoạch nội tạng sống của Đảng Cộng sản Trung Quốc, một sinh viên đột nhiên giơ tay và hỏi. Câu hỏi này được an bài để tạo cơ hội cho tôi trả lời rằng bộ phim “Thu hoạch Nhân thể” sẽ được chiếu cho lớp vào buổi học tiếp theo, qua đó sinh viên có cơ hội hiểu sâu hơn về sự thật. Con xin tạ ơn Sư phụ!

Một hôm, một sinh viên trong lớp “Kinh tế lao động” hỏi xin tôi thông tin bộ phim “Trung Quốc tự do – Dũng khí niềm tin”. Cô ấy nói đã xem bộ phim hai lần và muốn gửi cho giáo sư và các sinh viên trong lớp khoa học chính trị của mình cùng xem. Tôi đã vui mừng đồng ý.

Mặc dù làm việc chung với vị giáo sư khoa học chính trị này trong nhiều năm, nhưng tôi vẫn chưa có cơ hội giảng chân tướng cho ông ấy. Thật tuyệt khi có sinh viên giới thiệu bộ phim cho ông, để ông và các sinh viên khác có thể minh bạch.

Sư phụ giảng cho chúng ta:

“Không chỉ đệ tử Đại Pháp tới thế gian này là từng ký [thệ] ước với Sư phụ, mà tất cả con người, sinh mệnh tới thế gian này, chư Thần tới từ thiên thượng, đều có ước với tôi. Vũ trụ quá to lớn, sinh mệnh quá nhiều, địa cầu quá nhỏ bé, dung [chứa] không nổi quá nhiều sinh mệnh, những sinh mệnh được lựa chọn đều từng phát thệ muốn giúp tôi Chính Pháp và cứu độ chúng sinh thì mới có thể tới trái đất, chỉ là trước đây trong lịch sử tôi đã an bài đệ tử Đại Pháp cụ thể tới làm việc này. Nhưng đối với hồng Pháp, người truyền người, thì đối với họ mỗi người đều có trách nhiệm. Đó là việc của người thường rồi.”. (“Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016”)

Tôi tin rằng sinh viên này cũng đang thực hiện lời thệ ước của mình.

Một sinh viên trong môn “Các nguyên lý của kinh tế học” của tôi đã nói sau khi xem bộ phim “Trung Quốc tự do – Dũng khí niềm tin”, “Điều này thật kinh khủng. Em cũng từng có một đôi dép đi trong nhà hình gia đình Simpsons khi còn nhỏ.”

Một học sinh khác nói, “Em nhớ ông của em cũng có một đôi giống hệt! Trước đây em đã không biết rằng đôi dép này được làm bởi những người bị giam giữ trong các trại lao động. Thật là kinh hoàng!”

Nhiều sinh viên khác nói: “Những công ty hợp tác với ĐCSTQ thật đáng xấu hổ. Họ đáng bị đóng cửa hoặc bị lên án và bị xử phạt nghiêm khắc. Em không muốn mua thêm sản phẩm nào của họ nữa!”

Chiếu phim “Khi bệnh dịch đến” trong đại dịch

Trước khi quyết định chiếu bộ phim “Khi bệnh dịch đến” trong lớp “Kinh tế quốc tế” vào năm ngoái, giữa lúc dịch bệnh đang hoành hành, tôi không biết bản thân trông đợi điều gì. Mặc dù các sinh viên đã hiểu được chân tướng sau xem những bộ phim trước đó, nhưng bộ phim mới này nói về lịch sử của bệnh dịch và mối quan hệ của nó với Đảng Cộng sản Trung Quốc tà ác. Tôi tự hỏi liệu điều này có tác dụng cứu người không.

Sư phụ đã giảng:

“nhưng trong quá trình, Thần sẽ nhìn động cơ căn bản của mỗi từng việc mà chư vị làm. Chính là chuyện như thế.“(“Giảng Pháp tại Pháp hội New York Kỷ niệm 25 năm Đại Pháp hồng truyền [2017]”)

Nhìn các em sinh viên mang khẩu trang đến lớp, tôi cảm thấy em nào cũng đáng quý. Nhìn những ánh mắt lo lắng từ trên bục giảng, tôi tự nhủ: “Mình có thể làm gì để giúp đây?” Tôi ở đây để cứu mọi người. Tôi đã quyết tâm rồi.

Đây là những gì một sinh viên đã viết trong phản hồi của cô ấy: “Bộ phim này có sức ảnh hưởng rất mạnh mẽ. Phần lớn nội dung tương tự như bộ phim Trung Quốc Tự do chúng em đã xem trước đó. Em không ngờ bộ phim lại nói về lịch sử của dịch bệnh và mối liên hệ của nó với những hành động tàn bạo và kinh hoàng đang xảy ra ở Trung Quốc hiện nay. Em nghĩ bộ phim đang cố gắng truyền tải một thông điệp rằng virus corona không phải là dịch bệnh duy nhất lây lan ở Trung Quốc, mà chủ nghĩa cộng sản cũng là một bệnh dịch, và nó còn gây nguy hại và thảm khốc hơn cho xã hội nhân loại.”

Đọc thông tin phản hồi này, tôi vô cùng ấn tượng bởi sự hiểu biết sâu sắc của cô ấy về bản chất của chủ nghĩa cộng sản.

Tôi nhớ những gì Sư phụ đã giảng:

“Người ở xã hội này cũng phân thành tầng thứ. Chư vị coi những người rất phổ thông đi ngoài phố kia, không như nhau đâu. Có người đạo đức cao hơn, và nhận thức của họ là khác. Có người đạo đức còn cao hơn nữa, và nhận thức của họ còn khác hơn nữa. Có người là có năng lực đấy, ngoài ra có người là năng lực to lớn. Người loại này cũng cực kỳ nhiều, thậm chí phân thành giai tầng. Những người có năng lực cùng một chủng loại năng lực thì họ là có liên hệ với nhau; những người có năng lực cao hơn [trong đó] cũng là [hình thành] một giai tầng, [và] họ đều có thể liên lạc với nhau. Xã hội nhân loại này không hề đơn giản như [người ta] nghĩ đâu. Đừng dùng quan niệm cố định [kia] để nhìn xã hội nhân loại. ” (“Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2019”)

Những sinh viên mà tôi giảng dạy trong nhiều năm qua, sau khi tốt nghiệp đã trở thành luật sư, giáo sư, trợ lý cho Hạ viện Hoa Kỳ, ủy viên hội đồng thành phố, v.v. . Nếu chúng ta có thể cung cấp cho các em nền tảng để biết được chân tướng từ trường đại học, các em sẽ có thể đưa ra nhận định đúng đắn khi bước vào xã hội trong tương lai.

Những bộ phim này là công cụ thực sự mạnh mẽ để giảng chân tướng, và phản hồi từ các sinh viên đều rất tốt. Đôi khi, xem những bộ phim này giống như đang thấy nhiều học viên cùng giảng chân tướng cho chúng sinh bằng chính cuộc đời của họ. Điều đó tựa như một cuộc đua tiếp sức và họ truyền dùi cui cho tôi để chúng tôi cùng nhau hoàn thành sứ mệnh của mình.

(Còn tiếp)

(Pháp hội Quốc tế Trực tuyến năm 2021)

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/6/20/【国际网上法会】大学讲台传真相(上)-427213.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/6/24/193816.html

Đăng ngày 06-08-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share