Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp bên ngoài Trung Quốc

[MINH HUỆ 12-03-2021] Tôi muốn chia sẻ nhận thức của mình về việc học Pháp.

Đôi lúc tôi có thể tĩnh tâm học Pháp. Tuy nhiên, đôi lúc, tôi không thể tập trung khi đang học Pháp.

Một ngày nọ, tôi học Pháp mà không truy cầu. Tôi không nghĩ về việc tôi nên đọc bao nhiêu hay tôi sẽ thu được gì sau khi đọc. Đột nhiên, tôi cảm thấy Sư phụ đang giảng riêng cho mình, và mỗi câu đều chạm đến tâm tôi.

Sau trải nghiệm này, tôi hướng nội và tự hỏi tại sao mình lại không thể tập trung khi học Pháp. Tôi nhận ra rằng mình có nghiệp tư tưởng, điều đó khiến tôi không thể tập trung vào những gì mình đang đọc. Đại Pháp rất thần thánh và trang nghiêm, vì vậy các từ hẳn phải thâm sâu, và tôi phải tập trung để hiểu và tiếp thu bài giảng. Tuy nhiên, chừng nào mà tôi có ý niệm, thì càng cố gắng, tôi càng đắc được ít hơn từ việc học Pháp.

Tôi nhận ra rằng học Pháp bằng tâm truy cầu là một chấp trước.

Sư phụ giảng trong phần cuối của cuốn Chuyển Pháp Luân rằng:

“Cuốn «Chuyển Pháp Luân» không đẹp đẽ về văn chương bề mặt, thậm chí không phù hợp với ngữ pháp hiện đại.” (Chuyển Pháp Luân)

Mặc dù tôi đã đọc câu này nhiều lần, nhưng tôi chưa bao giờ nhận ra rằng mình đã đọc nó bằng tư tưởng con người. Tôi luôn nghĩ Sư phụ sử dụng ngôn ngữ đơn giản vì Ngài không có cách nào khác để giải thích Pháp. Tôi không nhận ra rằng tôi có quan niệm cho rằng ngôn ngữ đơn giản không tốt bằng ngôn ngữ thanh lịch và hàn lâm.

Sư phụ giảng:

“Những người trí thức khi học Đại Pháp, cần chú ý một vấn đề rất nổi cộm, đó là dùng phương pháp học tập sách vở lý luận nơi người thường để học Đại Pháp, tựa như tuyển chọn những trích dẫn lời của danh nhân mang tính nhắm thẳng rồi đối chiếu với hành động của bản thân mà học theo như thế, đó là có trở ngại đối với sự đề cao của người tu luyện. Còn có người nghe nói Đại Pháp có nội hàm rất thâm sâu, trong đó có những điều rất cao chỉ đạo tu luyện ở các tầng thứ khác nhau, vậy bèn đào sâu vào từng chữ từng chữ, kết quả không phát hiện được gì.” (Học Pháp, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

“Hãy nhớ kỹ: cần ‘vô sở cầu nhi tự đắc’” (Học Pháp, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tôi đã đọc đoạn Pháp này nhiều lần, nhưng thật không may, tôi đã không hiểu nó được tốt. Trước đây, tôi luôn nghĩ Sư phụ đang nói về người khác và không tin rằng mình có vấn đề mà Ngài đang đề cập đến. Tôi không nhận ra rằng mình có nghiệp tư tưởng, hoặc tôi cần loại bỏ nghiệp tư tưởng để đồng hóa với Pháp; và chỉ khi làm vậy tôi mới đi trên con đường tu luyện. Pháp của Sư phụ chỉ dẫn chúng ta cách tu. Đó không phải là lý thuyết để tôi sử dụng hoặc chỉ ra những sai lầm của người khác. Tôi cần chiểu theo Pháp và hướng nội để tìm ra chấp trước của mình. Tôi phải buông bỏ chấp trước và nhẫn chịu để đề cao tâm tính.

Quan niệm này đã can nhiễu việc học Pháp của tôi quá lâu, cho đến khi tôi nhận ra rằng ngôn ngữ đẹp đẽ không quan trọng. Điều quan trọng nhất đối với một học viên là đắc Pháp.

Trên thực tế, khi chúng ta học Pháp mà không có quan niệm hay truy cầu nào, và khi chúng ta không coi việc học Pháp là một nhiệm vụ hay hình thức, thì chúng ta sẽ dễ dàng ngộ Pháp hơn.

Cho dù một người được tôn vinh đến đâu hay có danh hiệu gì đi chăng nữa thì suy cho cùng, anh ta vẫn là một con người. Để thành Thần, chúng ta phải buông bỏ quan niệm của mình và làm theo lời dạy của Sư phụ. Chỉ như vậy chúng ta mới có thể học Pháp và đắc Pháp.

(Ghi chú của Ban biên tập: Bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và tác giả phải chịu trách nhiệm cá nhân về tính đúng sai. Mong độc giả tự mình cân nhắc.)

[Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org]


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/3/12/421998.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/3/19/191476.html

Đăng ngày 21-05-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share