Bài viết từ một nhóm học Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 02-12-2020] Là các học viên Đại Pháp, chúng ta có Pháp trong tâm và tu bản thân dựa trên đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ. Khi đối mặt với mâu thuẫn, Pháp giúp chúng ta kiên định vượt qua mọi thứ và buông bỏ mọi chấp trước. Tuy nhiên, sao có một số học viên đã trải qua khó khăn rất lớn khi vượt qua những khổ nạn như vậy?

Một học viên tu luyện Pháp Luân Đại Pháp hơn 20 năm chia sẻ rằng cô ấy phải chịu đựng bạo lực gia đình suốt những năm qua. Và đến nay vẫn chưa có cải thiện. Cô ấy trích dẫn Pháp của Sư phụ:

“Đã làm người luyện công thì trước hết phải làm được ‘đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu’, phải Nhẫn. Nếu không, thì chư vị là người luyện công [loại] gì vậy?” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Cô ấy chỉ tiếp tục tu Nhẫn dựa trên nhận thức của mình về đoạn Pháp này và tiếp tục làm vậy trong nhiều năm.

Một học viên khác cũng phải đối mặt với tình huống bạo lực gia đình tương tự khi mới bắt đầu, nhưng trải nghiệm của cô ấy thì khác. Khi chồng cô bắt đầu đánh cô, cô cũng chỉ đơn giản là chịu đựng hoàn cảnh dựa trên Pháp của Sư phụ.

“…đả bất hoàn thủ mạ bất hoàn khẩu” (Giảng Pháp tại Pháp hội Sydney [1996])

Cô tiếp tục nhẫn chịu cho đến khi chồng cô không đánh cô nữa. Tuy nhiên, vài ngày sau, chồng cô lại bắt đầu đánh đập cô. Cô tự hỏi: “Tại sao anh ấy vẫn đánh mình, mặc dù mình đã bao dung?”

Một ngày nọ, khi chồng cô liên tục tát vào mặt cô, cô dường như nhìn thấy rằng mình đang tát anh ta theo cách tương tự trong một kiếp trước. Cô chợt nhận ra rằng:

“…Con người sống chính là [vì] nghiệp lực luân báo” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Nước mắt cô chảy dài trên khuôn mặt và cô xin lỗi chồng: “Đó là lỗi của em. Kiếp trước em đã đánh anh như vậy. Chúng ta hãy thiện giải.”

Chồng cô nhún vai: “Thiện giải? Cô? Dựa trên cái gì?”

Cô nói với anh những gì Sư phụ đã giảng:

“Chư vị chỉ cần tự mình có nguyện vọng như thế, mong muốn như vậy; [còn] sự việc chân thực là do sư phụ làm giúp.” (Bài giảng thứ hai, Chuyển Pháp Luân)

Sau đó anh bắt đầu vui vẻ và vừa đi vừa ngâm nga một bài hát. Sau đó, anh ấy không đánh cô ấy trong vài ngày.

Tuy nhiên, chồng cô sau đó lại bắt đầu đánh đập cô, và thậm chí còn tồi tệ hơn. Cô bắt đầu bối rối và lại cố gắng dựa vào cách nghĩ “thiện giải”, nhưng không hiệu quả. Cô khóc khi cầm Chuyển Pháp Luân trong tay, “Mình đã sai ở đâu? Tại sao anh ấy vẫn đánh mình?” Sau đó, cô nhớ Sư phụ đã giảng rằng:

“Quan quan đô đắc sấm
Xứ xứ đô thị ma”
(Khổ Kỳ Tâm Chí, Hồng Ngâm)

Tạm dịch:

“Cửa nào cũng phải qua
Chỗ nào cũng là ma”

Cô nhận ra rằng chính tà ác đang khống chế chồng mình. Vì vậy cô phát chính niệm, và chồng cô không đánh đập cô trong một khoảng thời gian.

Sau đó, việc đánh đập lại diễn ra. Cô tự hỏi mình lại sai ở đâu. Cô hướng nội và sau đó đọc đến đoạn Pháp sau của Sư phụ:

“Một chủng quan niệm khi đã hình thành rồi, sẽ khống chế một đời của chư vị, lèo lái tư tưởng của cá nhân ấy, cho đến cả hỷ nộ ai lạc của người ta. Đó là hậu thiên hình thành. Nếu những thứ đó qua thời gian lâu, sẽ hoà tan vào tư tưởng con người ta, hoà tan vào đại não chân chính của bản thân; nó sẽ hình thành tính cách một cá nhân.” (Phật tính, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Cô nghĩ chắc mình có quan niệm sai nên khiến chồng đánh mình. Vì vậy, cô cố gắng hướng nội xem nó là gì. Một hôm khi cô đang chuẩn bị bữa ăn, một niệm đột nhiên nảy lên trong đầu cô: “Anh ta thật tệ.” Cô đồng ý với điều đó vì chồng cô đã đánh đập cô suốt hơn 10 năm. Sao cô ấy không thể xem chồng mình là “không tệ” đây?

Vài ngày sau, chồng cô vừa ăn vừa xem TV, nhưng cô lại ngồi quay lưng về phía anh. Cô đột nhiên nghe thấy chồng mình nói: “Không có gì to tát, tôi có thể thuộc lòng.” Anh ấy nói về một chương trình văn hóa truyền thống của Trung Quốc. Cô rất bất ngờ trước những gì chồng nói. Anh thấy cô không tin anh và bắt đầu đọc thuộc lòng. Quả thật, anh có thể đọc thuộc lòng rất trôi chảy!

Cô nghĩ về những gì Sư phụ giảng:

“Con người tựa như đồ chứa đựng, cho mang chứa cái gì thì là như thế.” (Hòa tan trong Pháp, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Cô nghĩ, chồng mình có văn hóa truyền thống trong tâm; sao anh ấy có thể là người xấu được. Không phải tà ác đang lợi dụng anh ấy để khảo nghiệm mình sao? Nước mắt cô chảy dài trên khuôn mặt.

Cô nghĩ: “Người thân của mình là nạn nhân. Chỉ vì mình không nhận ra điều đó, nên cựu thế lực đã lợi dụng sơ hở này. Anh ấy không phải là người xấu; thực ra, anh ấy đang bị tà ác lợi dụng!”

Kể từ đó, cô học cách nhìn vào điểm mạnh của chồng và cố gắng hiểu anh ấy. Cô đã buông bỏ quan niệm xấu của mình. Chồng cô cũng trở nên tốt hơn và không đánh đập cô ấy nữa.

Một năm sau, anh ấy lại bắt đầu đánh đập cô. Cô nghĩ: “Mình đã cải biến quan niệm của mình, vậy sao điều này lại xảy ra? Phát chính niệm cũng không tác dụng. Mình đã sai ở đâu?”

Sau đó cô đọc được đoạn Pháp sau trong lúc học Pháp:

“cựu thế lực ấy, họ đã thấy được rằng vũ trụ đang đi đến bước cuối cùng trong Pháp lý thành-trụ-hoại-diệt; vì để cứu vãn bản thân, nên từ niên đại hết sức xa xưa đã bắt đầu an bài sự việc này.” (Giảng Pháp trong chuyến đi quanh Bắc Mỹ [2002])

Cô ấy nhận ra rằng nên giảng chân tướng cho những ai đã an bài ma nạn này. Cô phát chính niệm: “Bất kể các vị là ai, các vị cũng đang lợi dụng chồng tôi để không ngừng bức hại tôi. Đây là tội bức hại đệ tử Đại Pháp và người thân của cô ấy.

“Chúng tôi có sứ mệnh trợ Sư chính Pháp cứu độ chúng sinh. Người thân của chúng tôi cần phối hợp với chúng tôi để chứng thực Pháp. Họ không được hợp tác với các vị để bức hại chúng tôi. Sư phụ từ bi cấp cho các vị thêm cơ hội để định vị trí tốt cho bản thân mình. Các vị không thể làm điều này nữa. Bức hại các đệ tử Đại Pháp và can nhiễu Chính Pháp là tội ác nặng nề nhất. Các vị nên lựa chọn đúng đắn để có một tương lai tốt đẹp.”

Kể từ đó, chồng cô không đánh cô nữa.

Một ngày, chồng cô muốn trêu đùa cô chuyện này. Anh đánh đùa vào lưng cô và sau đó cảm thấy đau ở tay. Anh nói: “Chà, không thể đánh vợ mình được! Dù chỉ đánh một cái, mà tay mình đã bị đau như vậy.” Anh ấy chắc chắn sẽ không đánh cô ấy nữa.

Một ngày nọ, chồng cô thốt lên: “Em thấy đấy anh đối xử với em thật tốt. Anh chưa bao giờ đánh em.” Anh ta đã đánh cô ấy 14 năm rồi, vậy mà lại nói chưa bao giờ đánh cô là sao? Nước mắt cô chảy dài trên khuôn mặt, cô nhận ra đó là điểm hóa của Sư phụ. Trong suốt ngần ấy năm, không phải chồng cô đánh cô mà là cựu thế lực đã lợi dụng chấp trước của cô, sử dụng chồng cô để khảo nghiệm cô.

Đây ban đầu là câu chuyện về một học viên đã trải qua 14 năm bạo lực gia đình. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy cách cô tu luyện dựa trên Pháp và đề cao tâm tính của mình từng bước. Kinh nghiệm tu luyện của cô không dựa trên một quy tắc nào. Sư phụ giảng:

“Các tầng khác nhau có các Pháp khác nhau, các không gian khác nhau có các Pháp khác nhau; đó chính là Phật Pháp thể hiện khác nhau tại từng không gian, tại từng tầng khác nhau.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

“Chỉ cần chư vị đề cao tâm tính, thì có thể vượt qua; chỉ e bản thân chư vị không muốn vượt qua; muốn vượt qua thì vượt qua được.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Nhóm học Pháp của chúng tôi bây giờ đã hiểu rõ hơn về “đề cao tâm tính.” Sư phụ giảng rằng chúng ta cần đề cao dần dần và liên tục cho đến ngày chúng ta đạt viên mãn.

[Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org]


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/12/2/415898.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/2/19/191008.html

Đăng ngày 09-05-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share