Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc
[MINH HUỆ 25-01-2021] Việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dùng thuốc không rõ nguồn gốc bức hại các học viên Pháp Luân Công là có kế hoạch và có hệ thống từ trên xuống. Nó xảy ra tại các Trại tạm giam, nhà tù và bệnh viện. Sau đây là một số ví dụ ở tỉnh Tứ Xuyên.
1. Cô Phòng Huệ
Cô Phòng Huệ, một học viên Pháp Luân Công ở Thành Đô, là giảng viên Khoa Ngoại ngữ tại Đại học Tứ Xuyên. Cô đã từng đạp xe dọc theo đường cao tốc Thanh Hải-Tây Tạng đến Lạp Tát (hay Lhasa) và được bình chọn là một trong mười thành viên trẻ xuất sắc nhất. Cô từng là thành viên đội leo núi của Đại học Tứ Xuyên.
Vào đêm ngày 5 tháng 11 năm 2002, cô Phòng bị Công an Quận Vũ Hầu, thành phố Thành Đô bắt giữ. Cảnh sát đã lục soát nhà cô trong gần một tiếng đồng hồ. Ngay sau đó, cô và chồng lần lượt bị tuyên án 3,5 năm và 3 năm tù, và cả hai đều bị đuổi việc.
Cô Phòng lại bị bắt và bị giam ở trong trại tạm giam Số 1 Thành Đô vào năm 2004. Cô trở nên rất yếu vì bị tra tấn. Sau đó, cô bị đưa đến Bệnh viện Nhân dân quận Thanh Dương, Thành Đô và bị tàn tật do bị tiêm thuốc. Khi được thả về nhà, toàn thân cô sưng vù, da cứng đơ, mắt của cô gần như không thể mở ra. Cô nói lí nhí không rõ tiếng, thường xuyên bị đau đầu đến mức không chịu nổi. Cô không thể nhấc chân lên và dễ bị ngã khi cố gắng bước đi.
Gia đình đã đưa cô đi khám chuyên khoa ngoại tại một bệnh viện lớn. Bác sĩ cho biết hệ thống thần kinh trung ương của cô đã bị tổn thương. Gia đình hỏi vì sao cô trở thành như vậy, nhưng bác sĩ không thể cho họ biết gì thêm.
Cô Phòng, người gần như mất khả năng nói, nằm liệt trên giường trong nhiều năm. Sau nhiều lần bị bắt giữ, tẩy não và kết án, cuộc sống của cô trở nên vô cùng khó khăn. Cô đã qua đời vào tháng 3 năm 2019.
2. Bà Lý Trung Phương
Bà Lý Trung Phương, cũng ở thành phố Thành Đô, đã bị bắt khi đang mua sắm tại một khu chợ địa phương vào ngày 1 tháng 8 năm 2017. Bà đã tuyệt thực để phản đối bức hại. Trước phiên tòa, bác sĩ của trại tạm giam đã nhiều lần nói với gia đình bà Lý rằng bà đang ở trong tình trạng nguy kịch và tính mạng gặp huy hiểm.
Vào ngày 10 tháng 4 năm 2018, ngày xét xử bà Lý tại Tòa án quận Thanh Dương, và mãi đến 11 giờ sáng, hai tiếng rưỡi sau thời gian đã định, cảnh sát mới đưa bà Lý đến tòa án. Trong buổi xét xử, bà Lý trông rất yếu ớt, tinh thần dường như không được minh mẫn, người bà liên tục run rẩy, nói năng không mạch lạc. Người thân và bạn bè của bà có mặt tại buổi xét xử nghi ngờ rằng bà đã bị tiêm thuốc độc.
Không lâu sau phiên xét xử, có thông tin cho rằng bà Lý bị bệnh tâm thần trong trại tạm giam và đi tiểu tiện trên giường. Tuy vậy, trại giam vẫn không trả tự do cho bà. Bà bị kết án 3,5 năm tù và bị đưa đến Nhà tù Nữ Thành Đô vào ngày 2 tháng 7 năm 2018.
3. Học viên nam không rõ tên
Vào năm 2013 một nam học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Tứ Xuyên đã bị bắt và sau đó bị kết án ba năm tại Nhà tù Giao Châu ở Lạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên. Cho dù bị tra tấn tàn bạo, anh vẫn không từ bỏ đức tin của mình. Vào năm 2016, vài ngày trước khi mãn hạn tù, anh đã bị tiêm một loại thuốc không rõ nguồn gốc. Vài ngày sau, anh bị mất tiếng. Một nửa cơ thể của anh đã bị liệt. Cho đến tận hôm nay anh vẫn chưa hồi phục.
Cưỡng bức tiêm thuốc tại Trung tâm Dịch vụ Y tế Cộng đồng Tân Hoa xã
Trung tâm Dịch vụ Y tế Cộng đồng Tân Hoa xã ở quận Thành Dương, thành phố Thành Đô trước đây được gọi là Bệnh viện quận Thành Dương, là một bệnh viện do trại tạm giam Thành Đô chỉ định để xử lý những người bị giam giữ.
Nhiều học viên Pháp Luân Công bị giam giữ tại trại tạm giam đã bị đưa đến bệnh viện này và buộc phải dùng những loại thuốc không rõ nguồn gốc. Kết quả là ít nhất 12 học viên đã bị bức hại đến chết. Họ bao gồm Phương Hiển Trí, Trương Xuyên Sinh, Thẩm Lập Chi, Hoàng Lệ Sa, Hồ Hồng Dược, Cố Truyền Anh, Trần Quế Quân, Đoàn Thế Quỳnh, Đặng Kiến Bình, Triệu Trung Linh, Hoàng Mẫn và Chu Huệ Mẫn.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/1/25/四川法轮功学员遭药物、毒针迫害实例-419037.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/2/20/191034.html
Đăng ngày 10-03-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.