Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc

[MINH HUỆ 17-10-2019] Một phụ nữ vốn khỏe mạnh bị thần trí thất thường sau khi thụ án một năm lao động cưỡng bức (trong khoảng thời gian từ 2008 đến 2010). Cho đến hiện tại, thông qua nhiều nguồn tin, Minh Huệ Net mới xác nhận được rằng bà đã bị tiêm thuốc độc ở trong trại lao động cưỡng bức.

2019-10-14-image001.jpg

Bà Khang Thụy Kỳ khi sinh nhật 50 tuổi

2019-10-14-image002.jpg

Bà Khang sau khi bị tiêm thuốc độc trong trại lao động cưỡng bức

Bà Khang Thụy Kỳ, 70 tuổi, từng là quản lý của một cửa hàng tạp hóa ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam. Bà từng bị bệnh bạch cầu và bà đã hồi phục sau khi tu luyện Pháp Luân Công.

Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu bức hại Pháp Luân Công, bà Khang đã bị bắt giữ vào năm 2002 và bà bị kết án bốn năm rưỡi tù giam.

Sau khi được trả tự do vài tháng, bà bị bắt giữ một lần nữa và bị đưa tới trại lao động cưỡng bức một năm. Lính canh đã buộc nhiều bàn chải đánh răng thành một bó và chà chúng vào âm đạo của bà, khiến bà gần như ngất xỉu vì đau đớn.

Ngày 6 tháng 8 năm 2008, trong thời gian diễn ra Thế vận hội Bắc Kinh, cảnh sát lấy cớ “duy trì ổn định xã hội” để bắt giữ bà Khang lần thứ ba. Họ giam bà trong Trại Lao động Cưỡng bức Bạch Mã Lũng một năm. Sau khi được trả tự do, bà đã bị mất khả năng tư duy và trí nhớ. Bà thường ngẩn ngơ, nói nhảm, và đánh người khác vô cớ.

Một người nghiện ma túy nhận lệnh giám sát bà Khang tiết lộ cho các học viên khác những chuyện đã xảy ra với bà Khang. Theo nhân chứng này, lúc ở trong trại, bà Khang đã viết một lá thư gửi cho Hồ Cẩm Đào (lúc đó đang là Bí thư ĐCSTQ) để yêu cầu ông ta dừng cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Sau khi lính canh phát hiện ra lá thư, họ đã túm tóc và đập đầu bà vào tường. Sau đó, họ đã tiêm thuốc độc vào người bà. Lần đầu tiêm thuốc không ảnh hưởng nhiều tới bà, do đó, lính canh đã tiêm cho bà một lần nữa với liều cao hơn. Ngay sau đó, bà Khang trở nên bị điên loạn. Bà gần như mất hết trí nhớ và sẽ đánh bất cứ ai mà bà nhìn thấy, thậm chí cả lính canh.

Bài liên quan:

Bà Khang Thụy Kỳ ở thành phố Trường Sa bị suy sụp tinh thấn do bị ngược đãi trong trại lao động cưỡng bức


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/10/17/394594.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/11/12/180694.html

Đăng ngày 22-11-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share