[MINH HUỆ 09-01-2011] Thanh Thanh, một bé gái 11 tuổi, không còn muốn đến trường. Để thoát ra ngoài, em thậm chí còn cố chạy ra khỏi nhà. Không phải là em sợ việc học. Mà em sợ, thật ra nó còn sâu xa hơn. Khi em ở trường, em thường ngồi xuống và im lặng đọc sách. Em thậm chí còn có thể học đọc và viết tốt hơn những em bé cùng tuổi. Nhưng em vẫn bị ám ảnh bởi những ký ức trở lại mỗi khi em đến trường.

2008-6-5-qingqing--ss.jpg

Tấm ảnh thời thơ ấu của Thanh Thanh.

Điều gì đã xảy ra ở trường khiến cho em lo sợ và sợ phải nhớ đến. Một ngày trong năm 2008, giáo viên của Thanh Thanh đã yêu cầu em đến phòng làm việc cùng cô ta. Thanh Thanh đã đi theo giáo viên đến phòng làm việc và phát hiện ra nhiều người lạ đang chờ em. Họ hỏi em nhiều câu hỏi về mẹ em, bà Hồ Tuệ Phương, một học viên Pháp Luân Công. Mẹ em đã đưa em đến một trại mùa đông ở Nhà khách Sài Lâm ở quận Hồng Sơn, thành phố Vũ Hán trong dịp Tết Nguyên Đán.

Trong lúc bà Hồ đang dạy một lớp tại trại mùa đông, một nhóm công an mặc thường phục từ Đội an ninh quốc gia thuộc Phòng công an thành phố Vũ Hán đã xông vào lớp học rồi giam giữ bà Hồ và bà Trần Mạn, một giáo viên khác cũng là học viên Pháp Luân Công. Đó là ngày cuối cùng Thanh Thanh nhìn thấy mẹ mình.

Chỉ có Thanh Thanh biết những người lạ này là ai. Họ hỏi em một số câu hỏi và ghi chép cẩn thận. Cuối buổi thẩm vấn, họ nói Thanh Thanh ký tên em vào và điểm chỉ vào những ghi chép mà họ mang đi. Là một bé gái 9 tuổi, em không hiểu tại sao công an lại hỏi em nhiều câu như vậy. Thậm chí em còn không nhận thức rõ những gì họ ghi chép.

Sau đó, những ghi chép mà công an thu được từ những đứa bé ở trường đã trở thành “chứng cứ”, được dùng ở tòa trong phiên xử mẹ Thanh Thanh, bà Hồ; giáo viên của em, bà Trần Mạn, cũng như ông Chu Tiếu Quân

Thanh Thanh hiện giờ lo sợ rằng ở trường em có thể, bất cứ lúc nào, chạy vào chỗ những công an đó. Không có sự bảo vệ của cha mẹ, trường học đã trở thành một nơi thực sự tồi tệ với Thanh Thanh. Mỗi lần được nhắc đến trường, em đều hoảng loạn.

Trong cuộc đời ngắn ngủi của Thanh Thanh, em đã đi đến chỗ hiểu được thế giới là một nơi chứa đầy sự sợ hãi, ít an toàn và không chắc chắn. Em là một đứa trẻ luôn lo lắng. Những ký ức đầu tiên của em là việc em và cha mẹ em sống một cuộc sống trốn tránh. Cha em trước đây là một kỹ sư nhưng đã mất việc vào năm 1999, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Thanh Thanh lớn lên trong một môi trường mà cha mẹ em có thể bị bắt bất cứ lúc nào. Điều đó còn tồi tệ hơn khi công an có mặt ở khắp mọi nơi.

Lo lắng lớn nhất của Thanh Thanh là gia đình em, hay cha mẹ em nói riêng. Tại một thời điểm trong cuộc sống còn non nớt này, khi em mới chỉ học được cách thế giới vận hành, em đã phát hiện ra những người được cho là bảo vệ và ủng hộ công lý là những người đe dọa gia đình em nhiều nhất. Đó là một thứ mà một tâm hồn non nớt không thể hiểu được: tại sao công an lại gây đau khổ cho gia đình em. Cha mẹ em có thể rất lo lắng chỉ vì một cú điện thoại của công an. Công an mặc thường phục có thể giam giữ cha mẹ em bất cứ lúc nào. Một ngày khi cha em có dấu hiệu của việc không hợp tác với công an và bị đè xuống đất, rồi sau đó bị đưa đi với hai tay bị vặn ở sau lưng. Qua mái tóc rối bời, Thanh Thanh nhìn thấy nét mặt đau khổ của cha. Em đã bật khóc. Lúc đó em chỉ mới bốn tuổi.

Sau đó, Thanh Thanh rất sợ hãi khi có ai đó gõ cửa bất cứ lúc nào. Em còn không dám ra mở cửa, nhưng chỉ đứng nấp ở đằng sau và nhìn ra. Em sợ rằng công an có thể đến và bắt giữ ai đó.

Để hỗ trợ gia đình, cha của Thanh Thanh, ông Trương Vĩ, đã làm nhiều việc khác nhau như đi đưa sữa và là chủ một quầy bán hàng ở chợ. Sau khi mẹ em bị bắt và cha em phải làm việc đến 11 giờ đêm, Thanh Thanh đã rời khỏi nhà. Em là một đứa trẻ mạnh mẽ và chịu mọi đau khổ của gia đình trong yên lặng.

Tháng 7 năm 2009, mẹ của Thanh Thanh, bà Hồ Tuệ Phương, và giáo viên của em, bà Trần Mạn, đã bị bắt. Khi em nhìn thấy mẹ em trong một hình dạng tồi tệ, em đã rất đau khổ.

Trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công, ĐCSTQ đã thực sự tấn công vào mọi giai tầng của xã hội. Nó bịa đặt những lời dối trá và gây đau khổ không kể xiết cho các gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Thanh Thanh đã chịu đựng cuộc bức hại hơn 11 năm. Cuộc bức hại này vẫn đang diễn ra ở Trung Quốc. Và hiện không thấy được kết cục cho những đau khổ của Thanh Thanh.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/1/9/十一岁女孩的凄苦童年(图)-234676.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/2/14/123236.html

Đăng ngày: 27-02-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share