Theo một phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang

[MINH HUỆ 06-01-2011] Bắt đầu từ ngày 20 tháng 7 năm 1999, tại thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang, Cục công an Thiết Nhân đã theo sát chặt chẽ chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc bức hại các học viên Pháp Luân Công. Họ đã sử dụng nhiều biện pháp như lao động cưỡng bức, kết án tù, và thậm chí cướp đi mạng sống của các học viên. Họ đặt gia đình các học viên vào hoàn cảnh khó khăn và áp lực khó có thể tưởng tượng nổi. Họ theo lệnh của nhiều viên chức như là cục trưởng Cục công an Thiết Nhân: Tôn Tú Phạm, cục phó Đại Kim Sinh, và các công an Lý Quần, Phạm Xuân Minh, Chu Hải Đào, Vu Hải Dương, Lý Vĩ Dân, Bảo Xuân Mai, Lý Đồng Cường, v.v…

Có nhiều học viên Pháp Luân Công ở khu vực nằm dưới quyền lực của Cục Thiết Nhân. Và hầu như tất cả các học viên đều bị đe dọa hoặc bị bắt giữ ở những mức độ khác nhau. Ví dụ, ông Lưu Sinh, một học viên bị khuyết tật, đã bị tống giam. Công an đã tống tiền vô kể từ gia đình của các học viên. Khó mà miêu tả được sự gian khổ của các học viên trong vùng và gia đình của họ. Dưới đây chỉ là một vài ví dụ.

Năm 2000, Lý Quần và những người khác đã bắt các học viên Dương Ngọc Hoa, Cao Hòa Thanh, Quế Tiến Cương, Đại Tú Bình, Vưu Chiêm Hữu, Trương Sĩ Lâm, và Triệu Tú Anh.

Ngày 26 tháng 9 năm 2001, Lý Quần và Thiệu đã bắt các học viên Thôi Hồng Yến, Hà Diễm Thu, Lưu Lị, và không cho họ ngủ suốt ngày đêm để lấy lời thú tội của họ, thậm chí còn không cho bà Lưu Lị nhắm mắt trong năm ngày đêm. Áp huyết tâm thu của bà lên đến 220-240, bà bắt đầu ho ra máu và bị chóng mặt. Bất chấp tình trạng đó, bà vẫn bị giam trong năm năm. Khi hết thời hạn giam và trở về nhà, vì không có thu nhập nên bà đã đến người chủ cũ để giải thích hoàn cảnh và xin được làm việc. Nhưng Chi nhánh Thiết Nhân lại bắt bà và đưa bà thẳng đến trại giam thành phố.

Sáng sớm ngày 17 tháng 4 năm 2005, Đại Phong, Điền Dã, Lý Nghĩa Quân, và khoảng 5 công an khác đã xông vào nhà các học viên Tào Lệ Trân, Vương Hiểu Hoa, và Dương Ngọc Hoa. Họ bắt các học viên và đưa họ đi, lấy đi máy tính và các thiết bị khác trong nhà, mà không bao giờ trả lại. Những người đàn ông khỏe mạnh phân chia nhau tối hôm đó bắt đầu tra tấn ba học viên, sau đó đưa họ đến trại giam thành phố. Họ đánh đập cô Dương Ngọc Hoa tàn bạo đến nỗi cô không thể nuốt thức ăn, vì thế bác sĩ trại giam đã dùng một phương pháp đau đớn để bức thực cô. Trong một lần, sáu người đàn ông giữ cô Dương trong khi một cái ống nhỏ như một ngón tay cái được nhét vào lỗ mũi cô. Một lần khác có bốn hay năm tội phạm hình sự đè cô xuống. Thấy rằng cô sắp chết, họ đã thả lỏng nắm tay ra. Họ đưa cô đến Bệnh viện nhân dân Đại Khánh nhưng phòng cấp cứu không thể cứu cô và cô đã qua đời ngay ngày hôm đó.

Ngày 17 tháng 4 năm 2005, những công an kể trên xông vào nhà của cô Lưu Lệ Anh và chồng cô, anh Trương Hữu Lâm, người không tập Pháp Luân Công. Họ dùng những phương thức tồi tệ nhất để ép anh Trương khai tên những học viên khác. Sau đó họ lấy đi máy tính, máy in, các sách Pháp Luân Công, những tài sản giá trị khác của hai vợ chồng, và không bao giờ hoàn trả lại.

Ngày 23 tháng 4 năm 2005, các học viên Lưu Diễm Cần, Tôn Ngọc Mai và Trương Kiến Tân bị tố giác, công an đã bắt họ và đưa họ đến Cục công an Thiết Nhân. Cục phó Đại Kim Sinh đích thân đấm họ, và ông Lưu Diễm Cần lớn tuổi bị đánh đập đến nỗi không thể đi lại được. Tối hôm đó, chân của học viên Trương Kiến Tân bị thương. Học viên Trương bị đưa đến bệnh viện nhưng phải trở lại trại giam vào ngày hôm sau. Sau nhiều ngày, Phạm Xuân Minh và các lính canh khác đổ nước lạnh lên người họ, nhét điếu thuốc đang cháy vào lỗ mũi họ, còng tay họ, sau đó treo họ lên bằng cổ tay. Họ dùng nhiều cách để buộc cô Tôn Ngọc Mai khai ra nguồn gốc của tài liệu. Hai cổ tay của cô bị hằn sâu, các vết thương chảy máu và mạng sống của cô bị đe dọa nhiều lần. Sau đó cô Tôn bị giam trong ba năm. Gia đình cô bị tống tiền hơn 15.000 nhân dân tệ cho chi phí y tế. Gia đình ông Lưu Diễm Cần phải trả 10.000 nhân dân tệ và nhà họ bị lục soát.

Ngày 2 tháng 11 năm 2006, cục trưởng Cục công an Thiết Nhân là Tôn Tú Phạm dẫn một nhóm người đến nơi làm việc của cô Thôi Hồng Yến, bắt giữ và giam cô trong ba năm.

Tháng 7 năm 2008, công an Chu Hải Đào, Lý Vĩ Dân, Vu Hải Dương và những người khác bao vây nhà của ông Lưu Diễm Cần. Họ đập của, sử dụng một cái thang để leo lên cửa sổ tầng trên, khủng bố gia đình, những người không biết chuyện gì. Người cháu gái bảy tuổi của họ rất kinh hãi. Trong vụ này ông Lưu Diễm Cần đã trốn thoát được. Vào một buổi tối khoảng 8 giờ, công an đã lừa gia đình ông Lưu ra mở cửa, không đưa ra bất kỳ bất kỳ giấy tờ pháp lý nào để lục soát nhà họ. Ông Lưu ở trong một căn phòng khác và nhảy xuống tầng hai để trốn thoát.

Ngày 4 tháng 7 năm 2008, khoảng 4 giờ sáng công an Chu Hải Đào, Vu Hải Dương, Lý Vĩ Dân và những người khác xông vào nhà của Vương Hiểu Hiểu. Họ bắt giữ Vương và lục soát nhà. Chu Hải Đào sau đó đến nhà của Chu Lệ để sách nhiễu gia đình và theo dõi Chu.

Năm 2008, Tôn Tú Phạm và những người khác xông vào nhà của cô Trần Vân Tú và bắt giữ cô. Cô bị đưa đến một trại lao động cưỡng bức trong một năm rưỡi.

Ngày 11 tháng 11 năm 2010, khoảng 4 giờ chiều, cục công an lại đến nhà của ông Lưu Diễm Cần để sách nhiễu gia đình. Ông Lưu đã đi ra ngoài để trốn sự sách nhiễu.

Từ khi cuộc đàn áp bắt đầu vào năm 1999, Cục công an Thiết Nhân đã phạm những tội ác chống lại các học viên Pháp Luân Công. Bên trên chỉ là một vài ví dụ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/1/6/大庆市铁人公安分局迫害法轮功学员事实-234566.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/1/31/122949.html
Đăng ngày: 16-02-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share