[MINH HUỆ 17-12-2010] Hai học viên ở thành phố Nam Sung tỉnh Tứ Xuyên là cô Vương Hồng Mai và cô Trần Bình đã bị giam hơn một năm. Công an bắt giữ họ chỉ vì họ muốn đặt mua vé xem buổi diễn Thần Vận ở Hồng Kông vào năm 2010.
Dưới đây là một bức thư ngỏ của các học viên Nam Sung viết cho chính quyền địa phương nơi họ cư trú, đề cập đến hoàn cảnh của hai học viên.
Trong những năm qua, nhiều người Trung Quốc ở hải ngoại chỉ chọn một cách để chào mừng năm mới, đó là họ xem một buổi biểu diễn về âm nhạc và múa cổ điển của Trung Quốc cùng với gia đình và bạn bè của họ. Các buổi biểu diễn được thực hiện bởi Đoàn Nghệ Thuật Thần Vận, với nhiệm vụ là làm sống lại tinh thần của văn hóa Trung Hoa truyền thống. Tâm điểm của các màn diễn Thần Vận là múa cổ điển Trung Quốc với phong cách dân tộc và dân gian. Nhiều khán giả đã sửng sốt bởi các buổi trình diễn hoành tráng và buổi diễn đã nhận được đánh giá cao tại bất cứ nơi nào mà đoàn trình diễn. Mỗi năm, Thần Vận đều trình diễn những âm nhạc, bài hát, và các điệu múa hoàn toàn mới. Thần Vận đã thu hút sự chú ý rất lớn từ các dòng chính của xã hội phương Tây.
Cô Vương Hồng Mai, 38 tuổi, có bằng tiến sĩ lịch sử của Đại học Lan Châu thuộc tỉnh Cam Túc, và hiện tại là một giảng viên của bộ môn Văn hóa và Lịch sử của Đại học Sư phạm Tây Hoa thuộc thành phố Nam Sung, tỉnh Tứ Xuyên. Cô Trần Bình, 34 tuổi, nhận bằng thạc sĩ văn học của Đại học Sư phạm Tây Hoa và hiện thời đang giảng dạy tại đó. Họ biết rất nhiều về văn hóa Trung Hoa. Khi biết rằng đoàn Nghệ thuật Trình diễn Thần Vận nổi tiếng thế giới sẽ tổ chức một chương trình đại diện cho sự vĩ đại của văn hóa truyền thống Trung Hoa tại Hồng Kông vào ngày 27 tháng 1 năm 2010, ngay lập tức họ đã nhờ vài người bạn đặt vé hộ và đã chuẩn bị để đi xem.
Tuy nhiên, công an địa phương đã giám sát điện thoại, Internet của hai học viên và biết được dự định của họ. Ngày 13 tháng 1 năm 2010, đặc vụ Đội an ninh nội địa của Đồn công an quận Thuận Khánh đã xông vào nhà họ và bắt giữ họ. Công an đưa họ đến Trại giam Hoa Phượng ở thành phố Nam Sung, nơi mà họ bị giam từ khi đó đến nay.
Đồn công an đã hai lần cố gắng kết án tù hai giáo viên, nhưng Viện kiểm sát quận Thuận Khánh và Tòa án đều bác đơn, viện dẫn rằng không có bằng chứng rõ ràng cho thấy hai phụ nữ đã phạm bất kỳ tội nào. Công an nên thả họ ra ngay lập tức và vô điều kiện. Tuy nhiên trưởng Phòng 610 là Dương Trạch, trưởng công an Triệu Hiểm Phong, phó công an Dương Dũng Cương, bí thư ủy ban chính trị Lưu Thiên Linh, và phó Đội an ninh nội địa là Đỗ Vĩ Gia đã từ chối thả hai học viên và vẫn đang tìm một số lý do để kết án tù họ.
Là các học viên Pháp Luân Công, cô Vương và cô Trần luôn luôn tốt với người khác, luôn nghĩ đến người khác trước tiên, và luôn năng nổ trong quá trình nghiên cứu học tập. Họ được đồng nghiệp và sinh viên công nhận là những giáo viên tốt. Cô Vương Hồng Mai là một học giả tài năng và đã hai lần giành được giải thưởng tiến bộ công nghệ quốc gia, mà góp phần tạo thêm tiếng tăm cho trường của cô. Họ đều có những gia đình hạnh phúc và chồng họ cũng làm việc chung tại trường đại học. Chồng họ giờ phải đối mặt với việc giáng chức hay mất đi mọi cơ hội thăng tiến. Việc giam giữ cô Vương và cô Trần là một cú sốc lớn đối với gia đình họ, đặc biệt là các cô con gái nhỏ chỉ mới 8 tuổi và 4 tuổi của họ.
Ngày 7 tháng 6 năm 2001, khi vẫn là một sinh viên theo học bằng tiến sĩ, cô Vương đã bị đội bảo vệ của Đại học Lan Châu bắt giữ phi pháp và bị đưa đến Trại lao động Đào Thụ Bình. Cô đã có thai, nhưng một hình thức tra tấn đã buộc cô phải phá thai, gây nên sự tổn thương lớn đến cả tinh thần lẫn thể chất của cô. Liên Hiệp Quốc đã đưa cô vào danh sách những học viên Pháp Luân Công bị bức hại tàn bạo vào năm 2006.
Hai giáo sư đại học trẻ này hiện đang bị giam vì tình yêu văn hóa Trung Hoa của họ và sự kiên định làm người tốt theo các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Những người có lương tâm sẽ bị kinh hãi vì điều này. Chúng tôi cảm ơn mọi người đã giúp giải cứu cô Vương Hồng Mai và Trần Bình. Đồng thời cũng kêu gọi nhiều người hơn nữa giúp cho họ được trả tự do.
Những người chịu trách nhiệm:
Dương Trạch, trưởng Phòng 610 thành phố Nam Sung (nằm trên đường Bắc Hồ, quận Thuận Khánh): 86-817-2245598 (Nhà), 86-13086365448 (Di động), 86-817-3693663 (Văn phòng), 86-817-2251773 (Văn phòng). Ông ta trực tiếp chỉ đạo Phòng Phòng 610 bức hại Pháp Luân Công từ năm 1999.
Triệu Hiểm Phong, trưởng Đồn công an quận Thuận Khánh, cũng là phó chỉ huy quận Thuận Khánh và là trưởng Ủy ban Luật pháp và Chính trị: 86-817-2183111 (Nhà), 86-13909079688 (Di động), 86-817-2227355 (Văn phòng), 86-817-2257722 (Văn phòng)
Lưu Thiên Linh: trưởng ban chính trị của Đồn công an quận Thuận Khánh: 86-817-2251898 (Văn phòng), 86-817-2222612 (Văn phòng), 86-13309070111 (Di động), 86-13320776666 (Di động), 86-817-2125555 (Nhà)
Dương Dũng Cương, phó Đồn công an quận Thuận Khánh (chịu trách nhiệm bức hại Pháp Luân Công): 86-817-2225239 (Văn phòng), 86-13990870777 (Di động)
Đỗ Vĩ Gia, phó Đội an ninh nội địa: 86-817-2225811 (Văn phòng), 86-817-2196636 (Nhà), 86-13708271111 (Di động). Ông ta rất tích cực đàn áp Pháp Luân Công trong suốt những năm qua. Dưới sự chỉ huy của ông ta, hàng trăm học viên bị bắt giữ, bị giam và bị đưa đến các trại lao động một cách phi pháp. Ông ta cũng là người chịu trách nhiệm trong trường hợp của cô Vương Hồng Mai và cô Trần Bình.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/1/17/请援助身陷囹圄的两位大学教师-234990.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/1/31/122951.html
Đăng ngày: 15-2-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.