Theo một học viên ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 13-01-2011] Có ba nhóm trong Phân trại số 2 của Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia tại thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, và họ bị bức hại tàn bạo hơn bao giờ hết trong cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công.
I. Mua người lao động cưỡng bức từ Bắc Kinh Trước Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008, hàng ngàn học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giữ tại Bắc Kinh và bị đưa đi giáo dục lao động cưỡng bức tại Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia. Hàng trăm người bị giam trong Phân trại số 2 của Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia.
Thêm vào đó, Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia còn mua các tù nhân từ Trại lao động cưỡng bức Bắc Kinh với giá hàng trăm nhân dân tệ mỗi người. Những người lao động này gồm có các học viên và các thành phần khác bị bắt giữ phi pháp bởi công an và bị đưa đến các trại lao động để cho đủ chỉ tiêu bắt giữ của họ.
II. Đánh đập và tống tiền các học viên một cách công khai
Việc tống tiền các học viên được thực hiện công khai. Chúng tôi được thông báo, “Nếu các người muốn có cờ đỏ (giảm thời hạn giáo dục lao động), các người phải trả tiền.” Các lính canh tuyên bố rằng giáo dục lao động nghĩa là trừng phạt, và rằng nó quá tốn thời gian để giải thích với các học viên, nên họ đi thẳng đến bạo lực thể xác. Họ cũng đánh đập các học viên vì tiền bạc. Nếu các học viên không hối lộ cho nhóm hay trưởng nhóm thì người đó sẽ tìm lý do để đánh đập họ.
Lính canh cũng bắt các học viên trả tiền hay tước đoạt đi các quyền cơ bản của họ. Ví dụ, nếu không đưa tiền cho trưởng nhóm thì các học viên sẽ không được gặp gia đình. Họ công khai nói rằng họ làm thế vì lương của họ thấp hơn lương của lính canh tại Bắc Kinh hay Thượng Hải. Hầu hết các lính canh có được nguồn thu nhập phi pháp như vậy.
Ngay sau khi tôi đến nhóm dành cho người mới (Nhóm 6), tất cả tài sản của chúng tôi bị trưởng phòng giam và người giám sát lấy đi. Họ thường xuyên lấy cắp tài sản của các học viên với lý do là “kiểm tra”. Ngay sau đó, chúng tôi bị ép ngồi trong hành lang. Nếu trưởng phòng giam không thích ai đó, ông ta sẽ đấm đá nạn nhân ngay lập tức. Lính canh sẽ không làm gì thậm chí nếu họ nhìn thấy điều đó. Vài học viên đã tố giác với lính canh là trưởng phòng giam đánh đập họ. Lính canh nói, “Chúng tôi không thể làm gì. Nếu không, trưởng phòng giam sẽ mất đi quyền lực của họ.” Thật sự là lính canh đã được các trưởng phòng giam hối lộ.
III. Hạn chế việc sử dụng nước, tăng cường tra tấn
Vòi nước được sử dụng tại Phân trại số 2 có một mùi hôi. Có người nói rằng vì nước rất là nông. Nhiều tù nhân bị bệnh vì thiếu kali. Ba nhóm chia sẻ một máy nước nóng nhỏ, mà chỉ có thể cung cấp ba hay bốn chai nước nóng, và họ không được phép lấy nước nóng bất cứ lúc nào họ muốn.
Có một học viên tên là Lý Hải Long từ Bắc Kinh. Một đêm, anh đã lấy một bát nước nóng mà không được phép và bị trừng phạt. Tất cả tù nhân bị tập trung trong một phòng lớn. Một số tù nhân ngồi trên những chiếc giường được nối với nhau. Nạn nhân ngồi xổm ở giữa. Thông thường thì nhiều trưởng phòng giam cùng nhau đánh nạn nhân. Họ dùng giầy hay gậy gỗ để đánh vào đầu và mặt của các nạn nhân. Các trưởng nhóm thường không làm việc trực tiếp. Tôi đã thấy một tù nhân, sau khi chứng kiến hai người trải qua hình thức tra tấn này. Mặt anh ấy tái đi và gần như ngất đi. Một tháng sau khi bị đánh đập, mặt của anh Lý Hải Long vẫn bầm tím. Khi ở trung tâm điều phối tại Bắc Kinh, anh Lý Hải Long đã từ chối viết các tuyên bố từ bỏ niềm tin của anh vào Pháp Luân Công. Anh đã bị trừng phạt bởi một hình thức tra tấn gọi là “bánh bao thịt.” Tù nhân ngồi ở giữa trong khi bốn người đóng anh vào trong hộp kín. Nạn nhân phải đi tiểu vào một cái gàu và không thể đứng dậy vì bất kỳ lý do nào, trong khi những người xung quanh thay phiên nhau xoay anh liên tục. Anh Lý Hiểu Long bị tra tấn như vậy trong ba ngày ba đêm.
Học viên Lý Lai Phòng bị ba hay bốn trưởng phòng giam đánh đập tại hành lang. Anh ấy hô to, “Pháp Luân Đại Pháp tốt! Tra tấn là bất hợp pháp.” Kết quả là anh Lý bị trừng phạt bằng cách “kiểm soát chặt chẽ” và bị còng tay vào một cái giường sắt trong nhiều tháng. Học viên Tôn Nghị từ chối lao động cưỡng bức và sau đó bị trưởng nhóm đánh đập. Tôn Nghị hô lớn. “Công an đang đánh đập người!” Lính canh nói trong khi đánh đập anh, “Tiến lên phía trước và hô lên. Không ai ở ngoài bức tường ngày có thể nghe tiếng ông đâu”
Có một bác sĩ tên Trịnh Húc Quân bị giam tại trại lao động. Bác sĩ Trịnh bị bắt giữ vào ngày 4 tháng 6 năm 2008 và bị đưa đến Trại lao động Mã Tam Gia. Khi ở tại Trung tâm điều phối Bắc Kinh, lưng ông Trịnh Húc Quân đã bị thương vì bị lính canh sốc điện bằng dùi cui điện. Ngay sau khi đến Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, các vết thương của ông không thể phục hồi được, và ông không thể trở mình vào buổi tối. Sáng ngày 8 tháng 8 năm 2008, trưởng phòng giam Lưu Sĩ Quốc đã giao ông Trịnh Húc Quân cho trưởng nhóm Hàn Chấn Phú vì ông Trịnh không hối lộ cho anh ta. Hàn Chấn Phú đánh ông quyết liệt bằng một cây gỗ và không ngừng lại cho đến khi ông ta đánh gẫy ba cây gỗ giống như vậy. Rốt cuộc đầu ông Trịnh Húc Quân có đầy vết bầm tím.
IV. Các sản phẩm lao động cưỡng bức được được bán cho Châu Âu và Bắc Mỹ
Lần đầu tiên đến Trại lao động Mã Tam Gia, chúng tôi phải làm việc 14 đến 15 tiếng mỗi ngày. Thông qua vài người đã ở trong đó lâu hơn, một lần có đơn đặt hàng khẩn cấp từ nước ngoài, và các tù nhân chỉ được ngủ tổng cộng sáu tiếng trong ba ngày. Lúc đó, hầu hết mọi sản phẩm mà làm ra bởi các học viên được bán cho Châu Âu và Bắc Mỹ.
V. Thức ăn nghèo nàn
Thức ăn chính trong nhà ăn là canh rau và bánh làm bằng bột ngô thường được sử dụng để làm thức ăn. Có rất ít rau trong canh. Khi chúng tôi ở trong nhóm người mới đến thì thậm chí còn có ít rau hơn nữa trong canh. Một lần tôi kiểm tra và phát hiện rằng canh mà họ đưa chúng tôi vào buổi trưa và bữa tối thì ít hơn ba lá bắp cải, và hoàn toàn không có dầu. Một học viên tên Trần Tuyết ở thành phố Vũ Hán, khi ông ấy đang đi công tác đến Bắc Kinh và ở trong một khách sạn, công an đã lục soát phòng của ông và phát hiện máy tính của ông có vài tài liệu về Pháp Luân Công. Ông bị đưa đến một trại lao động cưỡng bức trong hai năm. Ngày 4 tháng 6 năm 2008 ông bị đưa đến Trại lao động Mã Tam Gia. Vì làm việc trong thời gian dài và thức ăn nghèo nàn, một buổi sáng ông bị bất tỉnh và gục ngã trên nền đất.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/1/13/亲见马三家劳教所二所暴力迫害法轮功学员-234824.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/1/31/122956.html
Đăng ngày: 15-2-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.