Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Úc
[MINH HUỆ 30-11-2020] Pháp hội Trung Quốc lần thứ 17 kết nối tâm của các học viên trong và ngoài Trung Quốc. Sau khi các học viên phương Tây ở Úc đọc một số bài chia sẻ của Pháp hội Trung Quốc, họ đã bày tỏ lòng biết ơn tới Sư phụ Lý, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp vì những an bài và hướng dẫn từ bi của Ngài. Việc đọc các bài chia sẻ kinh nghiệm của các học viên Trung Quốc Đại lục đã truyền cảm hứng cho các học viên Úc châu để thay đổi những quan niệm đã ăn sâu bám rễ và củng cố chính niệm của họ với tư cách là người tu luyện Đại Pháp. Trong giai đoạn cuối cùng trợ Sư chính Pháp này, những chia sẻ đặc biệt như vậy trở nên vô cùng quan trọng và có ý nghĩa.
Trải nghiệm sự trợ giúp vô hình trong khảo nghiệm sinh tử
Đọc các bài chia sẻ từ Pháp hội Trung Quốc đã giúp cô Denice Johnson, một học viên tại Úc, vượt qua hai khảo nghiệm sinh tử. Trong quá trình đọc các bài chia sẻ từ Pháp hội, cô Denice cảm thấy mình đã nhận được sự trợ giúp của vô số học viên Trung Quốc Đại lục. Cô Denice nói: “Họ đã giúp tôi tăng cường chính niệm, niềm tin và tín tâm sâu sắc vào Sư phụ và Pháp, tôi đã hiểu làm thế nào để thoát khỏi ‘nghiệp bệnh’”.
Trong khi đọc các bài chia sẻ của Pháp hội Trung Quốc, cô Denice cảm thấy như thể các học viên viết bài đang ngồi bên cạnh và kể cho cô ấy những câu chuyện của họ. Cô nói: “Đó là một trải nghiệm thú vị và tuyệt vời. Tôi thực sự cảm nhận được sự hiện diện và sự giúp đỡ của họ. Và tôi biết tất cả những điều này đến từ những an bài và chỉ dẫn từ bi của Sư phụ”. Cô cảm thấy rằng cô đã thiết lập được một mối liên hệ đặc biệt với các đồng tu tại Trung Quốc Đại lục. Mặc dù vô hình nhưng những điều mà cô cảm nhận được vô cùng quan trọng và không thể nào quên.
Sau khi đọc hết các bài chia sẻ từ Pháp hội Trung Quốc lần thứ 9, cô Denice tiếp tục đọc các bài chia sẻ của những năm trước. Cô đã in tất cả chúng ra và ghim lại thành sách để đọc lại. Thông qua các bài chia sẻ, cô đã chứng kiến cách mà các học viên bảo trì chính niệm và chính hành trong môi trường khắc nghiệt của Trung Quốc.
Cô Denice nói: “Trong Pháp hội Trung Quốc lần thứ 17, tôi đã đọc một bài chia sẻ từ một học viên ở tỉnh Sơn Đông ‘Học viên bị giam giữ tận dụng mọi cơ hội để nói với người khác về Pháp Luân Đại Pháp’, sự can đảm của anh ấy trong việc vượt qua khó khăn và hướng nội để tìm câu trả lời từ Pháp là điều đáng khích lệ. Anh ấy đã cho tôi thấy rằng chúng ta có thể đạt được bất cứ điều gì. Giống như Sư phụ đã nói trong “Thế nào là đệ tử Đại Pháp”, “Đệ tử Đại Pháp thật phi thường…” và anh ấy đã cho tôi thấy điều này.”
Cô Denice nói tiếp: “Đọc các bài chia sẻ trong Pháp hội Trung Quốc đã cho tôi can đảm để phối hợp với các học viên Trung Quốc để gọi điện thoại về Trung Quốc. Chúng tôi đã được đào tạo về cách sử dụng điện thoại Trung Quốc. Trong một thời gian ngắn, một chương trình tiếng Anh đã được xây dựng và cài đặt. Có khoảng hơn 30 người Tây phương gọi điện thoại về Trung Quốc bằng một chương trình tự động. Vì virus Trung Cộng, nhiều người dân ở Trung Quốc đang bị phong tỏa và họ dành thời gian này để lắng nghe các cuộc gọi của chúng tôi và nghe chân tướng.”
Cô Denice cũng nói: “Tôi nhận ra tâm vị tư của mình. Tôi đã thay đổi để nghĩ đến nhu cầu của những người khác và trở nên kiên nhẫn hơn. Tôi phải học cách lắng nghe. Qua đó, tu luyện của tôi đã thuận lợi hơn và tôi biết cảm thông hơn và hiểu người khác hơn. Tạ ơn Sư phụ.”
Thay đổi quan niệm trong cuộc sống hàng ngày
Cô Irma, một giáo viên người Anh sống tại Úc, tham gia vào một hạng mục giảng chân tướng trên các phương tiện truyền thông. Bài chia sẻ “Ông có thể được đắc cứu mới là tâm nguyện của con” được đăng trên Minh Huệ trong Pháp hội Trung Quốc lần thứ 17 đã để lại ấn tượng sâu sắc cho cô. Vị học viên trong bài chia sẻ đã đề cập đến cách cô ấy giảng chân tướng cho nhiều người như thế nào và cũng giúp họ bằng những lời khuyên cho cuộc sống của họ. Ví dụ, vị học viên này đã khuyên một người phụ nữ nên đối xử tử tế với chồng của cô ấy và tình nhân của anh ta thay vì gây chuyện và buồn bực.
Cô Irma nói: “Ban đầu, tôi bối rối không hiểu vì sao người học viên này lại đóng vai trò chủ động trong cuộc sống của những người khác và cách cô ấy cảm thấy mình có thể cởi mở khuyên họ nên làm gì và không nên làm gì. Tôi nhận ra rằng bài chia sẻ này đã khiến tôi cảm động và khiến tôi cảm thấy một chút khó chịu bởi vì vị học viên này “can thiệp vào việc của người khác” theo thể ngộ lúc đầu của tôi.
Cô Irma nói: “Chẳng mấy chốc nhiều quan niệm của tôi bắt đầu xuất hiện, chẳng hạn như sự cần thiết phải tôn trọng lựa chọn của người khác, tôn trọng sự riêng tư và không gian cá nhân của họ – tất cả những quan niệm này đã ăn sâu trong suy nghĩ phương Tây của tôi. Tuy nhiên, từ tận đáy lòng tôi có thể cảm thấy rằng mọi điều mà người học viên đó làm thực sự là thiện chí. Năng lượng ngay chính đến trong từng lời của cô ấy. Tâm trí tôi với đầy ắp những quan niệm và kỳ vọng, đã có chút bối rối.”
Suy ngẫm về bài chia sẻ này đã giúp cô Irma rút ra nhiều điểm tương đồng giữa cuộc sống hàng ngày và việc tu luyện của cô. Cô ấy hiểu ra nhiều Pháp lý và điều chỉnh lại cách suy nghĩ của mình.
Cô Irma nói: “Đôi khi tôi thường thuận theo những gì mà người thường coi là những lựa chọn tốt hoặc những hành động phù hợp, mặc dù điều đó có thể không phù hợp với Pháp. Tôi cố gắng không ‘giảng giải cho họ’ về những hành động của họ vì họ là người thường và tôi cần tôn trọng lựa chọn cá nhân của họ. Trong một vài trường hợp khi tôi bày tỏ rằng tôi không ủng hộ việc phá thai tôi đã gặp phải sự thiếu tin tưởng của người khác hoặc những người thân thiện sẽ trở nên bực dọc với tôi. Ngày nay, ủng hộ những nguyên tắc chân chính trong các vấn đề hằng ngày trở nên rất lỗi thời. Chủ nghĩa cá nhân, tự do cá nhân không có ranh giới, và một loạt các hành vi đều phải được chấp nhận và thừa nhận, và nếu ai đó đưa ra một ý kiến khác, người đó lập tức bị dán nhãn là một kẻ cố chấp. Tất cả đều rất cực đoan.
“Tôi nhận ra tôi đã quá thường xuyên nhượng bộ những hoàn cảnh như vậy trong xã hội hiện đại quanh tôi. Tôi đã trở thành một diễn viên trong vở kịch đó, nơi mà tôi nên là tự tin bày tỏ nhận thức về những nguyên lý chân chính mà không cần toan tính hay lo sợ. Nó giống như đi trên con đường đạo trung dung, chỉ ra chính lý mà không chấp vào những gì người khác sẽ làm, không phán xét họ hay áp đặt bất cứ điều gì, nhưng vẫn khẳng định điều gì là đúng đắn.”
Cô Irma nhận ra rằng cô ấy đã không chứng thực Pháp đủ thông qua lời nói và việc làm của mình cũng như trong tương tác với những người khác hằng ngày. Cô nói: “Tu luyện không phải là làm điều gì đó thần bí trong gia đình hay tâm trí của tôi, nó phải được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày của tôi, trong mọi việc mà tôi làm.”
“Thậm chí trong tình trạng hiện tại của cuộc tổng tuyển cử Mỹ, tình hình cũng như vậy. Tôi đã chia sẻ suy nghĩ của mình với các học viên khác, những người cũng thường đứng bên lề và không công khai và chủ động nói ra họ ủng hộ ai vì lo sợ bị chế giễu hay hiểu lầm. Tôi tin rằng điều đó chỉ ra những lỗ hổng của chúng ta trong nhận thức chắc chắn đã được phơi bày, đặc biệt sau khi bài của Ban biên tập Minh Huệ “Nhất định phải minh bạch và thanh tỉnh về nguyên tắc và cơ điểm” được đăng tải và tiếp đó là bài thơ của Sư phụ “Tổng tuyển cử”.
Cuối cùng, cô Irma nói: “Vị đồng tu viết bài chia sẻ đã không nghĩ ngợi gì mà còn chia sẻ với người thường về cách áp dụng các Pháp lý vào tình huống của họ. Cô ấy đã làm như vậy mà không tính toán liệu cô có bị hiểu lầm hay bị chế giễu không, và kết quả luôn rất khả quan. Mọi việc được nói và làm một cách lịch sự, với chính niệm và can đảm ủng hộ những điều đúng đắn. Điều gì đúng là đúng. Tôi cần tu luyện một cách cởi mở và kiện định trong cuộc sống hàng ngày, với đầy đủ tín tâm và sự ngay chính, đứng lên vì lẽ phải và làm điều đúng đắn.
Đứng ở tầng cao hơn để đối xử với những điều nhỏ nhặt trong tu luyện
Cô Mai là một học viên Việt Nam đang sống ở Úc. Cô ấy bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào đầu năm 2015.
Cô ấy đã đọc bài viết “Pháp hội Trung Quốc: Tu bỏ nhân tâm trong những chuyện nhỏ” và nói: “Khi đọc bài chia sẻ, tôi nóng dần lên. Tôi cảm thấy tức giận, khó chịu và bất công. Tại sao? Tôi là con dâu, tôi chưa bao giờ dám nói những lời vô lễ với mẹ chồng hay thể hiện thái độ bất kính với bà. Làm sao mà cô con dâu trong bài viết lại không tôn trọng và quý trọng mẹ chồng (là một học viên) mặc dù mẹ chồng cô ấy đã giúp đỡ cô ấy rất nhiều trong việc chăm sóc con cái và những việc khác trong gia đình.”
Cô Mai nói tiếp: “Tôi chỉ là một độc giả nhưng tôi đã rất tức giận. Tôi nghĩ rằng bản thân vị học viên này cảm thấy tức giận và khó chịu hơn nhiều so với tôi. Tôi nghĩ học viên này đã thành công trong việc hướng nội và chính lại bản thân dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp. Chỉ sau đó, con dâu của bà ấy mới thay đổi và mọi xung đột được giải quyết. Khi nghĩ về tình huống của bà ấy từ một tầng cao hơn, tôi hiểu rằng đó là mối quan hệ nghiệp lực của bà ấy mà bà ấy phải chịu đựng và nó cũng là một cơ hội cho bà ấy để đề cao tâm tính. Bấy giờ tôi mới cảm thấy hạ nhiệt xuống.”
Cô Mai cũng cảm thấy xấu hổ khi nghĩ về tình huống của mình. Cô nói: “Xung đột mà tôi gặp phải không quá nghiêm trọng nhưng tôi không thể xử lý tốt. Người chồng không phải là học viên của tôi đôi khi quát lên với tôi về những việc nhỏ nhặt hàng ngày. Thay vì im lặng và hướng nội, tôi lập tức đáp trả và viện cớ để bảo vệ bản thân. Sau khi đọc bài viết này, tôi thấy rằng tôi cũng không thích nghe những lời chỉ trích. Đúng vậy, chính là chấp trước ‘không muốn nghe lời chỉ trích’ đã kéo tôi xuống trong các khảo nghiệm tâm tính. Tôi phải loại bỏ nó thông qua việc học Pháp nhiều hơn và luôn nhắc nhở bản thân rằng tôi là một đệ tử Đại Pháp chân chính.”
Cô Mai nói: “Tôi thực sự thích phần cuối trong bài viết “Nếu tôi có thể xử lý những vấn đề lớn, tại sao tôi lại không thể xử lý những vấn đề nhỏ? Nếu chúng ta bỏ qua những việc nhỏ, các nhân tố xấu có thể lợi dụng sự bất cẩn của chúng ta.” Cô Mai nói tiếp: “Điều đó rất đúng. Nếu chúng ta bỏ qua những việc nhỏ trong thời gian dài, chúng có thể trở thanh vấn đề lớn. Chúng ta không nên tạo ra khổ nạn cho chính mình.”
Cô Mai chia sẻ rằng cô ấy hoàn toàn đồng ý với vị học viên khi người học viên này nói: “Tất cả chúng ta đều có gia đình, và mỗi thành viên trong gia đình, dù cho mối tiền duyên của họ với chúng ta ra sao, thì họ đều ở đây để giúp chúng ta loại bỏ chấp trước của mình. Họ ở đây vì sự viên mãn của chúng ta, vì thế chúng ta nên trân quý môi trường tu luyện mà họ đã mang đến cho chúng ta.”
Cuối cùng cô Mai nói: “Đúng vậy, tôi nên cảm ơn chồng mình thay vì đáp trả lại anh ấy, tôi nên xem xét những việc của mình từ tầng thứ cao hơn. Tôi muốn cảm ơn vị học viên này vì đã chia sẻ kinh nghiệm của bà ấy trong tu luyện, điều này đã giúp tôi đề cao trong tu luyện của mình. Tôi nghĩ mình có thể làm tốt hơn trong tương lai.”
Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2020/11/30/415815.html
Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2020/12/5/188591.html
Đăng ngày 06-02-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.