Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Áo
[MINH HUỆ 04-10-2020] Khi nhìn lại con đường tu luyện của mình trong năm vừa qua, tôi đã ghi nhớ việc kiên định vững bước trên con đường mà Sư phụ Lý đã an bài, nhẫn chịu và nghĩ cho người khác trước khi làm việc nào đó.
Quan trọng là cách thức chứ không phải mục tiêu
Đã nhiều năm kể từ khi tôi cố gắng ngồi trong thế song bàn, hầu hết tôi không duy trì được trong thời gian dài, mà thường bỏ cuộc và thỉnh thoảng không để nó trong tâm. Tuy nhiên, tôi quyết định cố gắng lần nữa và hy vọng thành công.
Tôi đã cố gắng hết lần này đến lần khác nhưng không thể nâng chân trái lên đặt vào đúng vị trí dù chỉ một phút. Tôi không ngừng suy nghĩ về điều này và thỉnh thoảng tự hỏi bản thân: Mình đang làm gì vậy? Phải chăng mình đã đi sai đường? Tôi tự hỏi rằng tại sao mình lại cố gắng như vậy?
Sau đó, tôi tự nhủ rằng Sư phụ Lý (nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp) đã nói cuối cùng chúng ta sẽ thành công và ngồi song bàn được – đó là lý do tại sao tôi tiếp tục cố gắng. Tôi nhận ra mình có sơ hở – tâm vị tư, tôi muốn làm tốt và trở nên tốt để đạt được điều gì đó. Tuy nhiên, lý do luyện bài công pháp thứ năm của tôi là gì? Có phải chúng ta cần một lý do cho việc luyện bài công pháp thứ năm hay chịu đựng khổ nạn? Tại sao tôi vẫn không thể ngồi đả tọa trong thế song bàn? Có phải là vì tôi không muốn chịu khổ, không muốn kiên trì hay bởi vì tôi chưa đủ nhẫn?
Tôi không muốn chịu đựng sự đau đớn gây ra bởi nghiệp lực của mình. Đó thật sự là vấn đề của tôi. Ngoài việc chịu đau, bài công pháp số năm còn gia trì thần thông. Tôi tự hỏi mối liên hệ giữa việc chịu đựng nỗi đau và gia trì thần thông là gì? Sau đó, tôi lại tự hỏi: “Thế nào là Phật?”
Sư phụ giảng:
“Mỗi Như Lai và Đại Phật đều có thế giới của mình. Mỗi một Đại Giác Giả đều có một thiên quốc do tự mình tổ chức; rất nhiều đệ tử của họ sinh sống trong đó”. (Bài giảng thứ năm, Chuyển Pháp Luân)
“Tại sao nói Phật ân hạo đãng? Mọi người nghĩ xem, khi độ một cá nhân, thì vị Phật độ nhân ấy đã phải hy sinh nhiều thế nào? Vì hết thảy các chúng sinh vi quan vô hạn đối ứng với chư vị, giống như đối với chư vị trong quá trình tu luyện, đối với họ cũng phải bắt đầu điều chỉnh thân thể, để chư vị đắc Pháp, để chư vị có thể đạt, còn phải giải quyết nghiệp lực của họ nữa. Một công tác thật to lớn và tinh tế nhường nào!” (Giảng Pháp tại vùng đô thị New York năm 2003)
Tôi ngộ ra rằng một vị Phật chính là sinh mệnh duy hộ, là Pháp Vương trong thế giới của mình. Khi phụ trách một thế giới, ông có thể cứu độ chúng sinh. Tại sao ông có thể làm được điều đó? Bởi vì ông có thể chịu đựng đau khổ và phó xuất mọi thứ cho chúng sinh của mình. Ông có thể từ bỏ mọi thứ để bảo vệ thế giới ấy.
Tôi nhận ra rằng mình chỉ nên ngồi và tập trung trong suốt một tiếng của bài công pháp số năm. Điều này có thế khiến tôi ngồi song bàn đả tọa một lúc.
Thật kỳ diệu! Trong khi luyện các bài công pháp ở điểm luyện công ngoài công viên, 40 phút trôi qua khi luyện bài công pháp thứ năm và cơn đau gần như khiến tôi không chịu nổi. Cơn đau đến từng đợt từng đợt và tôi cố gắng kiên trì hơn một chút. Tuy nhiên, tôi muốn tháo chân xuống. Sau đó, tôi quyết định mở mắt trong chốc lát trước khi đặt chân xuống. Nó giống như một khoảnh khắc khiến người ta say mê. Tôi thấy rằng những chiếc lá đang nhảy múa trên mặt đất và trên cỏ. Đó là khoảng thời gian vui vẻ. Thật giống như tôi đang nhìn thấy những đứa trẻ đang vui đùa vậy. Tôi cảm thấy như chúng sinh của mình cũng đang tràn ngập vui vẻ khi tôi ngồi đây và nhẫn chịu luyện bài công pháp số năm. Điều này đã khích lệ tôi kiên trì hơn. Mặc dù tôi ngồi đó với đôi chân đau đớn không thể chịu đựng nổi nhưng trong tâm tôi vẫn tràn ngập hạnh phúc vì có thể chịu đựng cho chúng sinh như vậy. Tôi cảm nhận được những giọt nước mắt hạnh phúc đang chảy xuống khuôn mặt mình và Sư phụ đang ở bên cạnh tôi. Ngày hôm đó tôi có thể ngồi một tiếng đồng hồ và biến sự đau khổ thành niềm vui. Tôi cảm thấy thân tâm nhẹ nhàng và tự do vô hạn.
Quan niệm là những vật chất cản trở chúng ta đắc Pháp
Một bạn đồng tu và tôi đột nhiên có mâu thuẫn vào trước 20 tháng 7. Đặc biệt, cô ấy phàn nàn và chỉ trích tôi vì tự làm theo ý mình mà không hỏi ý kiến và liên tiếp mắc những sai lầm không đáng có. Điều này có thể gây trở ngại cho việc cứu độ chúng sinh cũng như làm xấu đi hình ảnh của Đại Pháp.
Những từ ngữ và lời chỉ trích của cô khiến tôi cảm thấy như thể mình đang bị dao đâm. Nó như đâm thấu trái tim tôi, khiến tôi đau đớn và bị tổn thương. Tôi cảm thấy bị đối xử bất công, tức giận và đã bắt đầu tranh luận với cô. Sau đó, tôi đã nhẫn chịu và hướng nội.
Tôi biết cô ấy đúng, tôi nên phối hợp với những học viên khác nhưng tôi lại không thể thay đổi. Hay đây chỉ là cái cớ của tôi? Tôi có nên nói với cô ấy nhiều hơn về bản thân mình và thừa nhận điểm yếu của mình không? Tôi nói với cô rằng những lời chỉ trích của cô đã khiến tôi bị tổn thương và nó giống như những lời nhục mạ. Tôi đảm bảo với cô rằng mình sẽ cố gắng phối hợp tốt hơn trong tương lai.
Cô ấy nói rằng cô không biết lời nói của cô đã tác động tới tôi như thế nào. Cô không có ý làm tổn thương tôi và cô nói lời xin lỗi. Khi tôi đọc tin nhắn của cô, tôi nhận thấy một lớp vật chất bất hảo giữa chúng tôi đã bị trừ bỏ đi. Sau này, chúng tôi không còn tranh luận nữa mà thảo luận với nhau một cách hoà ái.
Điểm mấu chốt là tôi đã chuyển từ hướng ngoại sang hướng nội. Sau đó, tôi nhận ra mình có những quan điểm cứng nhắc về cô trong quá khứ. Góc nhìn này càng làm cho tôi có cách nhìn phiến diện về cô ấy. Tuy nhiên, điều này không đúng và nó không liên quan đến trạng thái tu luyện của cô ấy, mà thực ra nó phản ánh trạng thái tu luyện của bản thân tôi.
Sư phụ giảng:
“Tu luyện nhân
Tự trảo quá
Các chủng nhân tâm khứ đích đa
Đại quan tiểu quan biệt tưởng lạc
Đối đích thị tha
Thác đích thị ngã
Tranh thậm ma”. (Thùy thị thùy phi, Hồng Ngâm III)
Tạm dịch:
“Người tu luyện
Tự tìm lỗi
Các loại nhân tâm phải bỏ nhiều
Quan ải lớn nhỏ chớ rớt lại
Cái đúng là họ
Cái sai là mình
Còn tranh gì nữa”. (Ai thị ai phi, Hồng Ngâm III)
Đột nhiên, tôi ngộ ra được nội hàm sâu hơn của đoạn Pháp này. Không quan trọng là ai đúng ai sai, thay vào đó là cần hướng nội để tìm ra những thiếu sót của bản thân. Đó là tất cả những điều mà chúng ta cần suy nghĩ và sẽ hướng nội nhanh hơn. Mấu chốt không phải là những gì diễn ra ở bề mặt mà là những gì cần loại bỏ, đề cao hay chỉ đơn giản là nhẫn chịu.
Giảng thanh chân tướng ở Áo
Đại dịch Trung Cộng diễn ra khiến lệnh phong tỏa thành phố được ban hành, việc khẩn cấp thức tỉnh lương tri của chúng sinh đã đẩy lên một tầm cao mới. Tuy nhiên, hoàn cảnh thay dổi khiến tôi cảm thấy trân quý cơ hội giảng chân tướng trực diện.
Vào ngày 20 tháng 7 – Ngày hội Thông tin được tổ chức tại Viên, tôi không chỉ xúc động bởi sự kiên định của các học viên và niềm tin của họ vào Đại Pháp mà còn bởi sự quyết tâm thức tỉnh lương tri của con người. Trận mưa lớn đã kết thúc, điều này cho phép một học viên có thể dàn dựng lại cảnh mổ cướp nội tạng trong hai tiếng trước khi kết thúc ngày hội thông tin.
Tiếp đó, các học viên lên kế hoạch thiết lập một quầy thông tin ở một thàn phố phía tây nước Áo vào tháng 8, vì chúng tôi đã không tới khu vực này trong một khoảng thời gian. Tôi đã lưu ý đến sự kiện này nhưng không thật sự thích nó cho dù tôi vẫn tham gia. Sau đó có tin rằng khả năng sự kiện sẽ bị huỷ do người phụ trách không có đủ thời gian để sắp xếp các công việc. Thêm vào đó là việc rất ít người sẽ đi tới đó.
Trước tình hình này, tôi và chồng mình vẫn quyết định sẽ đi đến đó ngay cả khi không có đủ học viên phụ trách một quầy thông tin. Chúng tôi vẫn sẽ phân phát các tài liệu. Ngày hội thông tin đã trở thành một buổi giảng chân tướng và cuối cùng chúng tôi cũng phát được mọi thứ mà chúng tôi cần. Ngoài ra, hai ngày trước khi sự kiện bắt đầu, có hai học viên từ Salzburg cũng đồng ý tham gia. Ngày hôm sau lại có thêm hai học viên từ Voralberg và một người từ Viên quyết định tham gia.
Một vấn đề khác là các tài liệu giảng chân tướng chỉ sẵn sàng vào đúng ngày diễn ra sự kiện. Sau đó, tôi nhận được thông báo rằng trời sẽ mưa trong suốt ngày diễn ra sự kiện ở Innsburck. Tuy nhiên, điều này không cản trở được tôi và tôi tự tin rằng mọi việc vẫn sẽ diễn ra bình thường. Nhưng tôi duy trì phát chính niệm để loại bỏ can nhiễu.
Đã lâu chúng tôi không tới khu vực này, chúng tôi cần thức tỉnh lương tri của mọi người nơi đây. Tôi xin Sư phụ giúp đỡ để có thêm nhiều chúng sinh có cơ hội đến kết duyên với Đại Pháp.
Chúng tôi ở đó từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Trời đã không mưa cả ngày hôm đó và chỉ sau khi mọi thứ được cất vào ô tô, chúng tôi mới thấy được những hạt mưa đầu tiên trên mặt. Đó là một ngày nắng đẹp và rất nhiều người đã đi ra ngoài. Rất nhiều người đã dừng lại ở quầy thông tin và tự xếp đặt vị trí tốt đẹp cho bản thân thông qua việc ký vào bản kiến nghị chống mổ cướp nội tạng.
Sư phụ giảng:
“Tu tại tự kỷ, công tại Sư phụ”. (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)
Mọi thứ đều đã được an bài hoàn hảo. Chúng ta chỉ cần ở đó vào đúng thời điểm và với chính niệm.
Con xin cảm tạ Sư phụ! Cảm ơn các bạn đồng tu!
(Bài viết được trình bày tại Pháp hội Áo năm 2020)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/10/4/413341.html
Bảng tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/10/14/187810.html
Đăng ngày 15-12-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.