Bài viết của Vân Hạc

[MINH HUỆ 19-09-2020] Vào ngày 4 tháng 9 vừa qua, một cơn bão lớn cùng mưa đá đã đổ bộ vào Thành phố Doanh Khẩu, tỉnh Liêu Ninh. Những cơn mưa xối xả cùng với những viên đá to bằng lòng đỏ trứng gà liên tục dội xuống khu vực. Vào ngày tiếp theo, mưa đá lại trút xuống thành phố và lần này còn kéo dài hơn cả lần trước.

Cơn bão đã gây ra thiệt hại nặng nề cho hoa màu, cây trồng và rau củ. Những chùm nho chín đã bị dập nát và hầu như không gì có thể hồi phục được.

34607deb6317d4234240f66f36714340.jpg

Mưa đá với kích cỡ bằng lòng đỏ trứng gà tại thành phố Doanh Khẩu, tỉnh Liêu Ninh

42b14f630b46c031d8f7fc000a201028.jpg

Nho chín bị dập nát

5bc151e483fbe27f6308f2fa9fe55bbf.jpg

Một lớp đá đã phủ kín con đường sau cơn mưa đá

Cơn mưa đá đã gây ra thiệt hại kinh tế nghiêm trọng. Sau nhiều tháng làm lụng vất vả, nông dân chỉ trông chờ vào việc bán nho để thu hồi lại tiền phân bón, nuôi trồng và một chút tiền lời. Nhưng công sức của họ đã đổ sông đổ biển và chính quyền không hề có một sự hỗ trợ nào cho người dân.

Trong khi nhiều người vẫn đang tự hỏi vì sao Doanh Khẩu lại phải chịu thiệt hại lớn như vậy, thì trí huệ của người xưa có thể đem lại manh mối cho câu trả lời. Người Trung Quốc cổ đại tin rằng thảm hoạ là do Thần an bài cho con người và nó có liên quan đến mối liên hệ giữa Thiên thượng và thế gian.

Khái niệm này đã được ghi chép kỹ lưỡng trong nhiều tác phẩm văn học kinh điển của Trung Quốc. Đó là nếu con người làm trái ý Trời thì tai hoạ sẽ giáng xuống. Nếu hoàng đế và quan lại trị vì đất nước trệch khỏi quy luật của Thiên thượng thì Thần sẽ giáng tai hoạ xuống thế gian con người, và nếu như họ không hối hận và thay đổi chính sách thì Thần sẽ mang đến tai hoạ còn lớn hơn. Chính vì vậy mà quan lại thời xưa luôn đặt đạo đức lên làm ưu tiên hàng đầu trong việc điều hành và quản lý của mình, nhất là khi tai hoạ ập đến.

Nhưng các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở xã hội hiện đại lại xem thường đạo đức và đặt bản thân mình lên trên nhân dân thay vì phục vụ nhân dân. Sự tham gia của họ vào cuộc bức hại Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, một môn tu luyện thiền định dựa theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn là một ví dụ.

Kể từ khi ĐCSTQ bắt đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, rất nhiều quan chức của ĐCSTQ, bao gồm những người ở thành phố Doanh Khẩu, đã tích cực nhắm đến các học viên Pháp Luân Công, những người tốt luôn tuân thủ pháp luật để đạt được vốn chính trị và thăng tiến trong sự nghiệp. Kết quả là rất nhiều học viên ở Doanh Khẩu đã bị bức hại và qua đời.

Bức hại không ngừng nghỉ và những cái chết ở Doanh Khẩu

Ông Vương Bảo Kim bị bắt vào năm 2002 và bị đưa đến trại tạm giam đầu tiên ở Doanh Khẩu vì từ chối từ bỏ đức tin của mình vào Pháp Luân Công. Ông bị đánh đập dã man và lâm vào tình trạng nguy kịch. Tuy nhiên sau đó toà án địa phương đã kết án ông 10 năm tù giam và ông đã bị giam tại ba cơ sở khác nhau – Nhà tù Ngoã Phòng Điếm, Nhà tù Hoa Tử, và Nhà tù Nam Quan Lĩnh.

Bên cạnh việc bức thực ông bằng nước muối, cai ngục còn bắt ông Vương phải lao động khổ sai mặc cho sức khoẻ của ông đang rất kém. Ông qua đời ở tuổi 45 vào tháng 12 năm 2009. Quan chức nhà tù đã ra lệnh hoả táng ông ngay lập tức mà không để gia đình kiểm tra thi thể của ông. Họ cũng đe doạ gia đình ông không được nói với bất kỳ ai về chuyện này.

Ông Mã Thiên Dong, cựu Bí thư Thanh tra Kỷ luật của Cục An ninh thành phố Doanh Khẩu đã bị cách chức vì niềm tin của mình vào Pháp Luân Công. Sau đó ông đã bị kết án ba năm tại trại lao động cưỡng bức. Vợ của ông bị kết án hai năm và con trai họ bị kết án một năm cũng vì tu luyện Pháp Luân Công. Ông Mã qua đời vào tháng 3 năm 2007.

Có rất nhiều ví dụ tương tự tại thành phố Doanh Khẩu và khu vực xung quanh thuộc quyền quản lý của Doanh Khẩu:

Cô Lý Diễm Hoa đã bị cảnh sát đánh đến chết chỉ trong vài giờ sau khi cô bị bắt vào ngày 19 tháng 2 năm 2001 vì nói với người đi đường về Pháp Luân Công. Cảnh sát đã gọi cho chồng cô và bắt ép anh thừa nhận cái chết của vợ mình là do bệnh tiểu đường.

Cô Tô Tinh Nham, 38 tuổi, là chủ một tiệm may. Cô và hai học viên khác đã bị bắt vào tháng 8 năm 2001 vì phân phát tài liệu Pháp Luân Công. Cảnh sát đã đánh đập cô đến chết và ném xác cô xuống một cái ao để nguỵ tạo rằng cô đã gặp tai nạn và chết đuối.

Bà Lỗ Quế Phương, kế toán trưởng của Nhà máy Thuốc lá Doanh Khẩu và là vợ của ông Mã đã qua đời ở tuổi 50 vào tháng 11 năm 2002.

Ông Lưu Lai Bân, từng làm việc tại Nhà máy lò hơi Doanh Khẩu đã qua đời ngày 10 tháng 10 năm 2009.

Bà Tong Shuping cùng ba con gái đã bị bức hại nghiêm trọng vì đức tin của mình vào Pháp Luân Công. Trong khi con gái bà, Fu Yan, đang phải ở tù thì bà phải làm việc vất vả để tìm cách để con gái mình được thả. Nhưng toà phúc thẩm địa phương đã gia tăng mức án tù của cô Fu. Bà Tong đã qua đời một tuần sau đó vào ngày 5 tháng 3 năm 2011.

Bà Vương Huệ Minh bị kết án sáu năm tại Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh và qua đời vào tháng 7 năm 2014 ở tuổi 69.

Số phận của những kẻ bức hại

Vài năm qua, một số lượng lớn những người tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công ở thành phố Doanh Khẩu đã gặp phải bất hạnh trong cả sự nghiệp lẫn cuộc sống. Các học viên địa phương tin rằng vận rủi của những quan chức này chính là quả báo của việc họ bức hại những học viên tuân thủ pháp luật.

Lý nắm giữ chức vụ Phó Thị trưởng và sau đó là Thị trưởng Doanh Khẩu từ tháng 1 năm 2000 đến tháng 3 năm 2004. Trong suốt thời gian đó, 10 học viên đã chết vì bị bức hại dưới quyền chỉ đạo của y. Tháng 9 năm 2018, Lý bị kết án 16 năm tù vì tội hối lộ và bị phạt 3 triệu nhân dân tệ.

Cựu Phó Thị trưởng và Giám đốc sở cảnh sát Doanh Khẩu Li Depeng đã tham gia chặt chẽ vào cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công. Chỉ riêng ngày 28 tháng 6 năm 2016 đã có hơn 20 học viên bị bắt vì đức tin của mình. Hai tháng sau đó, Lý bị cách chức Phó thị trưởng và sau đó là giám đốc sở cảnh sát.

Cao Aihua, cựu Phó thị trưởng thành phố Đại Liên và sau đó là Giám đốc Phòng Truyền thông Doanh Khẩu đã bị kết án 8 năm rưỡi tù giam vì hối lộ vào năm 2018. Cai từng bắt giáo viên và học sinh xem những đoạn video phỉ báng Pháp Luân Công và thậm chí yêu cầu sinh viên và giảng viên phải từ bỏ Pháp Luân Công.

Nghe theo lương tâm của bạn

Các học viên Pháp Luân Công sống theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Dù cho phải đối mặt với cuộc bức hại tàn khốc, họ vẫn giữ vẻ ôn hoà và liên tục cảnh báo các quan chức ĐCSTQ ngừng làm hại các học viên vô tội trong suốt 21 năm qua.

Nhưng một số quan chức đã không lắng nghe. Họ chỉ nghe theo mệnh lệnh của cấp trên đưa xuống và tiếp tục tiến hành chính sách bức hại, giống như những quan chức Doanh Khẩu được đề cập phía trên và họ cũng phải nhận quả báo.

Phan Thạch, Giám đốc Sở cảnh sát Liễu Thành, huyện Triều Dương, tỉnh Liêu Ninh đã bức hại các học viên trong nhiều năm. Kết quả là y được thăng chức lên làm trưởng Phòng 610 thành phố Triều Dương. Bỏ ngoài tai những lời khuyên của các học viên, y tuyên bố: “Tôi không sợ bị quả báo! Tôi sẽ bắt và đánh đập bọn họ [các học viên], và đi theo Đảng đến cùng!” Hai tháng sau đó, vào tháng 11 năm 2010, y đột ngột qua đời vào ngày sinh nhật lần thứ 41 của mình.

Giang Bình, một sĩ quan cảnh sát thành phố Ba Trung, tỉnh Tứ Xuyên đã không nghe những gì các học viên nói với y. “Tôi đã bắt rất nhiều học viên và tôi vẫn sống tốt hơn các người”, y nói. “Ai bảo rằng “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo” chứ? Đem ra đây cho tôi xem!” Sau đó y chết mà không rõ nguyên do ngay trước thềm năm mới 2019.

Khương Nhân Vũ, Giám đốc Sở An ninh Nội địa Quân Sơn thành phố Nhạc Dương, tỉnh Hồ Nam đã nói với các học viên: “Các người thường nói rằng tôi làm việc xấu. Tôi không sợ quả báo. Điều đó thật lố bịch!” Y chết vào tháng 10 năm 2019 vì bị ung thư.

Viên Quốc Phong, một quản lý an ninh thành phố Phật San, tỉnh Quảng Đông đã theo dõi, quản thúc và bắt các học viên trong suốt 10 năm. Y từ chối lắng nghe các học viên và tuyên bố: “Tôi đã tham gia bức hại trong hơn 10 năm và tôi thậm chí còn khoẻ mạnh hơn trước. Tôi không sợ quả báo và tôi cũng không tin nó”. Vào năm 2018, y lại một lần nữa bỏ ngoài tai lời khuyên của các học viên. Sau đó y đã chết ở tuổi 42 mà không rõ nguyên do trong cùng một ngày.

Nhưng may mắn thay, cũng có những quan chức nghe theo lời khuyên của các học viên và ngừng tham gia vào cuộc bức hại. Trưởng phòng An ninh Nội địa huyện Bố Tha, tỉnh Tứ Xuyên đã gặp tai nạn xe hơi sau khi ông phạt hành chính một học viên địa phương. Một học viên khác đã cảnh báo ông ngừng bức hại các học viên và nhắc ông rằng tiền sửa xe của ông vừa khớp với số tiền mà ông đã phạt người học viên kia. Ông ngay lập tức hiểu ra và quyết định nghỉ hưu sớm để không phải tham gia vào cuộc bức hại nữa.

Một phó đội trưởng sở cảnh sát đã không ngừng bức hại các học viên. Vợ ông đã qua đời và ông mắc bệnh ung thư. Các học viên địa phương đã đến thăm ông và một lần nữa cảnh báo ông nên ngừng việc bức hại. Lần này ông đã hiểu ra và thoái xuất khỏi ĐCSTQ. Ông cũng bắt đầu bảo vệ các học viên bằng mọi cách mà ông có thể. Sau này ông đã bắt đầu đọc các bài giảng của Pháp Luân Công.

Chúng tôi hy vọng rằng những thủ phạm liên quan sẽ nghe theo lương tâm của mình và ngừng bức hại các học viên Pháp Luân Công. Như vậy họ sẽ không phải chịu trách nhiệm khi thời điểm ĐCSTQ bị đưa ra xét xử vì những tội ác mà nó đã gây ra cho những người dân vô tội.

Bài liên quan:

Ông Vương Bảo Kim chết trong khi bị giam ở tỉnh Liêu Ninh

Cựu viên chức chính phủ Ông Ma Tianyong, Văn phòng Quốc phòng tại thành phố Doanh Khẩu, bị chết vì kết quả của cuộc bức hại

Bị cảnh sát tra tấn đến chết và sau đó bị ném xuống ao cho giống chết đuối – sự thật về cái chết khủng khiếp của học viên cô Tô Tinh Nham


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/9/19/412002.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/11/8/188154.html

Đăng ngày 26-12-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share