Bài viết của Thạch Khải và Nham Minh
Ngày 25 tháng 11 năm 2020, một ngày trước Lễ Tạ ơn, theo đề nghị của Thượng Nghị sỹ Doug Mastriano của bang Pennsylvania, Ủy ban Chính sách Thượng viện của Đảng Cộng hòa tại bang Pennsylvania đã tổ chức phiên điều trần tại Gettysburg để nghe các nhân chứng về sự gian lận phiếu bầu trong cuộc bầu cử 2020. Đây là phiên điều trần công khai đầu tiên được tiến hành kể từ chiến dịch của ông Trump khởi tố các vụ khiếu kiện cáo buộc tình trạng gian lận phiếu bầu và những bất thường trên diện rộng, sau cuộc bầu cử.
Mọi người trên khắp trên thế giới đều theo dõi sát sao phiên điều trần và nóng lòng xem bằng chứng do đội pháp lý của ông Trump đưa ra.
Ủy ban Chính sách Thượng viện của Đảng Cộng hòa tại bangPennsylvania tổ chức phiên điều trần về cuộc bầu cử 2020 hôm 25 tháng 11 năm 2020
Ông Phil Waldron, Đại tá Quân đội về hưu sau 30 năm phục vụ, cũng là chuyên gia về chiến tranh thông tin, cho hay “các hệ thống bầu cử ở Hoa Kỳ và Pennsylvania được thiết lập để có thể thao túng được”. Ông ước tính “có thể có đến 1,2 triệu phiếu bầu ở Pennsylvania bị sửa hoặc gian lận.”
Trong khi đó, luật sư Rudy Giuliani của ông Trump chỉ ra rằng, mặc dù bang này chỉ gửi đi 1.823.148, song tổng số phiếu được đếm lại là 2.589.242. Ông Waldron xác nhận rằng chỉ mấy tiếng đồng hồ trước khi phiên điều trần khai mạc, “con số 2,5 triệu” đã biến mất khỏi trang web của Trưởng ban Nội vụ bang Pennsylvania, trong khi nhóm phụ trách mạng của ông này đã thu thập dữ liệu suốt 22 ngày qua.
Đại tá về hưu Phil Waldron trình bày phân tích dữ liệu tại phiên điều trần tại Thượng viên Bang Pennysylvia hôm 25 tháng 11 năm 2020
Ông Waldron còn xác nhận rằng họ đã phát hiện được 604.000 phiếu bầu không hợp lệ chỉ trong 90 phút, trong đó, 570.000 là dành cho Biden và 3.200 là cho Trump.
Tại thời điểm diễn ra phiên điều trần, Biden đang dẫn trước Trump tới 81.660 phiếu, và ông Giuliani ước tính có 672.770 phiếu được tính cho Biden là chưa qua thanh tra trước khi bỏ vào hòm phiếu.
Luật sư Giuliani của Trump trình bày các bằng chứng trong phiên điều trần
Ông Gregory Stenstrom, một quan sát viên bỏ phiếu của Đảng Cộng hòa và là một nhà khoa học máy tính phục vụ công tác điều tra, cho hay, ông nhận thấy 47 thẻ nhớ USB bị mất dữ liệu bỏ phiếu. Ông cũng người giám sát kho máy bỏ phiếu tự tải phiếu bầu vào máy mà không có ai giám sát tới 24 lần. “Ông ấy đi vào với đống túi lớn, chúng tôi có ảnh ở đây, và có nộp kèm theo bộ lời chứng có tuyên thệ”, ông Stenstrom cho hay.
Thượng Nghị sỹ Doug Mastriano của bang Pennysylvia, người tổ chức phiên điều trần, hỏi “Tại sao an ninh bầu cử ở Afghanistan lại tốt hơn ở Pennsylvania?” “Chúng ta ở đây hôm nay là để cố gắng tìm ra điều gì đã xảy ra trong cuộc bầu cử này.”
Thượng Nghị sỹ Doug Mastriano của bang Pennsylvania
Thượng Nghị sỹ Mastriano đã so sánh cuộc điều trần với Trận chiến Gettysburg năm 1863, một bước ngoặt trong cuộc nội chiến cũng như lịch sử nước Mỹ. “Như vậy, ngày hôm nay, lịch sử đang thay đổi đối với đất nước và tiểu bang của chúng tôi như trở lại Gettysburg một lần nữa”, ông nói.
Thật vậy, Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ đang phải đối mặt với một trận chiến chưa từng có giữa thiện và ác.
Vào ngày diễn ra phiên điều trần, tài khoản Twitter của Thượng Nghị sỹ Mastriano bị khóa, cũng như tài khoản của luật sư Sidney Powell, một người chiến đấu kiên cường khác đang tìm kiếm công lý cho cuộc bầu cử và người dân Mỹ. Cô Jenna Ellis, cố vấn pháp lý của ông Trump, cho biết cô đã nhận được hàng trăm email và tin nhắn đe dọa. Bất chấp đủ thứ đe dọa và kiểm duyệt, những người tin vào công lý không chịu sự uy hiếp và vẫn đang chiến đấu hết mình cho lẽ phải.
Cư dân mạng vui mừng với những bằng chứng phanh phui vụ gian lận bầu cử
Với số lượng bằng chứng khổng lồ về việc gian lận cử tri bị phanh phui trong phiên điều trần, nhiều người ủng hộ Trump rất phấn khởi và cho rằng đó là món quà quý nhất trong Lễ Tạ ơn của họ.
SWANGOOSEMUSIC nói, “Tôi đã xem toàn bộ phiên điều trần. Tôi thấy rất phấn khởi trước những nhận định và kết luận của họ. Họ đã thể hiện quyết tâm bảo vệ Hiến pháp Mỹ và có thể làm nên lịch sử khi sử dụng các hạ viện bang để chọn ra các đại cử tri cho Đại cử tri đoàn. Khi Pennsylvania thực hiện bước này, các bang chiến địa khác sẽ làm theo.”
Nhiều cư dân mạng cảm động trước sự can đảm của hàng chục nhân chứng đứng ra làm chứng. Một người chia sẻ, “Tôi đã khóc. Tôi không bận tâm ai sẽ thắng cuộc bầu cử này, nhưng tôi muốn một cuộc bầu cử công bằng và nghiêm chính. Tôi đã chấn động và vô cùng xúc động khi thấy rất nhiều nhân chứng đứng lên, cho dù bị đe dọa mất việc làm hay người thân của họ bị uy hiếp. Phiên điều trần này sẽ đi vào lịch sử nước Mỹ và nó sẽ là bước ngoặt của ánh sáng và bóng tối trong lịch sử nhân loại.”
Một cư dân mạng khác nói: “Ở Hoa Kỳ, mọi người đều phải làm chứng khi đã tuyên thệ, hễ khai sai sẽ bị tính là trọng tội. Bởi vậy, lời khai của các nhân chứng rất đáng tin cậy. Nếu những điều họ nói ra cuối cùng được xác minh, thì gian lận liên quan đến cuộc bầu cử chính là tội, vậy thôi. Nếu chúng ta để cho tội này xảy ra, thì chúng ta không còn có nền dân chủ ở Hoa Kỳ nữa.”
Cư dân mạng Jialingzhou nói thêm rằng điều quan trọng nhất lúc này là bảo vệ các nhân chứng, anh lo ngại nhiều người trong số họ đang phải đối mặt với các mối đe dọa và nguy hiểm.
Giraffe Voice cho biết anh đã đọc hồ sơ vụ kiện 104 trang của luật sư Powell ở Georgia và nhóm của bà thật đáng nể phục khi thu thập và tập hợp rất nhiều bằng chứng trong khoảng thời gian ngắn đến vậy.
Chiến đấu vì tương lai của chúng ta
73 triệu phiếu bầu mà Trump giành được trong năm nay đã phá kỷ lục, 80 triệu phiếu bầu của Biden cũng vậy. Tuy nhiên, đối với nhiều người, việc cả hai ứng cử viên này đều phá vỡ kỷ lục là không thể nào. Một số cư dân mạng chỉ ra rằng nếu cộng cả lại, tổng số phiếu sẽ là 153 triệu, tức là nhiều hơn 10 triệu phiếu so với số người đi bỏ phiếu.
Nhiều người đã nhận ra rằng cuộc bầu cử Hoa Kỳ này sẽ có ảnh hưởng lâu dài và sâu sắc đến tương lai của nước Mỹ và mỗi người sống trên đất Mỹ. Đối với nhiều cử tri bỏ phiếu cho Trump, họ hiểu rằng họ đang chiến đấu không chỉ vì Trump mà cả vì đất nước, vì bản thân họ, và các thế hệ tương lai.
Cư dân mạng Kaichen Zhang cho biết, “Với những người ở Hoa Kỳ chúng ta, chúng ta không muốn những thứ quý giá của mình bị đánh cắp hay bị cướp tiền trong các cuộc biểu tình bạo lực; chúng ta không muốn những người nhập cư bất hợp pháp tùy tiện nhập cư vào đất nước; chúng ta không muốn những kẻ giết người hay đốt phá không bị trừng phạt; chúng ta không muốn trả thuế cao; chúng ta không muốn thấy xã hội ngập trong ma túy, lang chạ và ấu dâm; chúng ta không muốn các trường đại học nhận sinh viên hoàn toàn dựa trên các yếu tố phi học thuật; chúng ta cũng không thích đúng đắn chính trị khi có người đi bỏ phiếu mà không cần trình thẻ căn cước. Để phản đối việc đi theo chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải chống lại Biden.”
Một cư dân mạng khác là Shi Jin nhận định rằng đối thủ của Trump không phải là Biden, mà ông đang chiến đấu với nhà Clinton, Obama, Soros, CNN, NBC, ABC, NPR, BLM và ANTIFA. Người này nói rằng “hệ sinh thái lợi ích” đó trải rộng trên ra khắp các quốc gia trên sáu châu lục và đã thẩm thấu vào mọi ngành nghề. Có lẽ Trump đang chiến đấu với cả một mạng lưới doanh nhân và chính trị gia khổng lồ trên toàn cầu và khối tài sản trị giá hàng triệu tỷ mà họ đại diện.
Lau Huo bình luận: “Chúng ta nên tập trung vào Hiến pháp và luật bầu cử. Đây không còn là vấn đề ai thắng cử nữa, mà là vấn đề cơ bản về dân chủ, luật pháp và an ninh quốc gia rồi.”
Khẩn cấp thanh trừ độc tố cộng sản chủ nghĩa
Những chướng ngại chưa từng có mà Trump đang phải đối đầu cho chúng ta thấy chủ nghĩa cộng sản đã thâm nhập vào Hoa Kỳ sâu đến thế nào, và đạo đức xã hội đã hủ bại đến mức nào.
Vừa mấy hôm trước, thống đốc bang California ra lệnh đóng cửa toàn bộ các cơ sở không thiết yếu để kiềm chế sự lây lan dịch bệnh. Những cơ sở “không thiết yếu” của ông ta là nhà thờ, nhà hàng. Nhưng những cơ sở “thiết yếu” không phải đóng cửa của ông ta lại bao gồm các câu lạc bộ thoát y, các cơ sở phá thai, cửa hàng bán cần sa. “Thật điên rồ!”, mục sư Rob McCoy cho hay.
Ngày 25 tháng 11, một thủ lĩnh của nhóm Antifa đã công khai đe dọa Tổng thống Trump, cảnh báo rằng nếu “đến trưa Chủ nhật mà ông không nhượng bộ thì chúng tôi sẽ bắt đầu chặn đường ở các khu vực của đảng bảo thủ. Những người ủng hộ ông sẽ không thể đi làm hay đi siêu thị mà nuôi gia đình. Chúng tôi được trang bị vũ khí và sẽ trả đũa dưới hình thức đâm xe gây chết người.”
Cư dân mạng Li Qicheng nói, “Khối u của chủ nghĩa cộng sản đã bám rễ vào các chính quyền trung ương và địa phương của Hoa Kỳ trên diện rộng. Ngay cả Bộ Tư pháp cũng không được tha. Tổng thống Trump đang nỗ lực để loại bỏ những khối u đỏ này. Nhưng quá trình này sẽ kéo dài và nhiều và không thể tránh khỏi những cơn đau buốt. Tiến lên, Tổng thống Trump! Tiến lên, Nhân dân Hoa Kỳ!”
Dongjian Han nói: “Nếu Hoa Kỳ được giao cho Biden, nó cũng giống như giao Đài Loan cho Đảng Cộng sản Trung Quốc. Những gì đang xảy ra ở Hồng Kông bây giờ sẽ là tương lai của Đài Loan.”
Jiangang Wu bình luận: “Tôi đến từ Trung Quốc đại lục. Tôi ủng hộ Trump và Đảng Cộng hòa. Tôi khao khát tự do và nền dân chủ ở Hoa Kỳ. Tôi mong chờ ngày bầu trời ở Trung Quốc sẽ bừng sáng!”
Cuộc bầu cử này của Hoa Kỳ khiến chúng ta phải suy ngẫm về nhiều điều, kể cả chúng ta nên theo đuổi và tin tưởng những gì.
Lin Wood, một trong các luật sư trong nhóm pháp lý của Trump, nói trên tài khoản Twitter của mình, “Đã nhiều năm nay, tôi không hỏi câu hỏi quan trọng nhất trong đời mình, ‘Chúa có thật không?’ Là một luật sư, tôi thường đòi hỏi bằng chứng. Tôi không tìm thấy câu trả lời bằng bằng chứng, mà tìm thấy nó bằng niềm tin. Một khi tôi chấp nhận đức tin rằng Chúa có thật, thì bằng chứng ở khắp mọi nơi, như trong ánh hoàng hôn tối nay.”
Chỉ những ai có niềm tin vào Thần mới được Thần bảo hộ. Trump, một người có niềm tin sâu sắc vào Chúa, đã phát biểu tại Lễ Khai giảng của Đại học Tự do (Liberty University) vào tháng 6 năm 2017 rằng, “Nước Mỹ sẽ tốt đẹp hơn khi mọi người đặt niềm tin vào hành động. Chừng nào tôi còn là tổng thống của các bạn, sẽ không ai có thể ngăn bạn thực hành đức tin của mình hay truyền giảng những điều trong lòng bạn. Chúng tôi sẽ luôn bảo vệ quyền của tất cả người dân Mỹ được cầu nguyện với Chúa và làm theo những lời dạy của Ngài.”
Ghi chú: Tiểu sử của Thượng Nghị sỹ Douglas Mastriano
Thượng Nghị sỹ Doug Mastriano là một cựu chiến binh chiến đấu, cha ông là một người lính Hải quân Hoa Kỳ. Ông đã phục vụ trong Quân đội Hoa Kỳ 31 năm. Khi phục vụ trong chiến dịch Bức màn sắt với Trung đoàn Kỵ binh Thiết giáp Số 2 ở Tây Đức, ông đã chứng kiến sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh, sau đó được điều động sang Iraq cho Chiến dịch Bão táp Sa mạc (1991) để giải phóng Kuwait. Trung đoàn của ông đã dẫn đầu cuộc tấn công chống lại lực lượng Vệ binh Cộng hòa tinh nhuệ của Saddam. Ông cũng từng có 4 năm làm giám đốc Trung tâm Tình báo Chung của NATO tại Afghanistan. Ông đã hoàn thành sự nghiệp của mình với tư cách là giáo sư của Trường Cao đẳng Chiến tranh Quân đội Hoa Kỳ (PAWC), Carlisle, PA, và giảng dạy Nghiên cứu Chiến lược ở bậc thạc sỹ cho thế hệ lãnh đạo kỳ cựu tiếp theo.
Ông Mastriano là Tiến sỹ Lịch sử (Ph.D.) và có bốn bằng thạc sỹ: Chiến lược, Tình báo chiến lược, Hoạt động Quân sự và Không quân. Ông lấy bằng cử nhân tại Đại học Eastern ở St. Davids, Pennsylvania, và là cựu sinh viên khóa 2009. Ông đã xuất bản 30 bài báo về chiến lược và các chủ đề lịch sử, đồng thời là tác giả của cuốn sách Alvin York: “A New Biography of the Hero of the Argonne”, và đã nhận được bốn giải thưởng. Cuốn sách mới của ông, “Thunder in the Argonne” là cuốn sách đầu tiên kể lại toàn bộ câu chuyện về trận chiến lớn nhất của Mỹ, đó là Chiến dịch Meuse-Argonne năm 1918. Cuốn sách tiếp theo của ông, Pershing’s Lieutenant, sẽ được xuất bản vào năm 2020 và là một tác phẩm biên tập lại, tập trung vào phong cách lãnh đạo của các sỹ quan Hoa Kỳ trong Thế Chiến thứ nhất.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/11/27/415693.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/11/29/188496.html
Đăng ngày 02-12-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.