[MINH HUỆ 26-11-2020] Chỉ một năm trước, âm thanh của chủ nghĩa cộng sản gần như đã tắt ngấm, nhưng nó vẫn còn vang lên ở truyền thông phương Tây.
Năm 2019, tờ Washington Post đã từng đăng một bài báo rằng: “Không, Trung Quốc và Hoa Kỳ không bị cuốn vào một cuộc đấu tranh hình thái ý thức, vẫn còn cách nhau xa lắm.” Bài báo giải thích rằng “hình thái ý thức của ĐCSTQ đã phá sản” và nó chỉ là “Đảng Cộng sản trên danh nghĩa”. Tạp chí Forbes cũng đăng một bài báo với tiêu đề “Thành công về kinh tế của Trung Quốc chứng minh sức mạnh của chủ nghĩa tư bản”. Forbes giải thích rằng sự kiểm soát xã hội của Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ là một u linh biến mất trong quá khứ.
Tuy nhiên, bóng ma tưởng chừng như biến mất này đã tức thời hồi sinh như một con quái vật trong cuộc bầu cử năm 2020 của Mỹ. Ngay từ đầu thế kỷ trước, Sergey Nechaev, người được Lênin gọi là anh hùng, đã tuyên bố công khai rằng “những người cách mạng không chỉ có thể mà còn phải thường xuyên sống trong xã hội, đồng thời giả vờ rằng bản thân họ hoàn toàn khác với con người thật của họ.”
Năm 2020 là một năm phi thường, từ đại dịch cho đến bầu cử Mỹ, bóng ma chủ nghĩa cộng sản hoành hành khắp chốn, sự thật bị lừa dối và lẫn lộn, khiến thế nhân khó phân biệt đâu là thật, đâu là giả. Ôn dịch vẫn chưa kết thúc, bầu cử vẫn đang tiến hành, cuộc đọ sức giữa chính nghĩa và tà ác vẫn đang là một ván cờ khó phân thắng bại.
Từ truyền thống lịch sử, thế giới phương Tây và giới truyền thông luôn giữ thái độ chiến tranh lạnh với chủ nghĩa cộng sản, tuy nhiên sau khi nền kinh tế Trung Quốc hội nhập toàn cầu, thì ranh giới này ngày càng trở nên mờ nhạt. Mặc dù kể từ năm 2016, Tổng thống Trump đã liên tiếp đóng cửa các Viện Khổng Tử và các hoạt động tuyên truyền lớn ở nước ngoài, vốn tràn ngập hệ tư tưởng của ĐCSTQ, tuy nhiên, dưới sự lựa chọn nhân nhượng của phương Tây trong vài thập kỷ qua, các vòi bạch tuộc của hình thái ý thức “đỏ” vô hình trung đã vươn lên trung tâm của thế giới phương Tây.
Dưới đây là một số hiện tượng đã và đang xảy ra trong cuộc bầu cử Mỹ lần này:
1. Cổ động bạo lực, kích động cừu hận
Trước bầu cử, một phong trào bảo vệ quyền cho người da đen (Black Lives Matter) đã kéo dài suốt mùa hè, nhưng các hãng truyền thông chính và các quan chức chính phủ cánh tả bị tà linh cộng sản kiểm soát dưới danh nghĩa ngọn cờ “phải đạo chính trị”, đã không kêu gọi chấm dứt bạo loạn, mà thay vào đó đẩy những mâu thuẫn về phía Tổng thống Trump.
Những người biểu tình bạo lực đã đốt xe cảnh sát, đập phá, cướp bóc và đốt phá. Tổng cộng 25 thành phố ở 16 tiểu bang đã áp dụng lệnh giới nghiêm, nhiều khu vực bao gồm New York, Chicago, Seattle, Los Angeles, San Francisco, Houston và các thành phố lớn khác đã rơi vào tình trạng bán tê liệt và nhiều người đã thương vong trong cuộc bạo loạn.
Khẩu hiệu mà những người biểu tình đưa ra là “Không thể xây dựng lại cho đến khi phá bỏ hoàn toàn”, “Xóa bỏ hệ thống cảnh sát, nhà tù, tòa án và tư pháp hình sự hiện hành”.
Tuy nhiên, ở một số bang và thành phố, bạo lực được phép lan rộng, thậm chí cấm cảnh sát thi hành luật thông thường, và một số còn ngầm đồng ý tham gia vào việc phân biệt đối xử chống lại cảnh sát. Về dư luận coi như không có gì, nhìn thấy lợi ích của công chúng bị thiệt hại, nhưng lại không biểu dương chính nghĩa.
Kể từ cuối những năm 1920, ĐCSTQ đã “đánh thổ hào để phân chia ruộng đất”, kích động những kẻ lưu manh vô sản dùng thủ đoạn bạo lực bất hợp pháp để chiếm đoạt đất đai từ trong tay địa chủ, đồng thời sát hại những người địa chủ vô tội này, khuếch đại ma tính trong con người như “đấu tranh” và “không lao động mà thu hoạch”. Trong quá trình này, ĐCSTQ đã đánh lừa lòng dân một cách trắng trợn.
“Không thể xây dựng lại cho đến khi phá bỏ hoàn toàn”, đây là khẩu hiệu của bọn chủ nghĩa cộng sản, cũng là khẩu hiệu của Trung Cộng khi cướp chính quyền ở Trung Quốc Đại Lục, kiểu như “Không thể xây dựng lại một thế giới mới cho đến khi đập tan thế giới cũ”. Điều đáng nói là, sau một thế kỷ, khẩu hiệu này đã xuất hiện ở nước Mỹ!
Nước Mỹ lập quốc dựa trên tự do, dân chủ và pháp chế, ngày nay cũng bất ngờ xuất hiện một cuộc vận động cách mạng cộng sản tương tự. Một cư dân mạng đặt câu hỏi: “Ai đứng sau chủ nghĩa cộng sản mờ ám quái dị để đảo loạn nước Mỹ?”
2. Đảo ngược trắng đen, che giấu sự thật
Trong bốn năm qua, những tin đồn và những lời bôi nhọ chống lại Tổng thống Trump vẫn liên tục tiếp diễn, từ vụ bịa đặt về cuộc điện thoại với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, với Nga cho tới cuộc điều tra luận tội là “cuộc săn phù thủy”, chúng ngang nhiên chuyển trắng thành đen. Đặc biệt trong kỳ bầu cử này, ba hãng truyền thông lớn của Mỹ là ABC, CBS và NBC đã đưa tin tiêu cực sai lệch hơn 90% về Tổng thống Trump. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông này đã tung hỏa mù có chọn lọc và giả câm giả điếc về vụ bê bối “cổng ổ cứng” và “gian lận phiếu bầu”.
Vào ngày 11 tháng 11, tờ Thời báo New York của Mỹ đã đăng một bài báo trên trang nhất với tiêu đề “Phát hiện của quan chức bầu cử: Không có gian lận trên cả nước”. CNN cũng đưa ra báo cáo tương tự “không có gian lận”. Nhưng trên thực tế, lần lượt các video trực tiếp, nhân chứng và lời khai về gian lận đã được phát đi từ các phương tiện truyền thông. Hầu như cả thế giới đều biết rằng gian lận phiếu bầu đang diễn ra tràn lan, nhưng các hãng truyền thông dòng chính lại quy tất cả sự thật đã xảy ra về con số không.
Ngày 14 tháng 11, hàng triệu người từ 50 bang của Mỹ đã tập trung tại thủ đô Washington DC của Mỹ để tổ chức một cuộc diễu hành hoành tráng ủng hộ Tổng thống Trump và yêu cầu “ngừng đánh cắp” cuộc bầu cử. Một thực tế rõ ràng như vậy, nhưng hãng truyền thông Mỹ Washington Post lại viết: “Hàng nghìn người ủng hộ Tổng thống nước Mỹ Donald Trump đã diễu hành trên các đường phố ở trung tâm thành phố Washington DC hôm nay”, CNN cũng đưa tin “hàng nghìn người” có mặt tại hiện trường. Trong mô tả của các hãng truyền thông dòng chính ở Mỹ, thì những người kêu gọi chính nghĩa đã trở thành những phần tử nguy hiểm tiềm tàng, trắng trợn hơn nữa là Antifa (những kẻ ủng hộ chủ nghĩa xã hội) đã tấn công gây thương tích những người ủng hộ Tổng thống Trump, thế mà truyền thông dòng chính lại im hơi lặng tiếng.
Vì sao nhân tài có thể bình chân như vại khi đối diện với sự thật như vậy, dám nói đen thành trắng, nói trắng thành đen?
Vào đầu năm, khi virus Trung Cộng mới bắt đầu lây lan, các quan chức ĐCSTQ đã ngang nhiên tuyên bố trước camera CCTV rằng họ “có thể phòng ngừa và kiểm soát được”, cũng không tìm thấy “hiện tượng lây truyền từ người sang người”. Cả thế giới biết rằng virus Trung Cộng có nguồn gốc từ Vũ Hán, nhưng các nhà ngoại giao của ĐCSTQ đã công khai tuyên bố rằng virus này có nguồn gốc từ nước Mỹ.
Hơn 30 năm trước, trong “sự kiện Lục Tứ” trên quảng trường Thiên An Môn, sau khi quân đội đã nã súng máy và dùng xe tăng cán chết sinh viên học sinh khiến cho quảng trường Thiên An Môn máu chảy thành sông, vậy mà người phát ngôn của ĐCSTQ dám tuyên bố với truyền thông trên toàn thế giới rằng: Sự kiện Thiên An Môn không có người nào chết. Chỉ những người dân Bắc Kinh thức suốt đêm ấy đích thân trải nghiệm và tận mắt chứng kiến, mới biết rằng hằng bao nhiêu hàng xóm, họ hàng và bạn bè đã bị ĐCSTQ thảm sát.
Hơn 60 năm trước, Trung Cộng đã từng làm ra cái gọi là Đại Nhảy vọt, nồi cơm lớn, xảy ra nạn đói ba năm, 30 triệu người chết đói. Tuy nhiên, trong các cuộc phỏng vấn với các nhà báo nước ngoài vài năm sau đó, câu trả lời của ĐCSTQ là: Trung Quốc không có xảy ra hiện tượng người chết đói.
Vào năm 1999, lại kích động dân chúng toàn quốc thù hận và phản đối Pháp Luân Công, lợi dụng trường hợp bệnh nhân tâm thần và sự cố tử vong để giá họa cho các học viên Pháp Luân Công, bịa đặt 1400 cái chết, dàn dựng vụ tự thiêu giả Thiên An Môn. Tóm lại, ĐCSTQ tận dụng mọi thủ đoạn có thể để bôi nhọ và vu oan Pháp Luân Công.
Một người có lương tri vĩnh viễn không bao giờ có thể tưởng tượng được nơi mà kẻ hèn hạ vượt qua ranh giới đạo đức cuối cùng.
Kể từ năm 2016, khi Tổng thống Trump tuyên bố từ chối chủ nghĩa xã hội và loại bỏ “phải đạo chính trị”, các thế lực đen tối tiềm tàng ở tầng thâm sâu đã để mắt đến ông.
Biểu hiện cụ thể của “phải đạo chính trị” là phân hóa các nhóm người thành các cấp theo mức độ “bị áp bức”, và người “bị áp bức” nghiêm trọng nhất cần phải nhận được sự tôn trọng và kính lễ ở mức độ cao nhất. Kiểu đánh giá chỉ dựa trên thân phận, chỉ xét xem người ta thuộc về thành phần xã hội nào mà không kể đến phẩm hạnh và tài năng của cá nhân, gọi là “chính trị dựa trên thân phận” (identity politics).
Kiểu phân loại này giống hệt với việc các quốc gia cộng sản phân người ta thành giai cấp dựa vào tài sản của họ, như “năm loại đỏ”, “năm loại đen”, nhà tư bản đại gian đại ác, địa chủ phú nông ăn người,
Dưới những khẩu hiệu “tự do dân chủ” và “phải đạo chính trị”, bề ngoài thì mọi người đều bình đẳng, nhưng thực chất đó là một tai họa cho nhân loại. Việc ủng hộ những hành vi bại hoại luân lý như hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, hợp pháp hóa cộng đồng sử dụng cần sa; nam nữ dùng chung nhà vệ sinh và “nhà vệ sinh dành cho người chuyển giới”; hạn chế việc cảnh sát thực thi pháp luật đối với giới tội phạm người Mỹ gốc Phi, v.v.. Những biện pháp này được thực hiện dưới ngọn cờ “chủ nghĩa tiến bộ” và “bình đẳng bình quyền”, về bản chất, nó kích động dục vọng không đáy của con người, quá cường điệu bản thân, truy cầu tự do tuyệt đối, khiến con người không ngừng đi lệch tiêu chuẩn đạo đức chính thống.
Dưới ngọn cờ “Chủ nghĩa cộng sản”, trước khi cướp chính quyền, ĐCSTQ đã tự cho mình là cứu tinh của nhân dân “vĩ đại, vinh quang, và đúng đắn”, là đầy tớ của nhân dân, tất cả tài sản được chia sẻ công khai, tuyên bố “vì nhân dân phục vụ”. Sau khi cướp chính quyền, chúng xé bỏ mặt nạ, biến chất trở thành không quan chức nào không tham, tất cả đều nhìn vào tiền, cười người nghèo chứ không cười kỹ nữ, một số máy đếm tiền trong nhà của các quan chức tham nhũng bị cháy. Dưới sự tàn phá của thuyết vô thần, ĐCSTQ đã từ bỏ đạo đức xã hội chính thường ngày càng xa.
Nếu Liên Xô, Đông Âu và ĐCSTQ sử dụng bạo lực để nắm chính quyền, thì hệ thống hiến pháp Mỹ hiện cũng đang phong hóa. Tuy nhiên, khi phơi bày từng góc độ của lịch sử chủ nghĩa cộng sản, thì những gì đã xảy ra trong cuộc bầu cử Mỹ giống như hình ảnh phản chiếu về lịch sử của chủ nghĩa cộng sản. Vào thời kỳ đầu chế định ra Hiến pháp Hoa Kỳ, các nhà lập pháp đã nói rõ rằng, mặc dù bản Hiến pháp hoàn chỉnh, đối với những người tuân thủ đạo đức mà nói, thì nó là một khế ước tốt, nhưng nó lại bất lực đối với những người vô đạo đức. Đây là những gì người ta gọi là đề phòng quân tử nhưng không đề phòng tiểu nhân. Nước Mỹ đang trải qua một cuộc khủng hoảng hiến pháp chưa từng có, tại thời khắc này, nước Mỹ đã bước đến bên vách đá cheo leo…
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/11/26/美国大选中的共产幽灵-415618.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/11/27/188462.html
Đăng ngày 30-11-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.