Theo một phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc
Tên: Thái Phúc Thần (蔡福臣)
Giới tính: Nam
Tuổi: Độ tuổi tứ tuần
Địa chỉ: Không rõ
Nghề nghiệp: Viên chức chính phủ của Cục thuế Long Tỉnh
Ngày qua đời: 15 tháng 9 năm 2010
Ngày bị bắt gần nhất: 24 tháng 5 năm 2004
Nơi bị giam gần nhất: Nhà tù tỉnh Cát Lâm tại Công Chủ Lĩnh(吉林省公主岭监狱)
Thành phố: Công Chủ Lĩnh
Tỉnh: Cát Lâm
Hình thức bức hại: Sốc điện, cấm ngủ, lao động cưỡng bức, tẩy não, kết án phi pháp, đánh đập, treo lên, bỏ tù, biệt giam, tra tấn, tống tiền, sa thải, kìm hãm thể xác, lục soát nhà, thẩm vấn, giam cầm
[MINH HUỆ 20-9-2010]
Ông Thái Phúc Thần đã bị kết án 10 năm tù vào năm 2004 và bị giam tại Nhà tù Công Chủ Lĩnh cho đến khi ông đột ngột qua đời tại đó vào quãng ngày 16 tháng 9 năm 2010.
Ban quản lý nhà tù thừa nhận rằng ông đã bị ép “chuyển hóa” trong một thời gian dài, nhưng ông đã từ chối chấp nhận sự tẩy não. Ông liên tục bị nhốt trong một ‘xà lim nhỏ’ (1), bị giám sát chặt chẽ bởi nhiều tù nhân 24 giờ mỗi ngày, và không được phép liên lạc với người khác.
Vào ngày 5 tháng 5 năm 2008, các lính canh đã biệt giam ông sau khi ông viết một bức thư kháng nghị để chống lại sự bức hại. Các lính canh đã treo ông bên trên giường ngủ. Họ không cho ông ngủ, và sốc điện vào đầu gối và hai chân ông bằng một dùi cui điện. Ông đã được thả ra khỏi nơi biệt giam sau một tháng vào ngày 5 tháng 6, và vẫn từ chối chấp nhận sự tẩy não.
Lần cuối cùng ông Thái nói chuyện với gia đình qua điện thoại là vào ngày 5 tháng 9 năm 2010. Khi gia đình hỏi về tình trạng của ông, ông đã trả lời, “Không tốt”. Ông đã chết trong nhà giam 10 ngày sau. Các lính canh đã thông báo cho gia đình ông, nói rằng ông đang được chữa trị sau khi “nhảy ra khỏi tòa nhà.” Gia đình ông đã vội vã đến nhà tù ngày 16 tháng 9 năm 2010. Nhà tù nói ông Thái đã từ chối “bị chuyển hóa” và sau đó đã “nhảy lầu từ tầng ba và chết.”
Gia đình ông đã hỏi ban quản lý nhà tù: Tại sao nhà tù không nói với họ qua điện thoại rằng ông đã chết? Nó đã xảy ra như thế nào? Ông đã vào tù với sức khỏe tốt và bây giờ đã chết một cách đáng buồn và khó hiểu như vậy. Chính quyền nhà tù đã yêu cầu gia đình ký biên bản để cho phép khám nghiệm tử thi, nhưng gia đình ông đã từ chối. Chính quyền nhà tù nói rằng họ có thể ép mổ xác mà không cần có sự hiện diện của gia đình hay chữ ký của họ. Gia đình ông hoàn toàn phản đối và nói rằng họ sẽ thuê một luật sư, liên hệ với truyền thông, và tìm kiếm công lý.
Bị ngược đãi tàn bạo
Tháng 11 năm 1999, ông Thái đã đến Bắc Kinh để nói với chính quyền rằng Pháp Luân Công không nên bị đàn áp, nhưng ông đã bị bắt. Ông bị giam trong Trại giam Long Tỉnh. Đơn vị làm việc của ông, Văn phòng thuế Long Tỉnh, vẫn tiếp tục thuê ông, nhưng hoãn lương của ông.
Tháng 3 năm 2000, ông Thái đã bị công an từ Đồn công an Long Môn Long Tỉnh bắt khi đang tập các bài công pháp. Ông đã bị kết án hai năm lao động cưỡng bức và bị giam tại Trại lao động cưỡng bức Duyên Biên. Đồng thời, ông bị mất việc làm.
Tháng 2 năm 2001, trong thời gian lao động cưỡng bức của ông Thái, phó bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) của Ủy ban Chính trị và Tư pháp tỉnh Cát Lâm, và phó Phòng 610, Hồ Hiểu Yến, đã đến Trại lao động cưỡng bức Duyên Biên. Ông Thái và nhiều học viên Pháp Luân Đại Pháp khác đã bước ra và hô “Pháp Luân Đại Pháp hảo.”
Vì việc này, ông Thái đã bị nhốt vào một xà lim nhỏ trong một tháng. Sau đó ông bị chuyển đến Khu số 1 của Trại lao động cưỡng bức Ẩm Mã Hà tại Cửu Đài, nơi ông bị ép làm việc bên ngoài trong mùa đông lạnh giá.
Sau hơn hai năm bị ngược đãi tàn bạo, vào tháng 3 năm 2002, ông Thái được thả ra. Sau khi trở về nhà, các viên chức chính quyền vẫn không ngừng bức hại ông. Họ đã cố nhiều cách khác nhau để bức hại gia đình ông. Nhân viên từ Ủy ban Chính trị và Tư pháp Long Tỉnh, Văn phòng Chính trị và Tư pháp, Đồn công an Long Môn, và văn phòng sự vụ khu phố liên tục sách nhiễu ông. Họ đã đột kích nhà ông và tạo ra nhiều rắc rối mà không có sự dè dặt nào.
Một đêm, một nhóm các viên chức đã đập cửa nhà ông Thái và đánh thức hàng xóm của ông. Đứa con trai mười tuổi của ông đã giật mình sợ hãi khi đang ngủ say. Cậu bé đã không dám ở nhà một mình từ đó.
Tháng 10 năm 2002, Ủy ban Chính trị và Tư pháp Long Tỉnh đã ra lệnh cho Đồn công an Long Môn gửi Cảnh Lập Quyền và nhiều công an bắt giữ ông Thái và gửi ông đến một cơ sở tẩy não tại Đồn công an Long Tỉnh. Ông Thái và nhiều học viên khác đã tuyệt thực để chống lại sự bức hại này. Sau nhiều ngày tuyệt thực, công an của Văn phòng Chính trị và Tư pháp Long Tỉnh đã chuyển ông Thái và các học viên khác đến Trại giam Long Tỉnh. Ông được thả ra một tháng sau đó.
Ngày 26 tháng 5 năm 2004, ông Thái và nhiều học viên Pháp Luân Đại Pháp khác đã bị bắt tại một nơi sản xuất tài liệu giảng rõ sự thật bởi Đồn công an Y Lan Duyên Cát. Vào đêm mà ông bị bắt, hai chân ông đã bị đánh, gây ra một vết thương nặng làm ông không thể đi lại.
Tháng 10 năm 2004, người cha bại liệt của ông Thái được thông báo rằng con trai ông đã bị tra tấn gần chết bởi Trại giam Duyên Cát. Người cha đã cố xoay sở đến Văn phòng Khiếu nại Duyên Biên và yêu cầu thả con trai ông ra, và yêu cầu của ông đã bị từ chối không có lý do. Không chỉ người đàn ông già không thể thấy con trai mình, mà ông còn bị những kẻ bất lương ở địa phương gửi đến Đồn công an Long Tỉnh. Năm 2005, cha ông không thể chịu đựng chấn thương lâu hơn nữa và đã qua đời. Thậm chí đến phút cuối cuộc đời mình, ông cũng không thể gặp lại con trai.
Tháng 8 năm 2005, ông Thái đã bị kết án bất hợp pháp 10 năm tù bởi Tòa án Duyên Cát tỉnh Cát Lâm sau một năm ba tháng bị giam cầm phi pháp. Ngay lập tức sau đó ông bị chuyển đến Nhà tù Công Chủ Lĩnh.
Có báo cáo rằng nhiều tù nhân trong Nhà tù Công Chủ Lĩnh đã giám sát ông Thái Phúc Thần mỗi ngày. Ông Thái thậm chí bị giám sát khi ông dùng nhà vệ sinh. Các tù nhân cũng cấm ông liên lạc với người khác. Họ buộc ông làm việc trong ngày, nhưng ông đã từ chối hợp tác và không tham gia vào bất kỳ sự lao động cưỡng bức nào. Các tù nhân sau đó đã nhấc ông lên và đưa ông đến khu làm việc.
Cuối năm 2005, vợ ông Thái, Trương Diễm Hồng, đã bị cưỡng bức trở nên vô gia cư, và người con trai nhỏ của ông Thái được họ hàng chăm sóc. Để bắt Trương Diễm Hồng, công an Long Tỉnh đã thậm chí không bỏ qua việc bức hại trẻ em. Họ theo dõi cậu bé khi cậu đến trường và trở về nhà mỗi ngày. Cậu bé không thể chống lại sự giám sát và do tâm lý bị sốc, cậu đã ngừng đến trường.
Các đơn vị liên quan đến sự bức hại ông Thái Phúc Thần:
Phòng 610 Duyên Cát,
Đội an ninh quốc gia Đồn công an Duyên Cát,
Đồn công an Y Lan Duyên Cát,
Viện kiểm sát Duyên Cát,
Tòa án Duyên Cát,
Trại giam Duyên Cát,
Đội an ninh quốc gia Đồn công an Long Tỉnh,
Đồn công an Long Môn Long Tỉnh,
Đồn công an Long Tỉnh,
Trại lao động cưỡng bức Duyên Biên tỉnh Cát Lâm,
Trại lao động cưỡng bức Ẩm Mã Hà Cửu Đài tỉnh Cát Lâm
Nhà tù Công Chủ Lĩnh tỉnh Cát Lâm
Chú thích: (1) Tù nhân bị nhốt riêng biệt trong một xà lim rất nhỏ và hẹp.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/9/20/229892.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/9/24/120219.html
Đăng ngày 14-10-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.