Theo một phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hà Bắc
[MINH HUỆ 17-09-2010] Ông Trương Vân Bình là nhân viên nghỉ hưu của Công ty Tập đoàn Dịch vụ Thép Đường Sơn, thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc. Ông bị bắt vào tháng 3 năm 2003 và bị kết án tù năm 2004. Trong lúc bị giam tám năm tù ở Nhà tù Ký Đông, ông bị tra tấn dã man. Nhà tù trả tự do cho ông vì lý do chữa bệnh vào ngày 23 tháng 2 năm 2010. Ông qua đời vào ngày 6 tháng 9, ở tuổi 58.
Ông Trương bị ngược đãi dã man trong lúc bị giam cầm
Ông Trương bắt đầu tập Pháp Luân Công vào năm 1997. Ông đã đến Phòng khiếu nại thành phố Đường Sơn để lên tiếng nhân danh Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, ngày mà ĐCSTQ bắt đầu chiến dịch chống lại Pháp Luân Công. Sau khi có thông tin về tên ông và chỗ làm, các viên chức Phòng khiếu nại đã gọi đến công ty ông, và ngay lập tức cử một số lãnh đạo đến nhà ông và chờ ông quay về. Khoảng 10 giờ tối hôm đó, ông bị buộc phải đến công ty và bị giam trong năm ngày.
Bí thư Trịnh Võ của Công ty Tập đoàn Dịch vụ Thép Đường Sơn đã cho ông Trương nghỉ việc vào tháng 12 năm 2000. Ông ta cũng ra lệnh cho ông Trương viết một tuyên bố bảo đảm, nhưng ông Trương đã kiên quyết từ chối hợp tác. Không lâu sau đó, Trịnh Võ và nhiều người khác đã bắt giữ ông Trương tại nhà vào đêm ngày 19 tháng 12 năm 2000. Họ đưa ông đến trại tẩy não nằm ở Trường Dệt may Đường Sơn, một tòa nhà bốn tầng nơi có nhiều học viên bị giam giữ. Mỗi học viên bị giam ở từng phòng riêng biệt và bị giam toàn bộ thời gian, ngăn không cho học viên nói chuyện với nhau. Hàng lang và cửa sổ được gia cố bởi nhiều thanh sắt. Gia đình ông Trương đã nhiều lần yêu cầu được vào thăm ông nhưng đều bị từ chối.
Tại trại tẩy não, các học viên bị buộc phải xem nhiều chương trình TV và đọc các bài báo nói xấu Pháp Luân Công. Họ cũng phải nghe những lý thuyết biến dị được làm bởi những người được giao giám sát và “chuyển hóa” họ. Thêm vào đó, trại tẩy não còn ra lệnh cho nơi làm việc của mỗi học viên phải trả chi phí sinh hoạt hàng tháng (1.500 nhân dân tệ cho tháng đầu tiên và 1.000 nhân dân tệ tiếp theo). Từ lúc ông Trương bị giam trong hai tháng, công ty ông đã khấu trừ 2.500 nhân dân tệ từ lương của ông.
Sau khi ông Trương nghỉ hưu ở Công ty Tập đoàn Dịch vụ Thép Đường Sơn vào tháng 4 năm 2001, cựu lãnh đạo của ông vẫn gọi ông gần như là mỗi ngày để sách nhiễu ông. Họ muốn ông quay về công ty để họ có thể ép ông viết tuyên bố.
Được chỉ đạo bởi phó bí thư ĐCSTQ ở tập đoàn thép Đường Sơn, Lưu Ngọc Ấn, trưởng Phòng 610 Mã Quốc Lợi, và bí thư ĐCSTQ Trịnh Võ ở công ty dịch vụ, một nhóm người từ nhiều phòng khác nhau tại nơi làm việc của học viên đã bao vây tòa nhà của ông Trương trong bốn ngày, bắt đầu từ ngày 7 tháng 11 năm 2002. Tuy nhiên nỗ lực của họ để bắt cóc ông đã thất bại.
Khoảng 6 giờ tối ngày 19 tháng 12 năm 2002, trưởng bộ phận Vương Trung Lâm ở Đội công an tập đoàn thép Đường Sơn và nhiều người khác đã bắt giữ vợ ông Trương. Họ đưa bà đến trại tẩy não tại Trường dệt may Đường Sơn. Mọi cố gắng của họ để ép bà tiết lộ về nơi ở của chồng bà đã thất bại. Họ đã gọi ba người đàn ông và hai phụ nữ từ đội công an đến để giám sát bà. Bà được thông báo rằng bà không thể về nhà trừ khi bà cho họ biết về chỗ ở của chồng bà. Trưởng Đồn công an tập đoàn thép Đường Sơn, Lưu Kim Khuê đã đe dọa bà, nói rằng “Nếu bà vẫn từ chối hợp tác với chúng tôi, tôi sẽ giam toàn bộ con cái và họ hàng của bà!” Trong lúc bà bị giam, Lưu và người của ông ta đã đến nhà bà hai lần để đe dọa con bà. Họ giam bà trong bố ngày, không cho bà ngủ trong lúc đó. Bệnh tim của bà đã tái phát. Họ không muốn chịu trách nhiệm về trường hợp của bà, nên họ đã thông báo cho chỗ làm của bà cử người đến đưa bà về.
Công ty dịch vụ tập đoàn thép Đường Sơn đã thôi trả tiền trợ cấp của ông Trương trong tháng 1 năm 2003. Khi Tết Nguyen Đán đến gần, con gái ông đã đến gặp Trịnh Võ để hỏi tại sao ông ta lại dừng trợ cấp của ông Trương. Ông ta trả lời ”Trợ cấp của cha cô có đi kèm một điều kiện tiên quyết: đó là, ông ấy phải báo cáo với công ty hàng ngày. Yêu cầu ông ấy báo cáo với công ty; nếu không ông ấy sẽ bị coi là đã nghỉ việc.” Khi cô yêu cầu được xem quy chế trợ cấp, Trịnh đã cười và nói được. Tuy nhiên, ngay sau khi cô bước ra khỏi văn phòng, ông ta đã gọi cho Tôn Hữu Bình từ phòng bảo vệ và một phụ nữ có họ là Tiêu từ đội công an. Khi hai người cố bắt cô ở cầu thang, cô đã hét lên “Cứu! Các người dừng trợ cấp của cha tôi khi Tết Nguyên Đán đang đến gần! Chúng tôi sống thế nào đây?” Tiếng hét giận dữ của cô đã thu hút sự chú ý của nhiều người làm việc trong các phòng khác nhau. Sau đó Tôn và Tiêu đã kéo cô xuống nhà để vào phòng điều tra hình sự, Tiêu đã đặt một cái còng tay lên bàn và nói ”tôi sẽ còng tay cô nếu cô không hợp tác!”
Một số người từ Đội số 1 phòng công an thành phố Đường Sơn và từ Phòng công an Phong Nhuận đã bắt ông Trương vào ngày 30 tháng 3 năm 2003. Sau khi bị bắt, ông bị giam ở nhiều nơi khác nhau: đầu tiên là Đội công an tập đoàn thép Đường Sơn, sau đó ở Trại giam số hai thành phố Đường Sơn, và cuối cùng là trại tẩy não thuộc Trường dệt may Đường Sơn. Khi ông tuyệt thực để phản đối bức hại, ông đã bị tra tấn dã man và bị sốc bằng dùi cui điện. Cựu giám đốc trại giam Đổng Hội Bình và An Quốc Phú, cựu trưởng bộ phận, cũng bức thực ông. Tòa án quận Lộ Bắc sau đó đã kết án ông tám năm tù. Công an đã chuyển ông tới Đội số năm ở Nhà tù Ký Đông vào tháng 4 năm 2004.
Ông Trương đã chịu nhiều thương tổn về thể chất và tinh thần sau khi ông bị bắt vào tháng 3 năm 2003. Ông bị huyết áp cao và bệnh tim vào đầu năm 2007, và rất yếu. Bỏ qua điều kiện sức khỏe của ông, đội trưởng Lý Hồng Lệ vẫn ép ông phải lao động nặng nhọc tại xưởng trong tháng 7 và tháng 8 năm 2009. Một vết đâm trên móng tay của ngón giữa bên tay phải ông sau đó đã phát triển thành viêm tủy xương. Các viên chức nhà tù đã làm chậm việc chữa trị y tế cho đến cuối tháng 9. Ông sau đó được chẩn đoán bị tiểu đường và bệnh lao. Để trốn trách nhiệm, nhà tù đã trả tự do cho ông để chữa bệnh vào ngày 23 tháng 2 năm 2010. Ông qua đời vào ngày 6 tháng 9
Thông tin liên lạc:
Nhà tù Ký Đông:
Hòm thư 2002, quận Phát Triển Nam Bảo, thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc, mã vùng 063305
Trương Thư Kỳ, giám đốc nhà tù: 86-315-8327666
Vương Bân (phó giám đốc nhà tù): 86-13832926866, 86-315-8327686
Bành Ngạn Kiệt (bí thư ủy ban chính trị) 86-13903157108 (di động), 86- 315-8327888 (văn phòng)
An Dược (trưởng Phòng 610): 86-13503150211, 86- 315-8327668
Ôn Anh Hào (đội trưởng Đội số năm ): 86-13803151379, 86-315-8323000, 86-315-8313666
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/9/17/229772.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/10/1/120363.html
Đăng ngày 11-10-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.