Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc Đại Lục  

[MINH HUỆ 19-08-2020] Mỗi năm tôi đều dẫn con gái đến thăm C vào dịp nghỉ hè. C đã từng là một nhân viên trong cửa hàng của tôi. C và mẹ cô ấy tu luyện Đại Pháp vô cùng tinh tấn. Nhưng tôi vẫn không biết vì sao cứ mỗi lần gặp C thì cô ấy lại bảo mình rũ bỏ những thứ đã từng làm sai.

Vào khoảng hai mươi năm trước, cô ấy đã đọc một bài chia sẻ đăng trên Chánh Kiến của một đệ tử Sơn Đông (vị đệ tử viết bài này chính là tôi, tổ tiên tôi ở Sơn Đông nhưng hiện nay tôi không ở Sơn Đông nữa). C xem xong bài chia sẻ liền nói: “Sự việc này giống với nơi địa phương chúng ta nhỉ?” Tôi nói: “Bài đó là do tôi viết.” Cô ấy bèn nói: “Ai da, con người cô quá giảo hoạt! Cô là người Sơn Đông sao?” Bởi vì cảnh sát đã từng tìm đến tôi gây phiền phức về phương diện này nên tôi cũng có chút tâm sợ hãi.

Tôi bèn nói: “Từ đây về sau tôi sẽ sửa lại nguyên quán của mình thành Sơn Đông.” Tôi không nghĩ đến C cứ nắm lấy chỗ này mãi không buông, cô ấy cứ nhắc đi nhắc lại. Tôi cảm thấy ngạc nhiên vì mình đã đổi nguyên quán rồi nhưng cớ sao cô ấy vẫn còn nhắc đến chuyện này.Tôi vẫn chưa suy nghĩ thấu đáo và cho rằng cô ấy chuyên đi soi mói nhìn vào khuyết điểm của người khác. Tôi nghĩ rằng mình đừng có tâm oán hận với cô ấy là được rồi.

Vào kỳ nghỉ hè năm nay, tôi và con gái lại đến chơi nhà cô ấy. Cô ấy lại mang chuyện cũ ra nói: “Cô quá giảo hoạt, cô thường hay chạy trốn đến Sơn Đông phải không?” Lần này, trong tâm có chút nóng nảy: Tôi nghĩ đã là chuyện của hai mươi năm rồi, sao cô lại nhớ dai thế? Chẳng lẽ tôi không có ưu điểm nào hết sao? Cớ sao cô cứ nhắc mãi không thôi? Tôi bất mãn nói: “Tôi là người còn đang tu, không phải Thần đang tu, sao cô cứ nhắc lại chuyện này nhỉ? Cô quả là sai kém quá nhiều so với mẹ mình.” C thấy tôi đổi giọng nói chuyện nên cô ấy cũng không nói thêm lời nào nữa.

Trên đường về nhà, tôi hỏi con gái mình: “Việc này để vứt bỏ tâm gì của mẹ nhỉ? Vì sao đã hai mươi năm trôi qua nhưng cô ấy vẫn nói mãi không thôi?” Con gái tôi nói: “Con thấy hôm nay mẹ không giống mẹ chút nào.” Tôi nói: “Đúng vậy, mẹ phải tìm bản thân mình mới được.”

Tôi nghĩ lại một lượt những chuyện vừa qua: Tình ư? Oán hận ư? Tâm mắt nhỏ hẹp? Không từ bi? Tự ngã? Quá để ý đến người khác? Thích nghe lời ngon ngọt… Tôi thấy mình cũng có chút giống vậy nhưng những thứ này không phải là căn bản. Tôi tìm đi tìm lại nhưng vẫn thấy có chỗ chưa thông. Tôi nghĩ mình bỏ sang một bên là được rồi, từ nay về sau không đến nhà cô ấy nữa là được, chứ cần gì phải tự làm khó bản thân mình? Thế nhưng tôi vẫn cảm thấy rằng: Vấn đề này mình đã trả lời được một nửa, nửa còn lại nằm ở đâu nhỉ! Mình phải tìm câu trả lời toàn bộ mới được. Do vậy, tôi tĩnh tâm xuống, nghiêm túc nhớ lại những lần trước và sau khi tiếp xúc với C.

Lúc C còn làm công ở cửa tiệm, cô ấy đã nhiều lần đề cập với tôi về chuyện này nhưng lúc đó tôi chỉ biết cười cho qua. Tôi cho rằng cô ấy chuyện bé xé ra to, đây là để giúp mình biết bao dung hơn. Thỉnh thoảng, cô ấy sẽ làm ra vẻ mặt bất mãn, giống như là cô ấy đang bất bình và chịu nhận ủy khuất. Mặc dù tôi cảm thấy năng lực làm việc của cô cũng bình thường, về tu luyện cũng không mấy nổi bật, nhưng tôi vẫn trân quý duyên phận được ở cùng với đồng tu nên đã cố gắng hết sức thu xếp công việc cũng như trả lương cho cô. Tuy vậy, tôi vẫn thấy có chút gì đó không suôn sẻ, tôi không thể thân thiết gần gũi với cô ấy như những nhân viên người thường trong cửa tiệm.

Tôi rất hy vọng C có thể giống như mình mong muốn: Biết dụng tâm phối hợp về mặt công tác và đừng cố chấp bướng bỉnh. Nhưng mà thực tiễn thường đi ngược lại với những gì mình mong muốn, trong tâm tôi không vượt qua được nhưng cũng không cách nào nói ra, cứ ngờ ngợ cảm thấy cô ấy đang không phục mình. Tôi cố gắng giải quyết vấn đề này nhưng kết quả càng làm càng tệ hơn.

Có một lần nọ, tôi để cho cô ấy làm cửa hàng trưởng nhưng cô liền từ chối: “Chỗ này của cô quá phức tạp, nếu cô cho tôi làm cửa hàng trưởng thì tôi sẽ nghỉ việc.” Thái độ bất mãn của cô ấy khiến tôi nóng giận, tôi bèn nói: “Nếu như cô là chủ tiệm thì cô sẽ quản lý thế nào?” Cô ấy đáp: “Chuyện làm ăn của cô, cô hỏi tôi làm gì?” Lúc này tôi liền minh bạch: Đồng tu lấy Pháp để đo lường tôi, tôi không thể có sai sót được, nếu có sai sót tức là tu chưa tốt, về điểm này thật sự không thể giống như các nhân viên người thường khác. Nếu nhân viên người thường có sai sót thì tôi có thể phê phán, nhưng đồng tu có sai sót thì tôi phải suy xét cẩn thận, tôi lo rằng sẽ hình thành gián cách giữa hai chúng tôi. Tôi cảm thấy để cho đồng tu làm chủ tiệm là điều hết sức thất bại, có lúc tôi cũng cảm thấy bó tay bất lực.

Lúc C nghỉ việc, trong tâm tôi hiểu rõ cô ấy mang theo tâm không phục, ủy khuất và oán hận mà rời đi.

Nhớ lại những việc này, tư duy tôi như được mở ra, đột nhiên tôi minh bạch: Vì sao C lại tỏ ra “không cam tâm” và “không phục”? Biểu hiện của cô ấy là chiếc gương phản chiếu bản thân tôi. Thỉnh thoảng cô ấy mâu thuẫn với tôi khi phối hợp với nhau là bởi vì biểu hiện của tôi giống với cô ấy. Tôi cũng có chỗ không thích cô ấy, cho rằng cô ấy hay “châm chọc” mình. Tôi có tâm tự phụ khá mạnh mẽ, lúc cô ấy tỏ ra không cam tâm thì tôi cũng không cam tâm: Trong tiềm ý thức bèn nghĩ, cô không cam tâm bất mãn gì chứ? Tôi quan tâm cô vẫn còn ít quá hay sao? Cô còn muốn gì nữa đây? Sao cô không nghĩ tới những chỗ khó khăn của tôi? Tôi biết thổ lộ những đè nén trong lòng mình với ai đây?

Nghĩ đến đây, trong tâm tôi giống như mở ra một cánh cửa. Tôi nhìn thấy rõ ràng là cô ấy vẫn luôn giúp mình đề cao, cô ấy đang giúp mình thành tựu trong tu luyện. Nhưng tôi vẫn luôn tự coi mình như bà chủ, trong tâm tự vạch ra giới hạn với đồng tu. Tôi nghĩ cô ấy cần phải đạt đến tiêu chuẩn yêu cầu của mình thì mới được, nếu không đạt đến tức là tu không tốt, nếu cô ấy có ý phản đối tức là không đúng, hoặc như có ý kiến trái ngược với tôi thì cô ấy lại càng sai, thậm chí là tôi còn ôm giữ oán hận: “Cô hãy biết an phận, cỡ như cô ở công ty người thường ai thèm nuông chiều cô? Cô có tâm tính tốt thì cần phải làm việc nghiêm túc và cả ngày vui cười mới đúng. Cô châm chọc tôi gì chứ?” Nhưng từ nào đến giờ tôi chưa từng nhìn thấy đồng tu đến tiệm làm việc vui vẻ cả ngày. Nhiều lần cô ấy vui vẻ lúc mới vào nhưng đến khi ra về thì lại tỏ ra bực tức.

Tôi vẫn luôn muốn cải biến người khác, xem trọng việc mình phó xuất và đem đến điều tốt cho đồng tu, chủng tâm có đi thì phải có lại quá mạnh mẽ. Lúc đối phương đối đãi nhạt nhẽo với mình hoặc không đạt yêu cầu như mình tưởng tượng thì tâm oán hận bèn nổi lên, dùng Pháp tu chỉnh đối phương, nắm lấy khuyết điểm của người khác không buông, cũng giống như C cứ nắm lấy chuyện của tôi không buông.

Phía sau cảm giác “không cam tâm” này là một mớ đủ loại nhân tâm, nào là bất bình, oán hận, chỉ trích, tự phụ, tự tư, thích nghe lời ngon ngọt …Những thứ này từ gốc rễ đều không vượt ra khỏi tâm tật đố và tự ngã. Đáng tiếc là C làm việc ở chỗ tôi nhiều năm như vậy nhưng tôi chưa từng đào sâu vào những thứ này, chưa từng đề cao bản thân mình từ chỗ căn bản. Cô ấy hết lần này đến lần khác đều nhắc nhở tôi, nhắc đi nhắc lại suốt hai mươi năm bây giờ tôi mới tỉnh ngộ. Ngày trước, tôi nói năng với C không có thiện tâm, trong tâm cảm thấy không phục, lại còn nóng giận với cô ấy, thật sự là tôi tu luyện quá sai kém. Tôi cũng muốn nhân cơ hội này nói lời xin lỗi sâu sắc với C!

Tôi lại nghĩ về những biểu hiện như không cam tâm, khinh thường, xoi mói, tự ngã v.v. Những thứ này giống với cựu thế lực, chẳng phải cựu thế lực trở ngại Sư phụ chính Pháp cũng như soi mói đệ tử Đại Pháp đều là bắt nguồn từ những thứ này sao?

Chủng “quan niệm” này của Thần trong cựu vũ trụ không vượt ra khỏi vị tư, điều này dẫn đến kết cục giải thể tất nhiên của cựu vũ trụ. Đệ tử Đại Pháp cần trở thành sinh mệnh trong tân vũ trụ nên nhất định phải tu bỏ những thứ này mới được.

Từ đó, tôi bèn nhớ đến một chuyện khác: Có một lần, lúc tôi đang làm việc có chỗ không rõ nên đã đến hỏi một đồng tu cũ. Cô ấy bèn nói: “Chị đến hỏi B nhé. Chị ấy tu tốt nên sẽ biết rõ.” Tôi bèn nói: “Chị cớ sao lại nhắc đến B? Chúng ta không thể sùng bái đồng tu, khen ngợi người khác chính là hại người.” Ngoài miệng tôi nói như vậy nhưng trong tâm tôi nghĩ những gì? Trong tâm tôi tỏ ra không phục B: Cô ấy tu tốt vậy sao? Hóa ra mình tu sai kém à? Mình đến hỏi người khác cũng được, không cần phải đến hỏi B. Khi tôi nhìn thấy bộ mặt đáng ghê tởm của tâm tật đố, tôi lập tức cảnh giác bản thân mình nhất định phải diệt trừ tận gốc tâm tật đố!

Tôi lại nhớ có một lần mình đi đến nhà người họ hàng (cũng là đồng tu) ở địa phương khác. Sau khi chia sẻ với đồng tu, anh ấy bèn nói: “Địa khu của tôi không sai kém so với địa khu của cô (ý tứ là anh ấy mạnh hơn tôi).” Lúc đó tôi bèn nghĩ: “Tôi không so cao thấp với anh ấy nhưng vì sao anh lại nói như vậy?” Bây giờ tôi đã minh bạch là do mình có cái tâm này nên anh ấy mới nói như vậy. Nếu như mình không có cái tâm so đo cao thấp với người khác mạnh mẽ như vậy thì người họ hàng kia sẽ không dám nói như vậy.

Mỗi đệ tử Đại Pháp đều đang thành tựu bản thân trong Pháp, đây chính là điều Sư phụ cần và tuyển trạch. Tuy nhìn tại nơi con người, mỗi cá nhân trông không hề bắt mắt nhưng chúng ta đều là những lạp tử mang theo kim quang lấp lánh trong tân vũ trụ tương lai. Những lạp tử này vận hành theo cơ chế ở tân vũ trụ, đều có ảnh hưởng tương hỗ và những mối liên hệ vi diệu. Cho nên chúng ta cần phải tu bỏ những thứ như ai cao hơn ai, ai mạnh hơn ai.

Nhiều ngày qua, mỗi lần phát chính niệm tôi đều khóa chặt vào một số nhân tố như không cam tâm, tự ngã, tâm tật đố v.v. Tôi triệt để thanh trừ chúng từ trên bề mặt cho đến vi quan. Tôi cảm thấy nhẹ nhàng hơn nhiều, đồng thời cũng thấy sáng sủa hơn.

Bên trên là một chút thiển ngộ cá nhân, có chỗ nào chưa thỏa đáng, mong đồng tu từ bi chỉ rõ.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2020/8/19/淺說「不服氣」、「自我」-410684.html

Đăng ngày 22-08-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share