Bài viết của Hàn Mai, một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 26-04-2020] Khi ĐCSTQ bắt đầu đàn áp hung bạo lên Pháp Luân Công vào năm 1999, tôi chưa nhận thức được tình huống nghiêm trọng này. Tôi tò mò hỏi một học viên Pháp Luân Công: “Mục đích của Pháp Luân Công là gì?” Cô ấy nói cho tôi nghe rằng đó là một môn tu luyện Phật gia và rằng, thông qua tu luyện cả tâm lẫn thân, người ra sẽ trông trẻ hơn và đẹp hơn.
Tôi nói: “Tôi không quan tâm liệu nó có làm cho tôi đẹp lên không. Miễn là tôi có thể tu thành Phật, tôi sẽ không ngại nếu tôi già như 80 tuổi.” Đó là lúc tôi quyết định tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công)
Hai mươi năm trôi qua, và hiện nay tôi đã 51 tuổi. Không mong cầu đến sự thay đổi dáng vẻ, nhưng da dẻ tôi trở nên mịn màng và hồng hào. Tôi có rất ít nếp nhăn, và tóc tôi vẫn còn đen. Tôi trông rất khác so với những người cùng tuổi. Mọi người thường nghĩ rằng tôi trẻ hơn tuổi và nói rằng tôi trở nên xinh đẹp hơn khi có tuổi. Họ gọi tôi là một “lão mỹ nữ.”
Tôi có hai cô con gái. Chúng không tu luyện Pháp Luân Đại Pháp nhưng đều biết rằng Đại Pháp là tốt và thường hỗ trợ tôi làm hạng mục. Chúng thường dẫn bạn học về nhà và tôi giảng chân tướng về Đại Pháp và về cuộc bức hại cho chúng. Sau đó tôi sẽ khuyên tam thoái. Mỗi khi các con tôi gặp khó khăn, đầu tiên chúng sẽ nhẩm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo.” Cả hai con tôi đều nhận được rất nhiều lợi ích từ Đại Pháp.
Huyền năng của Đại Pháp
Năm 2009, con gái lớn của tôi ngã từ trên ban công ở trường và bị chấn thương nặng. Tai nạn xảy ra ngay trước kỳ thi tuyển sinh vào cấp ba. Cháu bị gãy đốt sống thắt lưng và vỡ hai xương mắt cá. Ngay khi chúng tôi đến bệnh viện thì cháu đã được đưa vào phòng mổ bởi vì bác sỹ không muốn cháu bị di chứng liệt sau này.
Trong năm giờ sau đó, tôi chạy đôn đáo mượn tiền cho cuộc phẫu thuật. Khi thuốc mê hết tác dụng, con gái tôi vật vã trong đau đớn. Bác sỹ nói rằng đêm đầu tiên sẽ rất tệ.
Là một học viên, tôi nhẩm, “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo” cùng với cháu. Cháu chìm dần vào giấc ngủ trong lúc nhẩm và ngủ một mạch đến sáng. Những bệnh nhân được phẫu thuật tương tự như cháu thường đau đến phát khóc trong hơn một tuần.
Khi con gái bảo rằng cháu muốn đọc sách Đại Pháp, tôi đưa cho cháu Chuyển Pháp Luân, quyển sách chính của Đại Pháp. Ngay khi bắt đầu đọc, vết mổ của cháu ấm lên. Cháu cảm thấy lạ và nói rằng cháu muốn đọc sách Tam Quốc Chí mà chú của cháu đã tặng cháu. Tuy nhiên, đọc quyển sách đó không có hiệu quả. Việc này khiến cháu tin tưởng hơn vào Đại Pháp, và cháu tiếp tục đọc Chuyển Pháp Luân. Bác sỹ nói rằng cần ít nhất ba tháng để cháu có thể đi lại được nhưng chỉ một tháng sau, cháu đã đến trường và bước vào thi tuyển sinh.
Lòng tốt của những học viên Đại Pháp
Chấn thương của con gái tôi được xếp vào diện tàn tật độ III, với mức độ này nhà trường của cháu phải bồi thường hàng trăm nghìn Tệ. Tôi là đệ tử Đại Pháp và tôi nên tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Tôi đã trả lại tiền quyên góp của trường, tiền bồi thường từ chăm sóc y tế hợp tác ở nông thôn và những gì chúng tôi nhận được từ bảo hiểm học sinh của cháu. Hiệu Trưởng nhà trường không thể tin được và lo lắng rằng chúng tôi sẽ phàn nàn về việc không nhận được bất kỳ khoản bồi thường nào. Vì thế chúng tôi phải làm một văn bản có công chứng tại tòa án rằng chúng tôi không muốn bất kỳ khoản bồi hoàn nào.
Nhân viên nhà trường cám ơn tôi, tặng quà cho tôi và mời tôi đi ăn tối. Hiệu Trưởng lái xe đưa tôi về nhà và nói: “Những người tu luyện thực sự có tiêu chuẩn cao.”
Người nhà tôi thì nghĩ rằng làm như thế thật là ngốc. Họ nói tôi thiện đãi với trường học mà không thiện đãi với con gái tôi. Làm sao họ có thể hiểu được Thiện chân chính là gì? Con gái tôi đã hồi phục hoàn toàn, khỏe mạnh và không bị tàn phế. Tinh thần cháu cũng rất tốt. Khi nhìn thấy xấp tiền nhăn nhúm mà nhà trường đã đưa cho chúng tôi, cháu bật khóc. Cháu nói: “Mẹ ơi, các bạn học của con đã nhịn ăn sáng để quyên góp số tiền này. Họ rất nghèo. Mẹ hãy trả lại nhé.”
Trong suốt hai mươi năm tu luyện của tôi, con tôi cũng chịu ảnh hưởng bởi uy lực từ bi của Đại Pháp. Đại Pháp không chỉ đề cao tâm tính của người tu luyện và còn cải biến hành vi những người khác. Đại Pháp mang hoà ái đến gia đình và khiến cho hành vi xã hội văn minh. Như vị Hiệu Trưởng kia nói: “Những người tu luyện thực sự có tiêu chuẩn cao!”
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/4/26/404356.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/7/12/185851.html
Đăng ngày 19-08-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.