Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở Úc

[MINH HUỆ 14-08-2020] Sau khi Sư tôn cho đăng kinh văn “Lại một gậy cảnh tỉnh”, tôi đã đọc đi đọc lại mấy lần, rồi tự đối chiếu với bản thân để xem mình có loại tư duy và hành vi giống với người đến từ Singapore kia không. Tôi cũng nhìn lại bản thân xem mình có mang theo tư duy cấp thị trường và không gian cho loại người giống như cô ta hay không.

Tu luyện là nghiêm túc, không rõ Pháp lý thì dễ dàng đi chệch, thậm chí là xuất hiện vấn đề lớn.

Sư phụ giảng:

“…tôi không thể không lại giảng ra Thiên cơ này, nhưng mà chư vị có biết hậu quả chăng?” (Lại một gậy cảnh tỉnh)

Tâm tôi đã bị động chạm đến, tuy tôi không biết ý nghĩa của câu Pháp này là gì, cũng không rõ việc này sẽ ảnh hưởng đến nhân tố nào trong thiên thể nhưng trong tâm tôi cảm thấy rất khó chịu. Sư phụ pháp lực vô biên, không gì là không thể làm; nhưng thân làm đệ tử, rốt cuộc chúng ta có thể lý giải được bao nhiêu về sự từ bi khổ độ cũng như những gian khổ trong Chính Pháp của Sư phụ?

Tôi thầm nhắc nhở bản thân phải nhanh chóng vứt bỏ những nhân tâm và các chủng chấp trước mà mình có thể nhận thức đến, vô vi thực tu nghiêm túc trong Pháp, thật sự tu xuất đại từ đại bi, cứu thật nhiều chúng sinh, cũng như không cô phụ hồng ân và từ bi của Sư phụ.

Hình thế xảy ra biến hóa to lớn, tai họa ập xuống nhân loại, sinh mệnh đã trầm luân đến cực hạn, Sư phụ đang dùng lòng từ bi to lớn để cứu vãn hết thảy. Từ tầng bề mặt mà nhìn chỉ là thiên tai nhân họa, đại chiến chính tà, đại chiến giữa Thần và ma quỷ, nhưng những nguy hiểm không nhìn thấy được lớn hơn gấp vô số lần so với những điều chúng ta nhìn thấy. Bây giờ thiên thể đang trong tình huống trừ ma, thanh trừ tà linh cộng sản, vũ trụ tiến nhập vào giai đoạn canh tân toàn diện. Tại thời khắc lịch sử bi tráng này, đệ tử Đại Pháp là sứ giả cứu người. Chúng ta làm thế nào để có thể thật sự “nhìn rõ loạn tượng” và “giữ vững căn bản” là việc trọng yếu nhất.

Đọc đi đọc lại kinh văn “Lại một gậy cảnh tỉnh” của Sư phụ khiến tôi càng cảm nhận rõ từ bi và hồng ân của Sư phụ, càng minh bạch về sự nghiêm cẩn và thù thắng của tu luyện.

1. Dùng tâm thái bình hòa để đối đãi với ý kiến của đồng tu

Sư phụ giảng:

“Mỗi người là tự mình chấp trước tự mình ngộ ra, vượt qua thì là đề cao chân chính.”

“Bản thân tu luyện bước đi là con đường của Thần, nhân tâm đâu đâu đều là chướng ngại.” (Lại một gậy cảnh tỉnh)

Những lời giảng này động chạm đến tôi rất nhiều. Phương diện nào đó có nhân tâm, phương diện nào đó có chướng ngại, bình thường tôi khá xem nhẹ đối với những việc ăn ở đi lại trên bề mặt con người cho nên tôi cho rằng mình có ít nhân tâm. Lần này tôi đã tìm ra bản thân mình dễ bị chấp trước vào một chút sự việc gì đó. Nếu như tôi cho rằng bản thân mình là đúng về việc này thì liền bị vướng mắc không buông xuống được, hơn nữa còn kiên trì giữ lấy tự ngã. Kỳ thực nó đã là biểu hiện của nhân tâm rồi.

Dùng nhân tâm nhìn vấn đề, tư duy của con người chỉ có thể nhìn được một chút, Thần nhìn vấn đề là nhìn một cách lập thể, Thần cao hơn nữa sẽ nhìn thấy sự việc gì đó động chạm đến các tầng nhân tố trong vũ trụ. Tôi đã nhìn thấy vì sao một khi nhận thức của bản thân bị động chạm đến thì phía mặt ác lập tức nổi lên, hơn nữa nó còn đến rất nhanh. Tôi đã dùng ác để bảo vệ cái lý mà bản thân mình nhận thức đến, việc này thật sự là quá đáng sợ.

Một ngày nọ, vị đồng tu đến Sydney không lâu nói chuyện với tôi: “Tiểu Ngọc à, bạn nói chuyện thật bình hòa, nghe cũng rất có lý, nhưng trong đó vẫn có mang theo nhân tố ác.” Tôi vừa cười vừa nói cảm ơn cô ấy đã nói thẳng thắn chia sẻ. Tôi nói với cô ấy mình nhất định phải tu cho tốt, có cơ hội thì chúng tôi nên chia sẻ nhiều với nhau hơn. Kỳ thực vị đồng tu này và tôi chỉ mới gặp nhau hai lần, chúng tôi chỉ chào hỏi nhau chứ chưa từng chia sẻ về bất cứ điều gì. Vậy nên, tôi nghĩ lần này nhất định là Sư phụ lại mượn miệng đồng tu để điểm hóa cho tôi.

Kỳ thực ác là gì? Ác chính là biểu hiện của ma tính. Sư phụ giảng:

“Người ta làm các việc khi không có quy phạm và ước chế câu thúc của đạo đức thì là ma tính, còn tu Phật chính là trừ bỏ ma tính của chư vị, bồi bổ Phật tính của chư vị.” (Phật tính và ma tính, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tôi đã minh bạch ra không ở trong Thiện thì chính là ác, ngoài đó ra không có nhân tố nào khác tồn tại. Hơn nữa, Sư phụ cũng nhiều lần an bài cơ hội giúp tôi tu Thiện nhưng có lúc tôi nhận ra, có lúc tôi lại không nhận ra.

2. Trân quý từ bi cứu độ của Sư tôn, bước đi cho chính con đường tu luyện

Sư phụ giảng:

“Trong Pháp tôi đã giảng nhiều lần về sự xuất hiện của kinh sách Thích giáo và mạt Pháp, chủ yếu là do những người dùng lời của chính mình và nhận thức của bản thân cho lẫn vào Phật Pháp mà thành, đó là bài học giáo huấn lớn nhất trong lịch sử, tuy nhiên có một số đệ tử mà tâm người thường chưa bỏ, bị lợi dụng bởi ma tính của chấp trước vào tâm hiển thị khẩu tài, văn tài, từ đó phá hoại Phật Pháp một cách không tự giác.” (Phật tính vô lậu, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tôi đối chiếu với bản thân xem trong tu luyện mình có chỗ nào xa rời khỏi Pháp hay không? Tôi nghĩ mình có thể bước vào tu luyện Đại Pháp, có thể được Sáng Thế Chủ trực tiếp cứu độ, việc này là thánh duyên to lớn đến nhường nào! Nếu như tôi không thể giữ mình cho tốt thì cũng là một việc hết sức nguy hiểm. Hết thảy những sự việc xảy ra đều không phải là ngẫu nhiên, có thể tu hay không, có thể hành hay không, tất cả phải dựa vào bản thân mình tu.

Lúc đó, tôi chợt nhớ đến chuyện “Tây Du Ký”. Nói về mấy nhân vật trong câu chuyện, nhìn trên bề mặt thì năng lực của họ đều hơn hẳn Đường Tăng. Tôn Ngộ Không có năng lực đứng đầu, có thể lộn một cái đã đi được 10 vạn 8 nghìn dặm. Sa hòa thượng, Trư Bát Giới, Tiểu Long Mã đều có thần thông. Thế nhưng khi lấy được chân kinh thì quả vị của Đường Tăng lại ở vị trí cao nhất. Lý do vì sao vậy? Sau khi suy ngẫm, tôi đã minh bạch ra chí hướng mạnh mẽ của Đường Tăng, gặp phải chuyện gì cũng không động tâm, không mê mờ phương hướng, một mực hướng về Tây Thiên lấy kinh.

Tu Đại Pháp, minh bạch Pháp lý thì phương hướng cũng rõ ràng, không bị mê mờ dụ dỗ, cũng không bị vướng ở tầng ấy thời gian quá lâu. Đại Pháp vô biên, chúng ta muốn tu cao bao nhiêu, chỉ cần chúng ta dám thì đều có thể làm được, Sư phụ không có phong đỉnh.

Trong kinh văn “Lại một gậy cảnh tỉnh”, tôi ngộ ra nếu chúng ta học theo người khác, chứ không học Pháp thì cuối cùng sẽ đi chệch. Nếu như tu luyện một cách hồ đồ thì có thể sẽ đi sang hướng ngược lại.

Trên con đường tu luyện này, chúng ta không được có dù chỉ nửa điểm sai sót, phải bước đi theo chính đạo, đó mới là điều tối quan trọng.

Bên trên chỉ là thể ngộ cá nhân, có chỗ nào chưa thỏa đáng, mong các đồng tu từ bi chỉ rõ.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2020/8/14/修自己-410358.html

Đăng ngày 17-08-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share