Bài viết của đệ tử Đại Pháp Đại lục  

[MINH HUỆ 09-08-2020] Trong tu luyện có rất nhiều quan không vượt qua được đều có liên quan đến tự ngã. Khi tu bỏ tự ngã, chúng ta thường chỉ tu bỏ cái tâm này trong lúc gặp ma nạn nhưng vẫn chưa hề bước ra khỏi đó để nhìn nhận. Nếu như có thể bước ra khỏi con người để nhìn nhận sự việc thì việc trừ bỏ cái tâm kia kỳ thực hết sức dễ dàng.

Rất nhiều quan vượt không qua kỳ thực đều là tự ngã đang biểu hiện ra, ví như nói: Người nào đó nói chuyện công kích tôi, ai đó lấy đi những thứ của tôi, lấy đi những thứ đó rồi cũng không bảo cho tôi biết trước, ai đó nói xấu sau lưng tôi, những thứ mà tôi thích là thế nào thế nào v.v. Nhìn qua những thứ này đều là danh lợi tình, là không buông bỏ đối với danh lợi tình, kỳ thực là không buông bỏ tự ngã, nếu nhìn kỹ hơn vào những cách suy nghĩ kia thì chúng ta sẽ thấy chúng đều có một chữ “tôi” ở trong đó.

Nhưng chấp trước vào chữ “tôi” này không phải là gì đó ở không gian khác, mà đều là những thứ của không gian này tồn tại trong nhục thân của chúng ta, chúng cũng là những thứ như danh lợi gì đó vốn có trong không gian bề mặt của thân thể này v.v., là cái thân thể này muốn có, muốn ăn gì đó, mong muốn cái gì, cái danh dự nào đó, chúng đều là những thứ mà cái nhục thân này hưởng thụ.

Sư phụ giảng:

“… con người có thân thể vật chất; nhưng chỉ cái thân thể vật chất ấy không thể đủ cấu thành một con người hoàn chỉnh được; còn phải có tính khí, tính cách, đặc tính, và nguyên thần mới có thể cấu thành một con người hoàn chỉnh, độc lập, và mang theo cá tính tự ngã.” (Chuyển Pháp Luân)

Chúng ta đã biết chủ nguyên thần mới là bản thân mình chân chính, nhưng tính khí, tính cách, đặc tính đều không phải là bản thân mình. Lúc con người tức giận, không vừa ý thì đều không phải do chủ nguyên thần làm chủ, kỳ thực vào những lúc đó người ta đã bị cuốn vào trong vở kịch mất rồi. Giống như lúc chúng ta xem truyền hình, xem đến cảnh nhân vật trong phim bị đối đãi bất công thì trong tâm chúng ta cũng giống như ngồi trên lửa vậy, đây chính là đã nhập vai vào trong vở kịch rồi. Nhưng thân thể con người không phải là bản thân chân chính của chúng ta, nhục thân này chỉ khởi tác dụng như một thứ công cụ giúp chúng ta sinh hoạt trong đời sống con người để cứu người, còn những cảm thụ của thứ công cụ này hoàn toàn không phải là cảm thụ của bản thân chân chính.

Ăn uống ngủ nghỉ cũng giống như để bảo dưỡng cái công cụ này để nó có thể phát huy tác dụng bình thường, kỳ thực những thứ dục vọng gì đó đối với thức ăn đồ uống v.v. đều là những mong muốn của thứ công cụ này. Nó giống như cái cờ-lê, nó muốn được ở nơi khô ráo và thoáng mát, tốt nhất là nơi nào không có ánh nắng mặt trời, không muốn bị ẩm ướt, tốt nhất là được người ta thoa dầu bôi trơn, thoa dầu càng nhiều càng càng tốt, tốt nhất là được bọc trong vải, hơn nữa còn phải là vải loại tốt.

Hãy nhìn xem những dục vọng của thứ công cụ này dường như không có điểm dừng, nó muốn có gì đó tốt, nếu như đủ tốt rồi thì lại muốn tốt hơn nữa, đây đều là những thứ phát xuất ra từ cái công cụ này. Thân thể này của con người cũng giống như thế, nó sợ chịu khổ, mong muốn thoải mái, do vậy nó cứ mãi đi tranh giành, đấu tới đấu lui.

Nếu chủ ý thức phóng túng những nhu cầu này thì bằng như chúng ta đang dùng cái cờ-lê kia vậy, nào là bôi trơn loại dầu tốt nhất, dùng loại vải tốt nhất để bọc, sợ rằng sẽ mất nó. Vậy rốt cuộc đâu mới là trạng thái chính thường đây? Kỳ thực duy trì cho thân thể này ở trạng thái không bị hỏng là đủ rồi, còn những truy cầu hạnh phúc của người thường kia hoàn toàn không phải là do chủ nguyên thần phát xuất ra.

Nếu đứng tại góc độ của một người bàng quan và đứng tại góc độ của người sử dụng công cụ mà nói thì đó chính là không xem cảm thụ của công cụ như cảm thụ của chính bản thân mình, và đây mới chính là nhảy ra khỏi con người, đo lường từ một góc độ khách quan thì có thể thoát khỏi can nhiễu của tính khí, tính cách, đặc tính và nhân tố ngoại lai.

Khi nhận thức được đến đây thì tôi mới phát hiện những thứ danh lợi tình kia đều trở nên vô cùng nhỏ bé, không còn cảm thấy ủy khuất về mặt tinh thần đối với những quan khó vượt qua, đồng thời xem những thứ ấy như nằm dưới lòng bàn chân mình vậy.

Có chỗ nào chưa thỏa đáng, mong đồng tu từ bi chỉ rõ. Hợp thập!


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2020/8/9/放不下自我-是把身體當作了「我」-410214.html

Đăng ngày 11-08-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share