Theo một phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc

Tên: Nhiếp Phi Dược (聂飞跃)
Giới tính: nam
Tuổi: 37
Địa chỉ: chưa rõ
Nghề nghiệp: cựu nhân viên kỹ thuật tại Nhà máy bia Hồi Nhạn Phong ở thành phố Hành Dương, tỉnh Hồ Nam

Ngày bị bắt gần nhất: tháng 10 năm 2003
Nơi bị bắt gần đây nhất: trại lao động cưỡng bức Tân Khai Phô
Thành phố: Trường Sa
Tỉnh: Hồ Nam
Hình thức bức hại: không được ngủ, lao động cưỡng bức, tẩy não, đánh đập, bị treo lên, tra tấn, giam giữ.

[MINH HUỆ 31-05-2010] Anh Nhiếp Phi Dược bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Tân Khai Phô ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam hai lần chỉ bởi vì anh đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện nhân danh Pháp Luân Công. Sau khi thời hạn giam của anh kết thúc vào năm 2004, anh Nhiếp đã có nhiều triệu chứng của suy xụp tinh thần, và không thể hồi phục từ lúc đó.

2010-5-30-persecution-niefeiyao--ss.jpg

Anh Nhiếp bị suy xụp tinh thần do bị tra tấn vì niềm tin của anh

Anh Nhiếp và bốn học viên khác ở Hành Dương đã bị giam trong một phòng tối ở trại lao động cưỡng bức vào tháng 7 năm 2000, là trong thời gian nóng bức của mùa hè. Họ đã không được ngủ và bị buộc phải đứng xung quanh một cái lò lớn ở giữa phòng. Nếu ai đó di chuyển, họ có thể bị đánh. Họ đã bị tra tấn theo cách đó trong một tuần. Các lính canh đã cố ép họ viết một thư bảo đảm để từ bỏ Pháp Luân Công. Khi các học viên không làm theo lời của lính canh, họ bị đưa đến nhiều đội sản xuất và bị ép phải lao động từ 15 đến 16 giờ một ngày, thậm chí có lúc là 24 giờ liên tục. Điều đó khiến cho các học viên bị chóng mặt, và mắt của họ đỏ ngầu và đau đớn.

Anh Nhiếp bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Tân Khai Phô lần thứ hai vào tháng 10 năm 2003. Lúc đầu, lính canh đã ép anh phải xem các băng hình nói xấu Pháp Luân Công cả ngày để cố tra tấn tinh thần và tâm trí của anh. Tuy nhiên, anh Nhiếp đã không từ bỏ niềm tin sau mười ngày bị ép xem các băng hình. Hà Quân, đội trưởng đội số 3, sau đó đã chỉ đạo nhiều tù nhân giám sát anh Niếp toàn thời gian và không cho anh nói chuyện với mọi người. Vào buổi tối, anh không được ngủ, bị buộc phải đứng trong một thời gian dài, và bị đánh. Sau đó họ đã trói hai chân anh và hai tay bị trói ở đằng sau. Họ đã buộc một tấm vải dài quanh người anh và ở trên giường, và buộc chặt khiến anh không thể di chuyển, và họ để tất ở trong miệng anh. Anh đã bị trói ở tư thế đó trong bốn ngày liên tiếp. Kết quả là, anh đã không thể di chuyển hoặc đi lại trong một tuần lễ sau đó, và hai tay anh đã bị tê liệt khiến anh không thể cầm được bát. Hơn nữa, anh còn bị suy xụp tinh thần,
bị choáng váng, và bị mất trí nhớ.

Những người bức hại vẫn tiếp tục tra tấn anh, không cho anh ngủ trong toàn bộ đêm, buộc anh phải đứng trong thời gian dài, và đánh anh. Cha anh Nhiếp và vợ anh đã đến thăm anh, nhưng họ không được phép vào gặp anh và không bao giờ được thông báo về tình trạng của anh.

Cho đến khi thời hạn giam của anh kết thúc vào năm 2004, khi nhiều nhân viên Phòng 610 địa phương đã đến đưa anh đi, khi gia đình anh phát hiện ra điều gì đã xảy đến với anh. Anh Nhiếp không bao giờ nói chuyện với ai, nhưng chỉ lẩm nhẩm không ngừng. Anh không thể làm việc hay làm bất cứ việc gì ở nhà. Dù đã trải qua sáu năm, tình trạng của anh vẫn không có chuyển biến.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/5/31/224617.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/6/20/117943.html
Đăng ngày 30-06-2010. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share