Theo một phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc

[MINH HUỆ 10-05-2010] Anh Tăng Hải Kì bị các viên chức chính quyền địa phương dùng vũ lực bắt giữ  trong lúc anh đang giảng rõ sự thật về Pháp Luân Công cho người dân địa phương tại thôn Tiên Tỉnh, huyện Chu Châu, tỉnh Hồ Nam, vào tối ngày 5 tháng 5 năm 2010.

2010-5-9-zenghaiqi--ss.jpg
Anh Tăng Hải Kì

Anh Tăng, 39 tuổi, là một học viên ở thị trấn Hoằng Hạ, huyện Chu Châu, anh từng làm việc tại một nhà máy cơ khí tư nhân. Anh là một nhân viên làm việc chăm chỉ và chu đáo, từng được coi là “xương sống” của công ty. Khi công ty có nhiều đơn đặt hàng, các công nhân tại công xưởng đã không thể đương đầu với sự quá tải, điều đó đã tạo ra sự tồn đọng của nguyên liệu chưa qua chế biến. Anh Tăng thường nói, “Tôi thấy có trách nhiệm phải hoàn thành các đơn hàng đó”, và anh thường là người duy nhất vẫn làm việc sau khi mọi người đã ra về. Lãnh đạo nhà máy và các công nhân khác đều khâm phục anh Tăng.

Vào năm 2000, anh Tăng đã bị kết án bất hợp pháp bảy năm tù tại Nhà tù Xích Sơn, thành phố Nguyên Giang, tỉnh Hồ Nam, chỉ vì anh tập Pháp Luân Công. Lúc đó anh đã bị tra tấn tàn bạo, và tay phải của anh đã bị chấn thương nghiêm trọng.

Ngày 1 tháng 3 năm 2004, khi anh Tăng không nghe theo lệnh của một lính canh, thì Tư Vĩ, phó giám đốc nhà tù, đã ra lệnh cho một nhóm lính canh và tù nhân đến tra tấn anh. Họ đã ép anh phải quì gối ở một vị trí rất khó khăn và căng thẳng trong nhiều giờ, gây cho anh nhiều đau đớn. Sau đó anh bị đưa đến “Đội quản lí chặt chẽ” nơi anh đã bị tra tấn 18 tiếng mỗi ngày.

Tăng Hiến Bảo, đội trưởng “Đội quản lí chặt chẽ”, cùng lúc đã ra lệnh cho các lính canh trói hai tay anh Tăng ở đằng sau và treo anh lên. Hai chân của anh sau đó cũng bị trói lại bị buộc vào đằng sau của một cái ghế, khiến cho hai tay và vai anh phải chịu toàn bộ sức nặng. Vài lần, lính canh đã treo anh lên một cái cây ở bên ngoài và để anh ở tại đó trong nhiều giờ. Có lần anh đã bị treo như thế trong cả ngày. Đặng Nghênh Phong, bí thư của đội, đã ép các tù nhân tra tấn anh Tăng, nhưng họ được lệnh không gây ra bất kỳ vết thâm tím có thể thấy rõ trên người anh Tăng. Khi thời hạn giam ba tháng của anh Tăng tại Đội quản lí chặt chẽ kết thúc, Tư Vĩ đã ra lệnh cho Tăng Hiến Bảo và Đặng Nghênh Phong tiếp tục giam anh Tăng. Tư Vĩ còn điều thêm tám tù nhân thay phiên nhau tiếp tục tra tấn anh.

Ngày 5 tháng 5 năm 2003, Tư Vĩ cùng với nhiều lính canh ở “ Đội nhiệm vụ đặc biệt” đã dùng  dùi cui điện để chích điện vào người anh Tăng. Quần áo của anh đã bị rách hết vào ngày 20 tháng 5, và anh bị treo bằng một sợi dây thừng mỏng. Sau đó anh còn bị sốc điện trong hơn một tiếng, và mùi khó chịu của thịt cháy đã lan khắp phòng. Một lần anh Tăng bị treo lên tường bởi Hà Dũng (He Yong), một lính canh, vào giữa tháng 6 năm 2003. Bức tường đã bị mặt trời nung nóng đến hơn 50 độ C (122°F), hai tay và chân của anh Tăng đã bị sưng tấy và mưng mủ. Anh tiếp tục bị tra tấn bằng nhiều cách trong ba năm.

Khi người nhà của 241 học viên bị giam ở Nhà tù Xích Sơn gửi một bức thư lên Viện Kiểm Sát Tối Cao vào năm 2004 để vạch trần sự bức hại, các học viên ở đó đã bị đưa đến nhiều nơi khác nhau vào tháng 11 năm 2004: Như Nhà tù thành phố Trường Sa, Nhà tù Vũ Lăng ở thành phố Thường Đức, Nhà tù Võng Lĩnh ở thành phố Chu Châu và Nhà tù Sâm Châu. Tuy nhiên, anh Tăng Hải Kì, Đặng Diệp, Lý Học Tiên, Từ Hâm, Tăng Chí Viễn, Trịnh Sĩ Phú, Vương Khánh Sinh, Tăng Dận Hoa đã bị đưa đến Nhà tù Sâm Châu vào ngày 23 tháng 3 năm 2005.

Khi các lính canh ở Nhà tù Sâm Châu không đạt được chỉ tiêu về việc bức hại các học viên, họ đã còng tay anh Tăng và ép anh phải nhảy vòng quanh ở tư thế ngồi xổm.

Anh Tăng được thả vào năm 2007, tuy nhiên để tránh việc Phòng 610 có thể bức hại anh về sau, anh đã đến tìm việc làm ở thành phố Thâm Quyến và sống với anh trai. Tuy nhiên, sau ba tháng, nhiều viên chức chính phủ ở địa phương, Phòng 610, và công an đã tìm được nơi ở của anh và ra lệnh cho anh phải trở về nơi anh ở.

Các cá nhân phải chịu trách nhiệm về việc bức hại: Trâu An Bảo, trưởng phòng công an huyện Chu Châu: 86-731-27620570
Trương Diễm, phó phòng công an huyện Chu Châu: 86-731-27628809
Lý Minh Phóng, phó phòng công an huyện Chu Châu: 86-731-27628809
Phòng cảnh sát huyện Chu Châu: 86-731-27618222 (tổng đài), 86-731-27638449 (fax)
Bộ phận an ninh chính trị: 86-731-27620707
Đồn công an thôn Tiên Tỉnh ở huyện Chu Châu: 86-731-27692709
Phòng 610 thành phố Chu Châu: 86-731-28829225
Sở công an thành phố Chu Châu: 86-731-28683133, 28227871 (tổng đài)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/5/10/223252.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/6/12/117801.html
Đăng ngày 25-06-2009: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share