[MINH HUỆ 12-05-2020] Tôi năm nay đã 40 tuổi, bán hương ở trong thành phố, là hương kính dâng Thần Phật. Tôi đã từng được Lý Đại sư ban ơn: Vào năm ngoái, do không cẩn thận nên chiếc túi đựng đồ quý giá và tiền bạc của tôi đã bị mất, một phụ nữ lớn tuổi tu luyện Pháp Luân Công đã nhặt được, bà đã tìm đường đến tận nhà để trả lại cho tôi. Sự việc mặc dù đã qua được hơn một năm, nhưng cảnh tượng ngày hôm đó lại vẫn thường tái hiện trước mắt tôi. Tôi sẽ vĩnh viễn không bao giờ quên người phụ nữ tốt bụng đó, vĩnh viễn cảm tạ Lý Đại sư đã dạy con người hướng Thiện!

Ngày hôm đó, tôi đi xe đạp điện đi lấy hàng. Khi đi trên đường, tôi đã đánh mất chiếc túi của mình lúc nào không biết, trong túi có chứng minh nhân dân, điện thoại, vòng đeo tay bằng vàng và 6-7 nghìn nhân dân tệ tiền mặt. Ngay lập tức lòng tôi như có lửa đang thiêu đốt, và quay xe lại để tìm dọc bên đường, tìm đi tìm lại hai lượt nhưng không tìm thấy gì. Trong tâm nghĩ: Vậy là hết rồi! Chiếc túi này chắc chắn là không thể tìm lại được rồi. Trong xã hội như ngày nay, bại hoại đến mức độ này, ai nhặt được chiếc túi chắc chắn sẽ mừng thầm trong bụng, làm sao có thể tìm lại được đây? Không còn cách nào, chỉ có thể chấp nhận mình thật đen đủi!

Vào đúng buổi chiều hôm tôi bị mất túi, một người khoảng hơn 70 tuổi, là một người trong thôn đã đến cửa hàng hương của tôi. Chân của bà bị tàn tật, vì vậy bà phải đi xe lăn đến. Cụ bà trông rất hiền hậu, tinh thần rất tốt. Sau khi vào cửa nhìn thấy tôi, bà lấy ra thẻ chứng minh nhân dân, để cho tôi xác nhận, sau đó bà nói với tôi là bà đã nhặt được chiếc túi, và bảo tôi đi cùng bà đi lấy.

Có một đạo lý là: Những thứ mất là những thứ trân quý. Chiếc túi bị mất đã có tung tích, khi đó tôi vô cùng vui sướng, không thể diễn tả được! Cụ bà trên chiếc xe lăn trong mắt tôi lập tức trở thành một vị Bồ Tát sống từ bi và thiện lương. Cụ bà nói với tôi rằng, bà là một đệ tử Đại Pháp tu Chân-Thiện-Nhẫn, là Sư phụ đã dạy bà gặp phải sự việc gì đều phải nghĩ cho người khác. Khi nhặt được túi, điều duy nhất mà bà nghĩ đến là: Người bị mất túi không biết là lo lắng đến mức độ nào, nhất định phải tìm được chủ nhân của chiếc túi. Sau đó cụ bà đã mang túi về nhà của mình.

Con trai của bà vừa nhìn thấy túi, nói thế nào cũng không để cho bà tìm lại chủ nhân của nó, liền cất túi ở trên tầng trên. Nhà của cụ bà tương đối nghèo, giữ lại chiếc túi này ít nhiều cũng giúp được nhiều việc. Khi đó cụ bà cũng không lập tức đòi lại chiếc túi từ con trai, bà đợi đến khi ăn cơm xong, con trai bà đi làm. Vì chân của bà bị tàn tật, nên bà chưa bao giờ lên tầng 2, sau khi con trai đi khỏi, bà rất khó khăn mới trèo lên được cầu thang, bò lên từng bậc thang một, bà trèo lên tầng 2 mang túi xuống, bà tìm chiếc thẻ chứng minh nhân dân, dựa vào địa chỉ trên đó, bà ngồi xe lăn tìm đến thôn của tôi.

Thật may mắn, một người ở trong thôn này lại là người thân thích của bà, sau đó người đó đã dẫn bà đến gặp tôi.

Nghe cụ bà tự thuật lại một cách từ bi hòa ái, tôi đã cảm động một cách sâu sắc, cảm thấy kính phục, cảm kích mà rơi lệ không sao kìm được.

Tôi đã đi theo cụ bà đến nhà của bà. Căn nhà cũ kỹ, bày biện đơn giản, càng làm tôn lên nhân phẩm và cảnh giới của bà. Bà cầm chiếc túi đưa cho tôi, bảo tôi kiểm tra lại, xem có thiếu đồ gì không.

Tôi nhìn qua, tiền, vòng đeo tay, điện thoại tất cả vẫn còn nguyên ở đó. Cụ bà nói: “Thật xin lỗi, thẻ điện thoại của cô bị mất rồi, tôi tìm mãi mà không thấy. Có thể con tôi đã làm việc hồ đồ rồi, sợ người mất sẽ gọi điện đến đòi lại, nên nó tháo sim ra vứt đi rồi.” Tôi nói rằng: “Không sao, cháu về làm lại thẻ là được ngay thôi.”

Tôi nói với cụ bà: “Cảm ơn bác, nếu là người khác nhặt được, thì chắc cháu sẽ không tìm lại được. Bác ngồi xe lăn, đường xa như thế còn đưa cháu đến đây, cháu không biết phải cảm ơn bác như nào! Như này đi, cháu sẽ lấy các đồ khác, còn số tiền này bác giữ lấy để dùng, coi như thể hiện tấm lòng của người bề dưới.” Cụ bà nói: “Như thế không được! Cháu làm kinh doanh cũng rất vất vả, kiếm được chút tiền không dễ. Hơn nữa, người luyện công thì đều nên làm như thế, nếu là đệ tử Đại Pháp khác, thì chắc chắn họ cũng sẽ làm như vậy.” Tôi nói như nào thì cụ bà cũng không cầm.

Sau khi về nhà, trong tâm tôi cảm thấy rất áy náy, liền mua một chút quà đến thăm cụ bà. Nhưng dù tôi có khẩn cầu như nào, thì cụ bà cũng không chịu nhận món quà đó. Không còn cách nào, tôi chỉ còn cách để quà ở trong phòng và nhanh bước rời đi.

Nói đến đây, thực ra tôi là một cư sĩ Phật giáo, tôi để tay lên ngực tự hỏi: “Giả dụ tôi gặp phải chuyện này, thì có thể làm được như cụ bà này không?” Đáp án là: “Cảm thấy hổ thẹn [không được như thế]“. Trước đây, tôi cũng từng nghe đệ tử Đại Pháp giảng chân tướng, cảm thấy họ nói có đạo lý, có cảm nhận tốt về Đại Pháp. Bây giờ được tận mắt chứng kiến hành vi thiện của cụ bà tu luyện Pháp Luân Công, tôi càng cảm thấy kính trọng bội phần đối với Pháp Luân Đại Pháp, càng thêm kính trọng Sư phụ Đại Pháp.

Với sự từ bi ban ơn của Đại Pháp, tôi không thể đền đáp! Vào ngày Lý Đại sư hạ thế đến đây, cung chúc Lý Đại sư sinh nhật vui vẻ! Cảm tạ Pháp Luân Đại Pháp vĩ đại! Cảm tạ cụ bà thiện thương!


Bản tiếng Hán: minghui.org/mh/articles/2020/5/12/我对法轮功倍添敬意-405679.html

Đăng ngày 14-05-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share