Theo một phóng viên của chúng tôi ở Tỉnh Hắc Long Giang
[MINH HUỆ 4-4-2010] Cảnh sát địa phương đã bắt giam bất hợp pháp bà Tôn Lệ từ một phòng khách sạn. Bà Lệ là từ Thành phố Gia Mộc Tư, Tỉnh Hắc Long Giang. Việc bắt giữ xảy ra khi bà đang làm việc vặt trong Quận Nam Xóa, Thành phố Y Xuân, Tỉnh Hắc Long Giang. Gia đình bà đi tìm bà nhưng bị giam và bị tống tiền.
Các viên chức từ Cục an ninh nội địa Quận Nam Xóa bắt Tôn Lệ trong phòng bà tại tầng lầu 4 Khách sạn Ngân Đô lúc 10 giờ sáng ngày 20 tháng 12 năm 2009, và cũng bắt hai người khác ở trong phòng bà lúc bấy giờ. Họ mang bà đến Đội an ninh Nam Xóa. Giám đốc Đội an ninh Quận Nam Xóa Kiều Hồng Đào và nhiều cảnh sát thường phục kéo lôi họ xuống lầu vào một xe cảnh sát đang chờ. Bà hô lớn, “Pháp Luân Đại Pháp Hảo” và bà bắt đầu giải thích Pháp Luân Công và phơi bày các tội ác của Đảng Cộng sản cho người qua đường. Kiều Hồng Đào gọi một xe cảnh sát khác và vẫy tay một chiếc tắc xi trong khi cố giải tán đám đông tò mò mà đã qui tụ lại. Bà Tôn nắm cánh cửa xe hơi, và họ đè bà xuống đất. Viên chức Triệu Nguyên Hân đặt đầu gối lên ngực bà và khiến bà nghẹt thở. Một viên chức khác đến, và cả hai khiên bà vào xe. Họ tiếp tục đặt đầu gối lên ngực bà để cho bà không thể cử động.
Tra tấn và thẩm vấn tại Đội an ninh Nam Xóa
Bà Tôn và hai người khác bị nhốt trong các phòng giam khác nhau tại Đội an ninh Nam Xóa. Triệu Nguyên Hân thẩm vấn bà. Sự tấn công kéo dài lên ngực bà đã làm bà run rẩy không kềm được, và bà cảm thấy buồn nôn cả buổi. Khi tình trạng của bà khá hơn một chút, bà hỏi tên các viên chức. Bà nói, “Tôi không có phạm một luật nào cả, và tôi không phải trả lời bất kỳ câu hỏi nào. Nếu tôi làm như thế, các người sẽ dùng nó như là chứng cớ chống các học viên Pháp Luân Công. Trong tương lai, khi các kẻ bức hại Pháp Luân Công bị mang ra tòa, nó sẽ dùng như chứng cớ các tội ác của các người, vì vậy tôi đang cố giúp các người bằng cách không nói điều gì cả.” Ông ta nói, “Tôi không cần sự giúp đỡ của bà. Đây là công việc của tôi. Chúng ta có rất nhiều cách để làm cho bà nói.” Ông ta liệt kê một vài cách hành hạ và ngược đãi trắng trợn, như là biệt giam trong phòng tối, còng tay, còng chân, và bỏ đói, trong số các cách khác.
Cả buổi sáng Tôn Lệ giải thích các sự mầu nhiệm của Đại Pháp cho họ và từ chối trả lời các câu hỏi của họ. Giám đốc Phòng 610 của Thành phố Y Xuân Vương Vũ Huy; Lý Học Dân, sở trưởng Sở cảnh sát Nam Xóa; và trưởng an ninh Mã Hồng Đào hăm dọa bà suốt buổi. Người bức hại Triệu Nguyên Hân còng tay bà ra sau lưng lúc 7 giờ tối và bắt bà ngồi trên sàn gạch xi măng lạnh cóng khi thời tiết bên ngoài vào tháng 12 là âm 30 C [-22 F]. Căn phòng không đủ ấm. Bà có kinh nguyệt và rất yếu vì không ăn gì suốt ngày. Ba cảnh sát thay phiên nhau thẩm vấn bà và không để cho bà ngủ. Các còng tay cắt vào da thịt bà; hai tay bà bị sưng lên và bà mất cảm giác nơi ngón tay cái phải. Bà bị mệt nhoài, và đến sáng hôm sau, hai bàn tay bà to bằng trái bưởi. Bà đứng dậy và ngồi trên một cái ghế sofa. Triệu Nguyên Hân túm lấy bà và liệng bà xuống đất. Ông ta tiếp tục đánh đập bà.
Gia đình bị giam và bị phạt tiền
Gia đình bà Tôn nghi rằng có chuyện gì đó không hay vì bà không trở về nhà, và điện thoại di động của bà không liên lạc được. Họ đi đến Đội an ninh. Triệu Nguyên Hân từ chối để cho Tôn Lệ gặp người trong gia đình, nhưng bà nghe tiếng người nhà từ bên trong phòng giam và la lớn với họ. Gia đình bà hỏi bà bà có bị đánh không, và bà kêu lớn, “Triệu Nguyên Hân vừa mới đánh tôi, và tôi sẽ kiện ông ta!”
Cảnh sát sau đó dỗ ngọt gia đình bà rời đi. Một giờ sau, Vương Vũ Huy, giám đốc Phòng 610 Thành phố Y Xuân, đi đến gặp Bà Tôn và tuyên bố rằng họ đã tìm được tin tức về bà trong dữ liệu nội bộ của Sở an ninh của các học viên Pháp Luân Công ‘quan trọng’. Ông ta nói, “Đây đã đủ để kết án bà mười năm tù. Vì bà, gia đình bà đã bị bắt và bị mang thẳng đế Trại lao động cưỡng bức Thành phố Cáp Nhĩ Tân.”
Chuyện là khi năm người trong gia đình bà đi tìm bà, cảnh sát không giải thích lý do của việc bắt giữ, mà thay vào đó bắt đầu thâu hình họ. Vì bà đã bị bắt năm lần từ năm 1999, gia đình bà biết rằng bà bị cảnh sát giam, vì vậy họ không rời đi và chời đợi ở dưới cầu thang. Đồng thời các viên chức gọi các sở trưởng các sở cảnh sát quận và đồn cảnh sát khác tại Thành phố Y Xuân, cùng với khoảng 30 cảnh sát đến và bắt gia đình Tôn Lệ. Gia đình bị cách biệt và bị mang đến các đồn cảnh sát khác nhau, nơi đây tất cả các vật dụng cá nhân của họ bị tịch thu và họ bị thẩm vấn. Họ bị giam trong thời gian từ 5 đến 10 ngày và mỗi người bị phạt 500 nhân dân tệ, mà bị trừ từ tiền mặt mà các cảnh sát lấy từ họ. Họ không được đưa cho biên lai nào cả, phải ngủ trên nền gạch xi măng, và không được gặp mặt bà Tôn. Họ bị áp lực tinh thần lớn lao khi lo lắng cho bà.
Người anh bị bắt của bà Tôn Lệ làm chủ một siêu thị. Ông bị mất hơn 10,000 nhân dân tệ vì ông không thể trông nom việc kinh doanh trong khi ở trong nhà giam cảnh sát. Chị của bà không thể đi làm, và chị dâu có mang của bà cũng bị giam. Người anh rễ của bà bị giam, cho dù ông vừa mới bình phục từ một cái chân bị gãy. Chồng bà Tôn Lệ bị giam trong mười ngày. Ông bị đau vì đĩa xuơng sống bị lòi và đau xương, khiến ảnh hưởng khả năng đi đứng của ông. Cha bà, vào khoảng 60, phải đi lại giữa Thành phố Gia Mộc Tư và Thành phố Nam Xóa, khiếu nại cho bà và gia đình bà được thả ra.
Các viên chức liên can tại Sở cảnh sát Nam Xóa:
Trương Hỉ Quân, trưởng cảnh sát: 86-458-3413832 (Văn phòng)
Lý Học Dân, phó cảnh sát: 86-458-3476783, số máy lẻ: 2203 (Văn phòng), 86-458-3413362 (Nhà), 86-13704585566 (Di động)
Vương Vũ Huy, giám đốc Phòng 610: 86-458-3476383, số máy lẻ: 2221 (Văn phòng), 86-458-3411989 (Nhà), 86-13845836863 (Di động)
Hàn Phúc Quân, cục trưởng Cục an ninh nội địa: 86-458-3476383, số máy lẻ: 2221 (Văn Phòng)
Từ Chí Bân, cục trưởng chính trị Cục an ninh nội địa: 86-458-3476383, số máy lẻ: 2221 (Văn Phòng)
Đăng ngày: 10-04-2010
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/4/4/220979.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/4/10/116016.html
Đăng ngày xx-05-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.