Bài viết của Vô Huyền

[MINH HUỆ 04-03-2020] Đại dịch virus corona đang diễn ra khởi phát tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019. Sau khi ĐCSTQ liên tục bưng bít về virus corona, nó đã nhanh chóng lan rộng ra hơn 80 quốc gia trên sáu châu lục.

Trong thời gian từ lần nhập viện của bệnh nhân đầu tiên vào ngày 1 tháng 12 năm 2019 đến lệnh phong tỏa Vũ Hán vào ngày 23 tháng 1 năm 2020, các quan chức thành phố liên tục thông báo với người dân rằng bệnh này không phải là bệnh truyền nhiễm và nó “có thể phòng ngừa và kiểm soát được”, ngay cả sau khi bệnh nhân đầu tiên lây bệnh cho hơn 10 nhân viên y tế và một số bệnh nhân đã truyền virus cho cả gia đình họ. Các quan chức thậm chí còn phạt tám bác sỹ và những công dân khác vì thông báo cho mọi người về dịch bệnh.

Những vụ bưng bít và thông tin sai lệch như vậy vẫn tiếp diễn sau khi Vũ Hán bị phong tỏa. Theo tổ chức Bảo vệ Nhân quyền Trung Quốc, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Washington, D.C, các quan chức Trung Quốc đã bắt giữ ít nhất 325 cư dân chỉ trong mấy ngày từ ngày 22-28 tháng 1. Hầu hết họ đều bị buộc tội “phát tán tin đồn”, “gây hoang mang”, “cố ý phá rối trật tự xã hội”.

Khi dịch bệnh tiếp tục lan rộng ra khắp Trung Quốc và các quốc gia khác, thì các quan chức lại đổ lỗi cho nhau và trốn tránh trách nhiệm. Khi người dân chỉ trích chính quyền Vũ Hán không thực hiện các biện pháp hiệu quả, thì các quan chức Vũ Hán nói thị trưởng Chu Tiên Vượng đã cung cấp thông tin cho cơ quan y tế quốc gia từ hồi tháng 12. Mặt khác, ĐCSTQ lại tuyên bố đã ban hành các chỉ thị về kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh ngay từ ngày 7 tháng 1.

Sự thiếu minh bạch bắt nguồn từ hệ tư tưởng tự bảo vệ và sống còn của ĐCSTQ. Tằng Quang, trưởng ban dịch tễ học của CCDC, nói với tờ Global Times rằng các quan chức của ĐCSTQ cần phải cân nhắc các yếu tố chính trị, ổn định xã hội và các vấn đề kinh tế, còn ý kiến ​​của các nhà khoa học chỉ là “một phần của cơ sở ra quyết định của họ”. Điều này cho thấy chiến lược kiểm soát dịch bệnh của ĐCSTQ. Đó là, chính trị là ưu tiên hàng đầu, tiếp theo là ổn định và kinh tế. Mặt khác, mạng sống con người có vẻ không quan trọng mấy.

Báo cáo này trình bày một số thủ đoạn mà ĐCSTQ đã dùng để trốn tránh trách nhiệm trước sự lây lan mất kiểm soát của virus corona ra khắp Trung Quốc và trên toàn thế giới. Những thủ đoạn này gồm: bưng bít thông tin và hủy dữ liệu thực về trận dịch; chuyển hướng sự phẫn nộ của công chúng sang Hoa Kỳ và đổ lỗi cho Hoa Kỳ gây ra đại dịch; tăng cường bộ máy tuyên truyền hòng lừa mị dân chúng tin rằng mọi thứ đã được kiểm soát; bỏ mặc nạn nhân lúc họ cần sự giúp đỡ của chính phủ nhất và bịt miệng người nào lên tiếng.

Bưng bít và hủy dữ liệu thực về trận dịch

Từ khi Vũ Hán và các thành phố khác bị phong tỏa, các quan chức đã cập nhật số ca nhiễm bệnh và tử vong hàng ngày. Trong khi công chúng xem những con số đó là dữ liệu đáng tin cậy, thì các chuyên gia lại nghi ngờ tính chính xác của chúng. Ngày 26 tháng 1 năm 2020, giáo sư Neil Ferguson, một chuyên gia y tế cộng đồng tại trường Đại học Imperial College, nói rằng “dự đoán tốt nhất” của ông là có 100.000 người nhiễm virus mặc dù vào thời điểm đó, các quan chức tuyên bố chỉ có 2.000 trường hợp được xác nhận đã nhiễm bệnh.

Nhóm của ông Ferguson đã lập mô hình về bệnh dịch cho Tổ chức Y tế Thế giới và họ ước tính virus có tỷ lệ sinh trưởng là 2,5-3, nghĩa là một người nhiễm bệnh sẽ có khả năng truyền bệnh cho tối đa ba người khác. Ông cho biết: “Dự đoán tốt nhất của tôi là có thể tại thời điểm này có 100.000 trường hợp”, mặc dù con số là có thể dao động từ 30.000 đến 200.000. “Có thể gần như chắc chắn rằng có hàng chục nghìn người nhiễm bệnh.”

Ngày 24 tháng 1, anh Hồ Điện Ba, một bác sỹ từ Bệnh viện Hàng không Vũ trụ Hồ Bắc tại thành phố Hiếu Cảm, tỉnh Hồ Bắc, đã viết rằng đồng nghiệp của anh ở Vũ Hán cũng ước tính có hơn 100.000 bệnh nhân.

Những con số cao này cũng nhất quán với số liệu hỏa táng. Anh Lý Trạch Hoa, từng là người dẫn chương trình của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), đã đến Vũ Hán vào ngày 16 tháng 2 để điều tra về dịch virus corona. Theo dữ liệu chính thức, số ca tử vong không liên quan đến virus corona ở Vũ Hán trung bình là 137 ca mỗi ngày, và thành phố có tổng cộng 74 lò hỏa táng. Anh Lý tính toán mỗi lò sẽ hỏa táng trung bình 1,85 (= 137/74) thi thể mỗi ngày.

Nhà tang lễ Hán Khẩu – nhà tang lễ trong thành phố được chỉ định để xử lý thi thể của các bệnh nhân nhiễm virus corona đã chết – có 30 lò, thường sẽ xử lý 56 (= 30 x 1,85) thi thể không phải chết vì virus corona.

Anh Lý cũng được biết số ca tử vong do virus corona trung bình là 40 ca mỗi ngày tại thời điểm điều tra. Anh suy luận rằng khối lượng công việc hàng ngày của Nhà tang lễ Hán Khẩu là 96 (= 56 + 40), 30 lò sẽ mất 3,2 giờ để hoàn thành, vì mỗi thi thể mất khoảng một giờ để hỏa táng (lưu ý: 3.2 x 30 x 1 = 96). Tuy nhiên, anh Lý biết được rằng Nhà tang lễ Hán Khẩu và một vài nhà tang lễ khác đang thuê người làm việc không ngừng nghỉ. Giả sử Nhà tang lễ Hán Khẩu cho lò hỏa thiêu hoạt động tám giờ một ngày thì họ đã xử lý 240 thi thể (= 30 x 8), nhiều hơn con số 96 lấy từ dữ liệu chính thức.

Giữa tháng 2, có khoảng 40 lò đốt chất thải di động đã được chuyển đến Vũ Hán. Theo anh Chu, một người dân ở Vũ Hán, những chiếc xe tải này được dán nhãn “xử lý rác và xác động vật”. Nó chia làm ba phân đoạn, “nghiền vật thể rắn, đốt và làm sạch không khí”, “mỗi chiếc xe này có sức chứa 30 mét khối và có thể xử lý 5 tấn vật liệu mỗi ngày. Nhiều bệnh nhân đã bị [các viên chức chính quyền] nhốt tại nhà và khi chết, thi thể của họ được xử lý theo cách này”, anh Chu cho biết.

85841626c2f5b3c97d30f3a9f7da28ae.jpg

Một tài liệu của Ủy ban Y tế Thành phố Triều Dương gửi đến Ủy ban Y tế Liêu Ninh ngày 23 tháng 2 năm 2020 về việc hủy dữ liệu thô về dịch virus corona

Dữ liệu thô và chân thực cũng đã bị xóa để khớp với số liệu thống kê được công bố chính thức. Theo báo cáo của Ủy ban Y tế Thành phố Triều Dương gửi Ủy ban Y tế Liêu Ninh vào ngày 23 tháng 2 năm 2020, một số cơ quan chính phủ đã tham gia vào việc hủy dữ liệu bao gồm Cơ quan Vận tải Triều Dương, Chính quyền Thành phố Lăng Nguyên và Chính quyền Quận Long Thành. Báo cáo có viết: “Bên cạnh việc hủy dữ liệu, các quan chức còn tìm tất cả những người đã truy cập dữ liệu, từng người một, và yêu cầu họ ký cam kết không tiết lộ thông tin.”

Chuyển hướng sự phẫn nộ của công chúng

Đối mặt với áp lực cả bên trong lẫn bên ngoài, chính quyền Trung Quốc đã phải viện đến việc chuyển hướng sự phẫn nộ của công chúng sang Hoa Kỳ và đổ lỗi cho Hoa Kỳ.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh phát biểu trong một cuộc họp báo vào ngày 3 tháng 2 rằng: “Chính phủ Hoa Kỳ chưa hề trợ giúp được gì đáng kể cho chúng tôi, nhưng lại là nước đầu tiên sơ tán nhân sự khỏi lãnh sự quán ở Vũ Hán, là nước đầu tiên đề nghị rút một bộ phận nhân viên đại sứ quán, cũng là nước đầu tiên áp đặt lệnh cấm nhập cảnh đối với du khách Trung Quốc.” Bà Hoa nói việc sơ tán công dân của Hoa Kỳ là “một tấm gương rất xấu”.

Điều mà bà Hoa không nói là, trong gần 1,1 tỷ nhân dân tệ do các công ty nước ngoài quyên góp tính đến ngày 2 tháng 2 năm 2020, số tiền từ các doanh nghiệp Hoa Kỳ là khoảng 280 triệu nhân dân tệ, đứng đầu tất cả các quốc gia khác.

Ngày 28 tháng 1 năm 2020, vài ngày trước cuộc họp báo của bà Hoa, các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ cho biết Bắc Kinh đã từ chối lời đề nghị trợ giúp chống dịch của Hoa Kỳ. Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Alex Azar cho biết Bắc Kinh đã từ chối lời đề nghị sang Trung Quốc của các viên chức CDC từ ngày 6 tháng 1. Về vấn đề này, bà Hoa lại nói: “Từ ngày 3 tháng 1, chúng tôi đã thông báo với Hoa Kỳ về tình hình dịch bệnh và các biện pháp kiểm soát của chúng tôi tổng cộng là 30 lần.”

Tuy nhiên, theo một bài báo đăng trên tờ Global Voices, thì lời phát biểu này “đã dấy lên sự nhạo báng trong cộng đồng mạng [ở Trung Quốc], bởi vì công dân Trung Quốc chỉ được biết tin về dịch bệnh bùng phát sau cuộc phỏng vấn của bác sỹ chuyên khoa phổi Chung Nam Sơn được phát sóng trên CCTV vào ngày 20 tháng 1”, bài báo cũng nói thêm rằng người dân phẫn nộ vì lãnh đạo ĐCSTQ chỉ tất bật lo chặn thông tin ở Trung Quốc cũng như thoái thác trách nhiệm.

Trong cuộc họp báo ngày 3 tháng 2, bà Hoa cũng nói rằng Hoa Kỳ đã “phản ứng thái quá” và hành động của họ “chỉ có thể tạo ra và gieo rắc nỗi sợ”. Bà trích dẫn dữ liệu từ các báo cáo của CDC và nói dịch cúm ở Hoa Kỳ từ năm 2019 đến 2020 đã gây ra 19 triệu ca nhiễm với hơn 10.000 ca tử vong, trong khi đó, đến ngày 2 tháng 2, virus corona mới có 17.205 ca nhiễm và 361 người chết.

Nhưng bà Hoa không đề cập rằng Trung Quốc có số ca tử vong do cúm cao hơn nhiều so với Hoa Kỳ, “hơn 88.000 ca tử vong do cúm ở Trung Quốc mỗi năm”, theo một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Phức Đán được công bố trên tờ The Lancet vào tháng 9 năm 2019 với tiêu đề: “Tỷ lệ tử vong do cúm vượt quá tỷ lệ tử vong vì bệnh hô hấp ở Trung Quốc, 2010-2015: Một nghiên cứu dân số”.

Ông Eric Feigl-Ding, nhà nghiên cứu y tế cộng đồng tại Đại học Harvard có thâm niên 15 năm, cho biết chủng virus corona Covid-19 tồi tệ hơn nhiều so với các dịch bệnh trước đây. Nó được báo cáo là có hệ số lây nhiễm R0 là 3,8, nghĩa là một người nhiễm bệnh sẽ truyền virus cho trung bình 3,8 người khác. Nếu so sánh, đại dịch cúm năm 2009 (còn được gọi là cúm lợn đã dẫn đến cái chết của hàng trăm nghìn người) có hệ số R0 là 1,48 và cúm Tây Ban Nha năm 1918 (từng giết chết 50-100 triệu người) có hệ số R0 là 1,80. Ngày 25 tháng 1, ông Eric Feigl-Ding, đã bình luận trên Twitter: “Đây là một đại dịch tồi tệ ở cấp độ phản ứng nhiệt hạch… Tôi không phóng đại đâu.”

Tung tin “mọi sự đều nằm trong tầm kiểm soát”

Khi dịch virus corona vẫn tiếp diễn, có ít nhất 16 Bệnh viện Phương Thương, còn được gọi là bệnh viện cabin, đã được thành lập tại Vũ Hán. Đây là những cơ sở tạm thời, giống như những nơi trú ẩn được trang bị sơ sài, là điều khiến các chuyên gia y tế lo ngại. Song các tin tức truyền thông lại cường điệu bệnh nhân biết ơn chính phủ ra sao vì có những bệnh viện như thế để điều trị bệnh cho họ. Sự nguy hiểm của các bệnh viện như trình bày dưới đây không hề được phát trên TV.

Ngày 6 tháng 3, tờ The Observer đăng bài báo với tiêu đề “Bệnh nhân virus corona ‘hồi phục’ đã qua đời”, trong đó nói rằng một người đàn ông 36 tuổi đã chết sau năm ngày được Bệnh viện Phương Thương cho xuất viện. Sự việc này cũng được The Paper, cổng tin tức có trụ sở tại Thượng Hải đưa tin, nhưng bài báo này sau đó đã bị gỡ đi.

Một quan chức đến từ CDC tỉnh Hồ Bắc cho biết, 14% bệnh nhân nhiễm virus corona đã xuất viện lại có kết quả xét nghiệm dương tính sau mấy ngày ra viện, còn có một số bệnh nhân không được xét nghiệm trước khi xuất viện. Ông nói: “… có quá nhiều bệnh nhân đang chờ xuất viện, vì vậy không có đủ thời gian và đủ bác sỹ để thực hiện tất cả các xét nghiệm này, nghĩa là một số bệnh nhân có thể được xuất viện khi còn chưa bình phục hoàn toàn.”

Ngày 6 tháng 2, Phó Thủ tướng Tôn Xuân Lan đã ra lệnh tiến hành kiểm tra từng nhà ở Vũ Hán để xác định bốn nhóm người: các ca nhiễm bệnh được xác nhận và những người tiếp xúc gần với họ, các trường hợp nghi nhiễm, và các trường hợp sốt không rõ nguyên nhân. Những người này đều bị bắt đi cách ly. Quá trình bắt người thường dùng đến bạo lực vì mọi người không muốn rời khỏi nhà.

872ca5f4c61c4d89d825c5ee7e5c0b4a.jpg

Bạo lực trong đợt ghé thăm từng nhà bắt buộc

Sốt không phải là triệu chứng duy nhất cho thấy bị nhiễm virus corona. Theo Ngụy Bằng, việc kiểm tra từng nhà như vậy cũng không thể xác định chính xác các trường hợp nhiễm bệnh. Hơn nữa, khi người thi hành chỉ lệnh đi từ nhà này qua nhà khác, họ có thể dễ truyền bệnh từ hộ gia đình này sang hộ gia đình khác.

Ngày 5 tháng 3, khi bà Tôn và các quan chức khác thị sát một khu dân cư ở Vũ Hán, một cư dân địa phương cho biết những gì các viên chức thấy trong chuyến thị sát sơ bộ đó là “giả dối”. Các viên chức còn bố trí người giả vờ mang đồ ăn cho người dân. “Giả dối! Tất cả là giả hết” – Một phụ nữ giận giữ la lớn từ tòa nhà của bà, liền có nhiều người khác cũng hô theo.

Ngày 26 tháng 1 năm 2020, chính quyền Trung Quốc đã thành lập một đội đặc nhiệm chống dịch virus corona gồm 9 người. Nhưng lực lượng này không có chuyên viên, chuyên gia y tế nào từ Ủy ban Y tế Quốc gia hay chuyên gia kiểm soát dịch bệnh. Đội này chỉ bao gồm cán bộ của Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Công an. Mục tiêu của họ xem ra không phải là ngăn chặn dịch bệnh và cung cấp phương pháp điều trị cho các ca nhiễm bệnh, mà là tập trung vào việc tuyên truyền, bắt người và phong tỏa thông tin.

Bỏ mặc nạn nhân

Trái ngược với tin tức truyền thông ở Trung Quốc luôn ca tụng “thành công” của ĐCSTQ trong công cuộc chiến đấu chống virus corona, thì Bách Bộ Đình, một cộng đồng ở Vũ Hán từng được công nhận là Cộng đồng Văn hóa Toàn quốc ở Trung Quốc, đã bị bỏ mặc.

Tháng 12 năm 2019, người ta đã biết chủng virus này có thể truyền từ người sang người. Nhưng cư dân Bách Bộ Đình vẫn bị yêu cầu tham dự bữa tiệc thường niên vào ngày 18 tháng 1 năm 2020. Một tình nguyện viên làm việc cho sự kiện này tiết lộ rằng anh và một số nhân viên của cộng đồng này đã nhận được tin nội bộ rằng Vũ Hán sẽ bị phong tỏa, nhưng họ cũng được bảo bữa tiệc vẫn phải diễn ra.

Hơn 40.000 hộ gia đình đã chuẩn bị tổng cộng 14.000 món ăn để chung vui. Theo các bài đăng trên mạng xã hội, nhiều món ăn mang thông điệp ca tụng ĐCSTQ. Chẳng hạn, trên một số món bánh có dòng chữ “Kỷ niệm Trung Quốc 70”.

Mấy ngày sau, nhiều người trong cộng đồng này đã bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nhiễm virus corona. Ngày 23 tháng 1, thành phố Vũ Hán đã bị phong tỏa.

Để giảm thiểu số trường hợp báo cáo nhiễm virus corona, hiện các quan chức đã bỏ mặc Bách Bộ Đình. Một cư dân mạng đã viết trên một trang blog: “Tôi là cư dân của Hoa viên Bách Bộ Đình ở Vũ Hán. Tôi viết bài này trong tuyệt vọng. Hiện tại, Hoa viên Bách Bộ Đình đang trong tình trạng mất kiểm soát, mà không có ai đứng ra phụ trách. Nhiều người đã bị nhiễm chủng virus này. Nhưng lãnh đạo ở Vũ Hán chỉ cấp cho mỗi lô một bộ xét nghiệm, mà mỗi lô có khoảng 4.000 hộ gia đình.” Bài viết đã nhanh chóng bị xóa.

Chen Jue, một cư dân mạng khác, viết: “Đây là cái giá chúng tôi phải trả khi tin theo ĐCSTQ.”

Bịt miệng người tung tin đồn

Khi tình hình dịch bệnh trở nên xấu đi ở Trung Quốc, thì việc kiểm duyệt thông tin của chính quyền cũng đã đạt đến một cấp độ mới.

Một bài báo đăng trên tờ The Guardian ngày 4 tháng 3 có tiêu đề “Mạng xã hội Trung Quốc kiểm duyệt ‘sự thật bị chính quyền cấm’ về virus corona” cho hay: “Hàng trăm từ khóa và cụm từ khóa, trong đó có ‘chợ hải sản Vũ Hán’ và ‘biến thể của SARS’ đã bị kiểm duyệt vào cuối tháng 12, khi các bác sỹ tìm cách cảnh báo về chủng virus mới này.”

Ngay cả các bài báo khoa học cũng bị chặn. Ông Chu Tuyết Quang, một giáo sư ngành xã hội học của Đại học Stanford, đã bàn về kiểu ra quyết định từ trên xuống ở Trung Quốc trong một bài báo có tiêu đề “Logic mang tính thể chế của chế độ thống trị ở Trung Quốc: Một phương pháp có tổ chức (The Institutional Logic of Governance in China: An Organizational Approach). Ông viết: “Đây không chỉ là sự bùng phát của một chủng virus mới; mà đó cũng là một biểu hiện của sự sụp đổ cơ cấu cai trị của Trung Quốc, và “Cuộc khủng hoảng đã phơi bày những rạn nứt trong hệ thống.” Bài viết này đã được dịch sang tiếng Trung Quốc và được lan truyền rộng rãi trên mạng, nhưng đã bị chặn trên internet chỉ trong vòng nửa ngày.

Anh Lý Trạch Hoa, từng là người dẫn chương trình của CCTV, 25 tuổi, đã đến Vũ Hán để đưa tin về dịch virus corona bùng phát trên YouTube. Anh đã đến các cửa hàng, bệnh viện, nhà hỏa táng và phòng thí nghiệm nghiên cứu virus để tìm thông tin về virus corona và cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân và người dân Vũ Hán.

0fd3a13d72b63fffa363f0da74a9a70f.jpg

Anh Lý Trạch Hoa 25 tuổi, từng là người dẫn chương trình của CCTV, bị cảnh sát truy đuổi vì đưa tin về virus corona, hiện đang mất tích.

Tuy nhiên, ngày 26 tháng 2, anh Lý thấy cảnh sát bí mật truy đuổi sau khi anh đến phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 4 (BSL-4) ở Vũ Hán. Những đặc vụ này sau đó đã theo anh về nhà. Trước khi bị bắt, anh đã phát trực tiếp một video cuối cùng cho người xem, kêu gọi thanh niên hãy đứng lên và nói lên sự thật. Video phát trực tiếp được đăng trên Weibo, một trang blog phổ biến của Trung Quốc, nhưng sau đó đã bị xóa. Anh Lý đã mất tích kể từ đó.

Bruce Lui, một giảng viên cao cấp tại Đại học Báp-tít Hồng Kông (Hong Kong Baptist University) cho biết: “Tác hại thật là thảm khốc và thông điệp đã rõ ràng: Nếu dám vượt qua giới hạn thì cả bạn lẫn tiền đồ của bạn đều sẽ bị hủy hoại. Không ai có thể đủ sức mạo hiểm đến mức đó.”

ĐCSTQ tôn vinh bản thân bằng cách hy sinh người dân của nó

Ngày 24 tháng 2, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nói rằng người dân Trung Quốc đang nỗ lực vì cả nhân loại vì họ đã hy sinh nhiều mặt trong cuộc sống thường nhật để ngăn chặn virus lan rộng thêm.

Dịch bệnh bùng phát thực sự là một thảm họa đối với người dân Trung Quốc. Song, khi dịch bệnh qua đi và mọi việc lắng xuống, ĐCSTQ có thể nói chắc chắn sẽ tranh công vì những gì người dân Trung Quốc đã làm để đẩy lui đại dịch.

Thực ra, ĐCSTQ đã tự ca tụng bản thân đã “chiến thắng” trong trận chiến chống dịch. Mới đây, Ban Tuyên giáo và Phòng Thông tin của Quốc vụ viện đã xuất bản một cuốn sách mới: “Đại quốc chiến dịch”, trong đó nó tung hô ĐCSTQ đã kiểm soát và khống chế một cách hiệu quả sự lây lan của dịch bệnh. Các bản dịch bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nga và tiếng Ả Rập cũng sẽ sớm được ra mắt.

Từ khi ĐCSTQ thành lập, vẫn luôn có cái lệ hát bài ca tôn vinh Đảng. Khi bộ máy tuyên truyền khuếch đại âm thanh để ca ngợi ĐCSTQ, nó đã át đi nhiều thảm kịch, công chúng muốn biết, phải cất công tìm kiếm, mà cũng chẳng được mấy sự vụ.

Tại Thập Yển, tỉnh Hồ Bắc, ngày 24 tháng 2, một người tình nguyện làm việc kiểm tra thân nhiệt đã ghé qua một ngôi nhà thì thấy một cậu bé sáu tuổi ra mở cửa. Cậu bé cho biết em và ông nội em là hai người duy nhất trong nhà. Cô bảo muốn nói chuyện với ông, nhưng cậu bé đáp rằng ông đã chết mấy ngày rồi, mà em không đi ra ngoài vì ông bảo em rằng bên ngoài có virus.

Người tình nguyện viên phát hiện ra thi thể ông lão trong nhà tắm. Cậu bé đã đắp chăn lên người ông. Em đã ăn bánh quy mấy ngày qua. Nếu người tình nguyện viên này không xuất hiện vào ngày hôm đó, cậu bé có thể đã chết giống như ông của mình.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/3/4/402015.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/3/19/183695.html

Đăng ngày 24-03-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share