Bài viết của Đường Ân–phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 16-12-2019](Tiếp theo Phần 13) Tô Úc là một ga đường sắt thuộc quận Hợp Lan tại miền Đông Bắc Đài Loan. Sau một tai nạn lớn xảy ra trên đường cao tốc Suhua vào tháng 10 năm 2010 trong cơn bão Megi, những du khách Trung Quốc đi lại giữa quận Hoa Liên và Đài Bắc giờ đây thường trung chuyển tại trạm đường sắt này. Tô Úc từ đó trở thành trung tâm quan trọng trong khu vực và tạo cơ hội cho các học viên Pháp Luân Công (cũng còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) chào đón du khách Trung Quốc đến từ nhiều nơi.

Ông Lâm, một học viên thường xuyên tới nhà ga này nói: “Thời gian chuyển tiếp tại đây thường chưa đầy một giờ và hàng trăm du khách từ Trung Quốc Đại lục hối hả đi qua lại trong thời gian này.” Ông Lâm là chủ một nhà máy sản xuất túi nhựa tại thị trấn Lão Bản và ông chia sẻ rằng các học viên tới đây để gặp du khách Trung Quốc là từ mọi giai tầng khác nhau. “Chúng tôi đã được hưởng lợi từ Pháp Luân Công và cảm thấy có nghĩa vụ đưa chân tướng tới cho du khách Trung Quốc, nếu không họ có thể tiếp tục bị lừa dối bởi những lời dối trá của Đảng Cộng sản Trung Quốc,” ông nói.

Các học viên thường cung cấp thông tin về Pháp Luân Công thông qua các tờ rơi, loa phát thanh và nói chuyện trực diện. Lòng tốt và sự chân thành của các học viên đã giành được sự tin tưởng của du khách Trung Quốc. Một số người cười hoặc vẫy chào các học viên, còn một số người giơ ngón tay cái. Một du khách Trung Quốc đã từng nói đầy khích lệ: ‘Cảm ơn các bạn đã làm việc này, xin hãy tiếp tục.”

4849300efb0940cc5936c9ea5a1a9e67.jpg

Các biểu ngữ và băng rôn do các học viên Pháp Luân Công dựng tại ga xe lửa Tô Úc ở Hợp Lan, Đài Loan. Biểu ngữ trên cùng là dòng chữ: “Thế giới cần Chân-Thiện-Nhẫn.” Biểu ngữ bên dưới ghi: “Pháp Luân Đại Pháp hảo.”

Ấn tượng trước nỗ lực vị tha của các học viên, một nhân viên xe lửa đã đề xuất các học viên dựng biểu ngữ ở tòa dân cư gần đó. Sau khi được chủ tòa nhà chấp thuận, giờ đây các biểu ngữ được dựng ngay bên ngoài nhà ga, chào đón các du khách với dòng chữ: “Thế giới cần Chân-Thiện-Nhẫn.”

Du khách nói: “Một biểu hiện của sự chính trực”

Ông Lâm, một giáo viên toán đã nghỉ hưu, nói rằng các học viên đã kiên trì có mặt tại nhà ga xe lửa này suốt 8 năm qua. Ông giải thích: “Ban đầu, một số du khách có thái độ không tốt và thậm chí còn chửi rủa chúng tôi. Sau đó, ngày càng ít những trường hợp như vậy.” Một lần trong một cuộc trò chuyện, một du khách đã nhận xét rằng bảo vệ nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp là một cuộc chiến với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). “Các bạn là biểu hiện của chính trực. Do đó những biểu ngữ trong tay các bạn hẳn cũng chân chính.”

Ông Lâm nói rằng một số du khách vốn đã biết chân tướng về cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc đã hô to “Pháp Luân Đại Pháp hảo.” Một số du khách muốn thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó sau khi nghe liệt kê những tội ác mà chế độ Trung Cộng đã gây ra, đó là thông tin đã bị kiểm duyệt tại Trung Quốc, nhưng họ có thể do dự làm như vậy trước những du khách khác trong đoàn. Ông Lâm nói: “Thỉnh thoảng, họ có thể lùi lại phía sau và khi một học viên nói chuyện riêng với họ, họ sẽ đồng ý thoái ĐCSTQ.”

Ông Zeng, một giáo viên trung học, thường đến nhà ga này cùng với vợ. Ông nói rằng giúp đỡ du khách Trung Quốc tìm hiểu chân tướng về tuyên truyền của ĐCSTQ là một nỗ lực chung với các học viên ở những khu vực khác. “Nhà ga này là điểm cuối của tuyến Hợp Lan và là điểm khởi đầu của tuyến phía Bắc. Điều đó có nghĩa là những du khách này có thể bắt gặp thông tin về Pháp Luân Công ở những nơi khác tại Đài Loan.” Ông nói tiếp: “Thỉnh thoảng họ quyết định thoái ĐCSTQ chỉ sau vài lời.”

Du khách Trung Quốc Đại lục tìm hiểu thêm về Pháp Luân Công tại Nhà ga Tô Úc

Tình nguyện vì lợi ích chung

Ông bà Lâm (họ Lâm là một trong những họ phổ biến tại Đài Loan) đều ngoài 80 tuổi. Một trong những câu hỏi mà du khách Trung Quốc thường hỏi họ là: “Ông bà nhận được bao nhiêu tiền để đứng ở đây?” Khi nhận được câu hỏi đó, bà Lâm nói rằng bà không cảm thấy bị xúc phạm vì bà biết rằng các du khách bị lừa dối bởi tuyên truyền của ĐCSTQ. Bà nói với các du khách: “Chúng tôi đều là những tình nguyện viên, và chúng tôi in các biểu ngữ và các tài liệu khác bằng tiền của mình. Chúng tôi ở đây để giúp các vị hiểu điều gì thực sự đang diễn ra.”

Bà Lưu nói bà thi thoảng tình cờ gặp các học viên từ Trung Quốc Đại lục trong số các du khách, những người này rất biết ơn nỗ lực của các học viên hải ngoại trong việc nâng cao nhận thức về bức hại tại Trung Quốc. Bà nói: “Một lần, một du khách đưa tôi thứ gì đó được bọc trong giấy rồi vội vã rời đi. Tôi mở ra và thấy đó là 500 Nhân dân tệ. Vì tôi không thể trả lại tiền, số tiền đó đã được dùng để mua một cái loa để nhiều người hơn nữa có thể biết về những vi phạm nhân quyền tại Trung Quốc.”

Một ốc đảo hy vọng

Mỗi học viên tới nhà ga này đều có câu chuyện riêng của mình. Bà Trần, một thợ làm tóc ở quận Hợp Lan, bị chảy máu thận trong 15 năm. Ngoài khối u tử cung 2 cm và loãng xương bánh chè cần tiêm steroid ba tháng 1 lần để giảm cơn đau, bà cũng bị đau nhức thần kinh tọa, viêm amidan. Kết quả là bà cần điều trị thuốc men hàng ngày và tiêm hai ngày một lần. Bất cứ khi nào bà ngừng uống thuốc, bà sẽ bị sốt. Tất cả những bệnh này đều biến mất sau khi bà tu luyện Pháp Luân Công.

Để chia sẻ về môn tập cho nhiều người hơn để họ cũng có thể thu được lợi ích từ Pháp Luân Đại Pháp, bà Trần thường xuyên tới nhà ga xe lửa. Bà nói: “Một số du khách Trung Quốc không dám tự chủ động nhận tài liệu của chúng tôi. Nhưng nếu một người trong số họ nhận tài liệu, những người khác sẽ lấy theo. Một số du khách không thể chờ đợi và đọc tài liệu ngay lập tức. Ngay cả khi rời đi, một số du khách vẫn ngoái lại nhìn các biểu ngữ lần cuối.”

Cũng giống như các học viên Pháp Luân Công khác, bà Hữu đã chứng kiến nhiều điều kỳ diệu kể từ khi bà bước vào tu luyện. Hai tuần sau khi trở thành một học viên Pháp Luân Công, căn bệnh mất ngủ kinh niên, tràn dịch tai, lông mi mọc ngược, và bệnh tê phù do thiếu vitamin B1 đều biến mất. Không chỉ vậy, mặc dù bà có trình độ học vấn thấp, bà vẫn có thể đọc Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp. Bà nhận xét: “Tôi đã gần 80 tuổi rồi và tu luyện Pháp Luân Công là điều may mắn nhất trong cuộc đời tôi.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/12/16/苏澳新站的独特风景线(图)-397087.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/12/19/181148.html

Đăng ngày 11-02-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share