Bài viết của một học viên tỉnh Vân Nam, Trung Quốc

[MINH HUỆ 08-03-2010] Tháng 07 năm 2009, cô Thẩm Dược Bình làm việc tại Trung tâm chăm sóc Bà mẹ và Trẻ em tại thị trấn Ngọc Khê, tỉnh Vân Nam. Tại nhà tù nữ số 2 Vân Nam, những kẻ bắt giữ đã tra tấn cô tàn tạo khiến cô bị thủng phổi. Sau đó cô được gửi tới bệnh viện số 3 Côn Minh để điều trị và đã qua đời ở đó.

2010-3-7-falun-gong-shenyueping-01.jpg
2010-3-7-falun-gong-shenyueping-02.jpg
Cô Thẩm Dược Bình

Trước Tết Nguyên Đán 2010, tôi gặp một đồng tu đã cùng tu luyện với cô Thẩm, và được gợi nhớ lại vài việc tốt của cô. Dưới đây là những hồi tưởng của đồng tu đó.

Năm 1998, khi tôi tu luyện được khoảng sáu tháng, cô Thẩm đã tu luyện được gần hai năm. Cô ấy và chồng thuê một căn phòng và tự nguyện tổ chức một nhóm học Pháp chung với hơn mười học viên. Điều họ làm tạo lợi ích to lớn cho mỗi học viên mới. Cô Thẩm đối xử tử tế với mọi người và rất kiên nhẫn khi dạy mọi người các bài tập. Mọi người đều quý cô. Cô ấy sống một cuộc sồng giản dị. Cô dùng tiền tiết kiệm mua rất nhiều băng để sao các đĩa nhạc tập, và gửi chúng cho các học viên mà đã có một thời gian khó khăn về tài chính. Cô âm thầm đóng góp cho người khác mà không bao giờ phô trương ra.

Tôi ngưỡng mộ trí tuệ và tâm thuần khiết của cô ấy, đó là kết quả của việc tu luyện Đại Pháp. Cô ấy thường nói “Các học viên chúng ta cần phải là người tốt và tu luyện tâm tính dựa trên tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn, chúng ta cần trở thành những người tốt hơn, chứ không chỉ đơn thuần là người tốt.”

Cô ấy cũng bảo những học viên mà đã dành quá nhiều sự quan tâm tới con cái cách xử trí với chúng cũng như với việc học hành và giáo dục chúng. Cô thường mỉm cười và nói “Người lớn cũng sẽ đề cao khi họ giáo dục con cái. Chúng ta không nên tìm kiếm thanh danh hay làm những phép so sánh không thực tế. Chúng ta chỉ có thể giáo dục con cái tốt bằng thiện ý, vì điều đó thực sự sẽ cảm hóa tâm linh chúng. Con trẻ sẽ học theo khi chúng nghe thấy những lời nói tốt đẹp và nhìn thấy những hành vi thiện của bạn. Do đó, tự nhiên mà các bậc cha mẹ sẽ không cần dành nhiều nỗ lực để chỉnh sửa cho chúng nữa.

Tháng 10 năm 2000, cô Thẩm và chồng mình, anh Phổ Chí Minh, đã lên kế hoạch đi Bắc Kinh để kháng nghị cho Pháp Luân Công. Trước khi rời đi, họ nói chuyện với đứa con trai duy nhất Phổ Đan, bảo cho cháu về tất cả những điều có thể xảy đến và rằng họ có khả năng sẽ không thể quay trở về. Con trai họ, cũng là một học viên, đã nài nỉ đi Bắc Kinh cùng bố mẹ. Tu luyện Đại Pháp đã giúp cháu có thành tích học tập tốt và có một thể lực dồi dào. Cháu cũng muốn đi Bắc Kinh để kháng nghị cho Pháp Luân Công. Thế là cả gia đình họ, và vài học viên khác đã tới Bắc Kinh riêng rẽ bằng ôtô.

Sau khi tới Bắc Kinh, họ biết rằng mọi người đang bị bắt giữ tại phòng Kháng nghị. Thậm chí khi một người chỉ nói ra sự thật về một chủ đề nào đó, họ cũng có thể bị bắt giữ. Do đó, họ tới quảng trường Thiên An Môn để trưng các biểu ngữ của mình. Ngay khi gia đình họ lấy biểu ngữ với dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” ra và hô to những từ này hai lần, cảnh sát mặc thường phục đạp họ ngã xuống đất và đánh họ. Họ bị trầy xước khắp thân thể. Sau đó, họ bị lôi lên một xe cảnh sát và bị giam giữ tại một trung tâm giam giữ ở Bắc Kinh. Họ bị bức cung và tra tấn để “tự thú”. Tại thời điểm đó, vì có quá nhiều người bị bắt giữ nên không có đủ phòng để giam giữ các học viên tại Bắc Kinh, nên gia đình họ được gửi về nhà. Người từ chính quyền thành phố Ngọc Khê đã đến Bắc Kinh để đưa những học viên về Ngọc Khê. Tất cả họ sau đó bị giam giữ tại trại cưỡng bức lao động Đại Bản Kiều ở Côn Minh và bị kết án ba năm tù.

Đến tận năm 2003 khi gia đình đã đoàn tụ, khi đó cô Thẩm mới quay trở lại với công việc.

Cô Thẩm làm việc chăm chỉ và không cần một sự công nhận hay quyền lợi gì. Đồng nghiệp của cô dần dần hiểu cô hơn và tìm hiểu về Pháp Luân Công. Cô luôn chân thành quan tâm và giúp đỡ các bệnh nhân. Có một bà mẹ kiếm sống bằng việc thu nhặt rác đã đưa con trai đang bị sốt tới bệnh viện. Bà không có tiền để trả cho một mũi tiêm, và cô Thẩm đã lặng lẽ trả 50 tệ cho họ.

Chế độ Cộng sản tiếp tục đàn áp và ngang nhiên bức hại một người tốt như vậy cho đến tận khi cô chết, đơn thuần vì cô kiên định vào đức tin của mình và muốn nhiều người hơn nữa hiểu rõ sự thật.
Để biết thêm thông tin về việc cô Thẩm Dược Bình đã phải chịu đựng đau đớn và chết do sự bức hại tàn tạo tại nhà tù nữ số 2 Côn Minh, xin xem bài viết “Cô Thẩm Dược Bình chết do kết quả của việc bị bức hại trong tù

Những kẻ tham gia bức hại cô Thẩm:
Giám đốc nhà tù: Dương Minh San, Trưởng phòng chính ủy: Nghê Lệ Hoành
Phó giám đốc nhà tù: Lưu Bân San, Vương Mỹ Lệ, Nghê Lệ Giang, và Trương Anh
Quản lý khoa Đối ngoại: Triệu Hiểu Hà, Trương Yến Hoa
Khoa Giáo dục: Lý Đông Đông, Mã Lệ Hà, Hà Tình, Ngô Ngọc Linh, Từ Thiệu Quyên, Chu Vi Ni.
Vệ sinh viện: Dương Hiểu Bình, Dương Thụy Anh
Cảnh sát khu 1: Lôi Nhã Mai, Mạc Thụy, Thang Mẫn, Thang Kiến Phương, Trần Lôi, Vương Hiếu Tấn, Diệp Lệ Bình, Tống Văn Chi, Cát Xuân, Vương Thiến, Trương Yến

Cảnh sát khu 2: Vương Đan, Lâm Hiểu Văn
Cảnh sát khu 3: Phó Chí Quỳnh, Kim Huy
Cảnh sát khu 4: Ti Hiểu Yến, Tống Kiến Lệ, Vương Ích Quyên
Cảnh sát khu 5: Lý Xuân Mai
Cảnh sát khu 6: Lục Như Bân
Cảnh sát khu 9: Dương Hoan, Hạ Côn Lệ, Thang Ngọc Phương, Tạ Linh, Vạn Tuyết Mai, Dương Vĩnh Phương, Lương Khiết, Vương Lê Lê và Hoàng Đào.
________________________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/3/8/219450.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/3/15/115360.html
Đăng ngày 18-3-2010. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share