Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở Hắc Long Giang
[MINH HUỆ 26-02-2018] Trong quá trình tiếp xúc với đồng tu, tôi phát hiện một số người chưa hiểu rõ về việc viết nghiêm chính thanh minh, cũng như khi nào cần viết Nghiêm chính thanh minh.
Tôi biết có hai đồng tu nọ từng xảy ra mâu thuẫn, khi nảy sinh mẫu thuẫn đã nói ra những lời nói bất hảo làm tổn thương đối phương, nên đẩy mâu thuẫn lên cao hơn. Sau đó đồng tu đã hối hận, liền bảo phải viết Nghiêm chính thanh minh. Những đồng tu bên cạnh cũng tán đồng.
Vị đồng tu này đã gặp và nói với tôi chuyện này, tôi chia sẻ với đồng tu rằng đã biết mình sai thì cần thay đổi là được, đây mới gọi là tu luyện. Nếu chuyện nhỏ này cũng lên mạng thanh minh, thì các đồng tu làm việc trên Minh Huệ một ngày chỉ xử lý mấy chuyện này không thôi đã hết thời gian làm những sự việc khác.
Tôi còn nghe nói một đồng tu vượt quan sắc giới cũng viết Nghiêm chính thanh minh, mà không chỉ có một người làm như vậy, hôm nay lại có một đồng tu tương tự đến nhà nhờ tôi viết Nghiêm chính thanh minh và nói rằng những đồng tu xung quanh cũng ủng hộ anh làm việc này, và lại nói có đồng tu phạm quan sắc giới nên cũng lên mạng thanh minh. Lúc đó tôi đã không đồng ý giúp anh ấy viết.
Sau khi đồng tu về nhà, tôi nghĩ tại sao mình lại gặp phải chuyện này không chỉ một lần, người tu luyện chúng ra gặp phải chuyện gì cũng không hề ngẫu nhiên, thế là tôi liền lên trang Nghiêm chính thanh minh, tìm hiểu cụ thể nội dung, tôi thấy ban biên tập có viết:
“Nghiêm chính thanh minh” là các học viên dưới áp bức của tà ác bị ép viết cam kết “bất luyện công”, nay muốn thanh minh và phủ nhận bức hại của tà ác quay trở về tu luyện. Để bảo trì tính nghiêm túc, thanh minh phải dùng tên thật. Nếu dùng hóa danh thì lời thanh minh không có giá trị. Khi đăng Nghiêm chính thanh minh lên Minh Huệ, cần phải viết rõ phủ nhận hoàn toàn tất cả các văn bản đã ký kết của tà ác, nghiêm túc tuyên bố tu luyện lại từ đầu, bù đắp lại những tổn thất trong tu luyện.
Đoạn văn trên đã nêu rõ chỉ viết “Nghiêm chính thanh minh” khi “dưới áp lực của tà ác bị ép viết cam kết “bất luyện công”, nay muốn thanh minh để quay lại tiếp tục tu luyện, chứ không phải là làm sai một chuyện gì đó liền phải viết thanh minh, như thế còn gì là “tu tại tự kỷ” đây? Tôi thấy những tiêu đề mấy bài Nghiêm chính thanh minh đều là bao nhiêu bao nhiêu người quay trở lại tu luyện, ngoài đó ra cũng không có cái gì khác.
Theo tôi, nếu đồng tu có tâm sắc dục mãnh liệt chưa buông được rất có thể rơi vào bẫy của cựu thế lực. Những đồng tu gặp quan như vậy nếu có thể toàn tâm toàn ý phủ nhận an bài của cựu thế lực, và không ngừng diệt trừ tâm sắc dục, nhận thức rõ tâm sắc dục đó không phải là mình, đồng thời nghiêm khắc đối đãi bản thân, khắc chế bản thân, liền có thể thoát khỏi sự trói buộc của ma sắc và làm chủ thân thể. Khi đã vượt qua, món nợ này cũng coi như tính lên thân của cựu thể lực.
Đây là chút thể ngộ cá nhân, có điều gì không phù hợp với Pháp, mong các đồng tu từ bi chỉ rõ.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/2/26/362227.html
Đăng ngày 10-09-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.