Bài viết của Thẩm Dung, phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 24-08-2018] Khi mới bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công ở trường trung học cùng mẹ của mình, Hà Tôn Ninh không nghĩ rằng tu luyện Pháp Luân Công sẽ ảnh hưởng tới tương lai hay nghề nghiệp của mình.

Hôm nay, khi Tôn Ninh hồi tưởng lại, cô gái 30 tuổi này nhận ra rằng Chân – Thiện – Nhẫn đã bén rễ sâu trong tâm cô và trở thành điều ý nghĩa nhất trong cuộc đời của cô. Nguyên lý này cũng như tinh thần vì người khác, vị tha và lấy khổ làm vui đã trở thành những điều căn bản làm nền tảng cho cô trong sự nghiệp của mình.

771b71a81242f39afdcb185f2f4d79e2.jpg

Tôn Ninh biểu diễn trong Đoàn nhạc Tian Guo

Thực tập

Trước khi tốt nghiệp năm 2007, Tôn Ninh có một cơ hội thực tập tại một công ty bảo hiểm nổi tiếng. Công ty này đang trong quá trình chuyển đổi khi đó, và nhiều nhân viên bận rộn phát triển những dự án mới. Điều đó có nghĩa là rất nhiều những công việc đơn giản nhưng chiếm nhiều thời gian sẽ được giao cho nhân viên tập sự.

Tôn Ninh nhớ lại: “Nó đã rất áp lực, nhưng Sư phụ Lý Hồng Chí (nhà sáng lập của Pháp Luân Công) đã giảng:

“Tôi nghĩ rằng làm người tu luyện, thì bất kể là người lớn hay trẻ nhỏ, chư vị ở bất kỳ vị trí nào [trong xã hội] chư vị cũng phải làm tốt hết thảy: là một học sinh thì phải học cho giỏi; đi làm thì phải làm việc cho tốt.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Thụy Sỹ)

“Tôi ngộ ra từ lời giảng này là đối với tu luyện, không có việc nào là tầm thường. Bất kể khó đến đâu hay dễ đến mấy, tôi phải nỗ lực hết sức mình và đối đãi như nhau.”

Cô nói tiếp: “Khi tôi điều chỉnh tâm thái của mình, nhiều cơ hội tự động xuất hiện”

Công việc xuất sắc của cô đã được biểu dương. Sau khóa thực tập, cô nhận được thư mời chính thức từ công ty, một công việc mơ ước với nhiều người trong lĩnh vực của cô.

Sao cô không sợ hãi?

Tôn Ninh đã từng có một người quản lý nghiêm khắc, không những phân công thêm nhiệm vụ cho cấp dưới mà còn rất khắt khe về tiểu tiết. Cấp dưới của ông thường phải làm việc thêm giờ và thường bị la mắng.

Tôn Ninh đã làm việc trong môi trường đó trong bốn hoặc năm năm. Nhiều đồng nghiệp không thể chịu đựng được và đã rời đi. Họ ngạc nhiên trước khả năng chịu đựng của Tôn Ninh.

Tôn Ninh nói: “Sư phụ Lý đã nói trong Chuyển Pháp Luân:

“Mỗi giai tầng đều có thể làm người tốt, các giai tầng khác nhau có tồn tại các mâu thuẫn khác nhau. Giai tầng cao có hình thức mâu thuẫn của giai tầng cao, đều có thể đối xử thích hợp với các mâu thuẫn; tại giai tầng nào cũng làm người tốt, đều có thể coi nhẹ các chủng dục vọng, [và] tâm chấp trước. Tại các giai tầng khác nhau đều có thể thể hiện là người tốt; đều có thể tu luyện ngay tại giai tầng của mình.” (Chuyển Pháp Luân – Bài giảng thứ Tư)

Là một học viên Pháp Luân Đại Pháp, tôi hiểu rằng những yêu cầu của người quản lý sẽ giúp tôi phát triển tư duy chú ý đến tiểu tiết, vốn cần thiết cho công việc của tôi, và những lời mắng mỏ của ông ấy dạy cho tôi tính khiêm tốn, buông bỏ được tự ngã và có thể chịu đựng được thất bại – điều mà những người khác không làm được, và có thể chịu được những lời chỉ trích.

“Môi trường khắc nghiệt này đã giúp tôi phát triển được những tiềm năng của tôi và trưởng thành nhanh chóng. Nếu tôi có thể xem xét các vấn đề từ quan điểm của ông ấy, nhiều cảm giác xung đột và khó khăn có thể được giải quyết.”

Sau một thời gian, Tôn Ninh đã có thể bắt kịp tốc độ làm việc của người quản lý của mình. Một ngày nọ, người quản lý đã đùa với cô: “Sao cô không sợ bỏ chạy mất dép trong khi nhiều người khác đã bỏ đi vậy? Cô thực là khoan dung.”

Nỗ lực chăm chỉ của Tôn Ninh đã được tưởng thưởng. Sau khi làm việc ở bộ phận đó trong 10 năm, người quản lý đã giúp cô được thăng chức lên công tác tại trụ sở chính của công ty.

Bước ra khỏi vùng an toàn

Ở vị trí mới của mình, Tôn Ninh phải giao thiệp với đủ kiểu người.

Cô nói: “Tôi phải hỗ trợ việc liên lạc giữa các phòng ban. Điều đó đòi hỏi tôi phải buông bỏ tâm ngạo mạn và bảo trì một tâm thái tốt. Tôi cần chiểu theo Chân – Thiện – Nhẫn trong ứng xử để mọi việc diễn ra tốt đẹp.”

“Tuy nhiên, thật khó để rời bỏ các đồng nghiệp của tôi và vị trí mà tôi đã làm việc trong 10 năm. Tôi có uy tín và tích lũy được kinh nghiệm. Tôi cũng là một chuyên gia cao cấp. Chuyển về trụ sở chính, tôi phải từ bỏ những điều đó cũng như cơ hội tăng lương. Nó đòi hỏi can đảm để rời khỏi vị trí cũ của tôi.”

Trong khi nhiều người coi lương và vị trí làm việc là những nhân tố quan trọng nhất khi lựa chọn một công việc, Tôn Ninh có những cân nhắc khác khi cô quyết định chuyển tới trụ sở chính.

Cô nói: “Tôi biết những người xuất hiện trong cuộc đời tôi là quan trọng. Họ cần biết chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại khủng khiếp ở Trung Quốc. Do vậy, nhân tố chính khi đưa ra quyết định chuyển đổi công việc đó là công việc mới mang lại thêm nhiều cơ hội tiếp xúc với lãnh đạo các phòng ban cũng như những chuyên gia cao cấp, bao gồm cả CEO, chủ tịch, phó chủ tịch và các trợ lý của họ.

Tôi hy vọng được nói với họ về Pháp Luân Công.

Trong vài năm qua, Tôn Ninh thường đặt một chồng tờ giới thiệu Pháp Luân Công và các tài liệu khác trên bàn làm việc cho các đồng nghiệp của cô.

“Một số đồng nghiệp hỏi tôi Pháp Luân Công là gì. Khi tôi nói chi tiết với họ, hầu hết họ đều ngạc nhiên. Mặc dù họ đã nghe nói về Pháp Luân Công, họ không biết bất kỳ ai tu luyện pháp môn này.

“Tôi luôn luôn tận dụng những cơ hội này để nói với họ rằng Pháp Luân Công dạy Chân – Thiện – Nhẫn và rằng môn tu luyện cải biến tâm lẫn thân của một người. Nhưng các học viên đã bị bức hại ở Trung Quốc Đại Lục bởi vì số lượng người tu luyện đã khiến Đảng cộng sản Trung Quốc ghen tị và sợ hãi.

“Tôi thấy rằng nhiều người không hiểu được tại sao Đảng Cộng sản bức hại Pháp Luân Công, do đó tôi để sẵn các tờ thông tin. Tôi hy vọng nhiều người hơn sẽ chú ý tới cuộc bức hại. Tôi tin rằng càng nhiều người biết chân tướng, Đảng sẽ càng ít có cơ hội truyền bá độc hại và cuộc khủng hoảng nhân quyền này sẽ càng sớm kết thúc. Do vậy tôi không bao giờ bỏ lỡ cơ hội nói chuyện với ai đó về điều đó.”

Tôn Ninh mỉm cười: “Mỗi lần tôi trở lại sau một chuyến đi nước ngoài, tôi mang nhiều quà lưu niệm cho các đồng nghiệp của tôi. Khi họ hỏi tôi về chuyến đi của tôi, tôi nói với họ rằng tôi là một thành viên trong một đoàn nhạc diễu hành được mời diễn ở các nước khác. Mục đích của đoàn là truyền rộng vẻ đẹp của Pháp Luân Công thông qua âm nhạc. Tên của đoàn nhạc là Đoàn nhạc TianGuo.

Tôi trước tiên là một người tu luyện, rồi mới là một chuyên gia

Tôn Ninh nói: “Tôi hiểu rằng tôi phải hướng nội tìm những thiếu sót của mình cả trong tu luyện và trong công việc. Chỉ khi tôi tìm thấy những vấn đề của bản thân và chính lại tôi mới có thể đề cao.

“Tôi biết rằng tôi được hưởng phước lành nhờ Pháp Luân Công, và đó là lý do tại sao tôi có một công việc tốt và một sự nghiệp thành công. Tôi biết rằng tôi trước tiên là một người tu luyện, sau đó mới là một chuyên gia. Chỉ khi làm một người tốt tôi mới có thể làm tốt các việc.”

Ngẫm lại hành trình tu luyện của mình, Tôn Ninh nói: “Ở trường trung học, tôi đã tu luyện Pháp Luân Công chỉ bởi vì mẹ tôi yêu cầu tôi. Tôi đã không biết tu luyện là gì. Tôi đã không biết tu luyện thù thắng và nghiêm túc nhường nào cho đến khi tôi đọc Chuyển Pháp Luân lần nữa sau khi tôi tốt nghiệp đại học. Mặc dù tôi không tu luyện tinh tấn ở đại học, Chân – Thiện – Nhẫn đã bén rễ trong tâm tôi. Đó là điều ý nghĩa nhất trong cuộc đời tôi. Đó là một phần trong tất cả mọi thứ trong cuộc sống hàng ngày của tôi. Bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu, tôi luôn luôn cố gắng chiểu theo nguyên lý này. Tôi tin rằng nếu tôi có thể chiểu theo nguyên lý này và chia sẻ nó với mọi người có tiền duyên với Pháp Luân Công, kết quả sẽ là tích cực và thế giới này sẽ trở nên tốt đẹp hơn.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/8/24/372866.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/8/25/171643.html

Đăng ngày 05-09-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share