Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại Đài Loan

[MINH HUỆ 17-8-2018] Anh Vương Trừng Tường, một giáo viên 39 tuổi, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp từ năm 2005. Sau khi tu luyện, anh chuyển biến từ một người khó ưa và buồn bã thành một người thân thiện và vui vẻ. Anh đã hồi tưởng lại quãng đời mười năm cay đắng của mình.

Những khó khăn vô hạn

Anh Vương đã tốt nghiệp trường Đại học quốc gia Thành Công, chuyên ngành toán ứng dụng vào năm 2005. Năm 26 tuổi, anh ghi danh chương trình tiến sỹ ngành thống kê tại Đại học Trung Sơn.

Từ lúc còn trẻ, anh Vương đã nghĩ về ý nghĩa nhân sinh của cuộc đời và tự hỏi bản thân mình sống vì điều gì. Anh từng đọc tiểu sử của nhiều danh nhân trong lịch sử và lấy họ làm khuôn mẫu để noi theo. Anh đã mơ ước về một tương lai tốt đẹp cho bản thân mình.

Nhưng anh không ngờ rằng rất nhiều khó khăn nối tiếp nhau bao lấy anh, như những tảng đá nặng. Cuộc sống bình yên thay đổi chỉ sau một đêm.

Anh bị trượt trong kỳ thi kiểm tra chất lượng tiến sỹ, và thiếu chút nữa bị đuổi khỏi trường. Nghiên cứu của anh vô cùng lạc hậu, khiến anh cảm thấy cấp bậc tiến sĩ khó mà đạt được.

Những lời mời kết giao của anh thường bị từ chối, và anh hầu như không có ai là bạn thân. Nhiều lần anh không vượt qua được kỳ thi lấy chứng chỉ giảng dạy. Trong một năm đi nghĩa vụ quân sự, anh cũng phải chịu cảnh ngược đãi.

Trong mười năm, anh chỉ kiếm sống dưới danh nghĩa một giáo viên dự bị. Cuộc sống rất khổ sở, đầy rẫy khó khăn, làm thế nào bản thân anh có thể vượt lên?

Vượt qua những khó khăn

Đối với anh Vương, năm 2015 là bước ngoặt trong cuộc đời. Anh được giới thiệu cuốn Chuyển Pháp Luân khoảng sáu tháng trước khi trình bày luận án của mình. Anh nhận ra Pháp Luân Công chính là điều mình hằng tìm kiếm bấy lâu nay.

Như Sư phụ Lý (nhà sáng lập Pháp Luân Công) đã nói, càng đọc cuốn sách, bạn lại càng muốn học.

Từ những nguyên lý bác đại tinh thâm của Đại Pháp, anh Vương đột nhiên ngộ được ý nghĩa nhân sinh của đời người. Anh còn nhận ra rằng khó khăn không phải là điều xấu. Nó mang đến cơ hội tiêu trừ những nghiệp lực đã tích tụ từ bao kiếp. Giống như xua tan mây đen che mặt trời, khi nghiệp tiêu đi, đức cùng phúc phận lại đến.

Giờ đây anh Vương nói “Khi có mâu thuẫn xuất hiện, tôi sẽ chiểu theo các tiêu chuẩn của Đại Pháp và hướng nội tìm thiếu sót của bản thân. Một khi tôi loại bỏ được chấp trước, tôi lại có thêm sức mạnh để tiến về phía trước”.

2018-7-24-taiwan-story_01--ss.jpg

Anh Vương Trừng Tường đang tập bài công pháp thứ năm trong nắng sớm

Sau khi loại bỏ được chấp trước vào lợi ích cá nhân, anh Vương đã có thể hoàn thành hơn 100 trang luận án tiến sỹ một cách nhanh chóng và vượt qua được kỳ thi vấn đáp. Anh cũng đã vượt qua bài kiểm tra chất lượng giáo viên mà không tốn nhiều thời gian chuẩn bị, vì thế anh đã có được giấy phép giảng dạy.

Anh nói “Tôi mất bảy năm để lấy được bằng tiến sỹ, hai năm nghỉ phép, và một năm thực hiện nghĩa vụ quân sự. Trong mười năm đó, tôi sống trong mơ hồ và thất vọng”.

“Sau khi trở thành người tu luyện, tôi đã bỏ đi những quan niệm người thường về sự oán hận và lợi ích cá nhân. Ban ngày, tôi làm giáo viên dự bị ở trường tiểu học, và đêm về viết luận án. Tôi đã nỗ lực hết sức và không còn lo lắng đến việc mình có tốt nghiệp hay không. Khi mọi điều kết thúc tốt đẹp, tôi hiểu rằng thành công của mình là do Đại Pháp ban cho”.

Chân – Thiện – Nhẫn chiếu sáng tâm hồn trẻ thơ

Ở sâu thẳm trong tim mỗi đứa trẻ đều có hy vọng rằng chúng sẽ tìm thấy sự giúp đỡ để có thể trở thành người tốt. Hành vi ngay chính của người thầy chính là ánh sáng dẫn lối cho hy vọng này.

Anh Vương cảm nhận được Đại Pháp đã biến anh thành một người tốt. Anh quyết tâm tu luyện bản thân và mang vẻ đẹp của Chân – Thiện – Nhẫn đến cho nhiều người hơn nữa.

2018-7-24-taiwan-story_02--ss.jpg

Anh Vương Trừng Tường đứng cạnh tấm băng rôn của Pháp Luân Đại Pháp

Anh Vương tin rằng mục đích của giáo dục không phải là để dạy cho con trẻ làm sao có thể đạt điểm số cao, mà là dạy chúng cách điều chỉnh bản thân trong mỗi từng hoàn cảnh. Anh cảm thấy cách tốt nhất có thể dạy dỗ học sinh là sống theo những tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn và chính anh trở thành tấm gương cho chúng.

Anh không bao giờ từ chối một học sinh nào. Anh không chỉ quan tâm đến việc học ở trường của chúng, mà cả cuộc sống bên ngoài của học sinh. Sau mỗi bài kiểm tra, anh nói chuyện với từng học sinh và cho chúng những lời khuyên không phụ thuộc vào điểm số. Anh động viên học sinh sống có trách nhiệm với tương lai của chúng và gìn giữ nhân cách tốt. Anh cũng thường dành thời gian để giúp học sinh giải quyết những khó khăn.

Trong buổi lễ tốt nghiệp hàng năm, anh Vương nói với các học sinh ra trường rằng hãy trở thành người trung thực, tử tế, vị tha, và khoan dung với mọi người, mọi lúc mọi nơi.

Lời cảm ơn từ các học sinh

Các học sinh của anh đã viết những thông điệp diễn tả lòng biết ơn của họ đối với anh.

“Nếu không có thầy, em đã bỏ cuộc. Thầy đã dạy chúng em xây dựng nền tảng vững chắc như kim tự tháp, và xếp lên từng lớp từng lớp từ nền móng”.

“Thầy đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng một nhân cách tốt. Chúng em sẽ luôn nhớ những lời thầy nói. Chúng em sẽ luôn nhớ về một người thầy tốt như thầy”.

“Trong đời em chưa từng gặp người thầy nào chăm chỉ, vui tính nhưng nghiêm túc, và chu đáo như thầy. Có lẽ thầy đã phải kinh qua những trải nghiệm phi thường!”

“Em đã không phải là một học sinh tốt. Em không thích học mà chỉ thích rong chơi. Thầy đã không bỏ rơi em. Thầy đã giúp em xây dựng nền tảng kiến thức học tập vững chắc và luôn nhắc em trở nên linh hoạt. Thầy là thần tượng trong tim nhiều học sinh chúng em. Em thật sự kính trọng thầy”.

“Em sẽ không bao giờ quên mình có một người thầy tốt, đã dẫn dắt em trưởng thành hơn và giúp đỡ em từng bước tới thành công”.

“Mặc dù thứ hạng học tập của em không tốt, thầy đã giúp em tiến bộ. Thầy đã động viên em cố gắng sau mỗi lần thất bại. Thầy đã giúp em xử lý những việc khác nhau. Em thật may mắn vì đã có một người thầy tuyệt vời!”

“Em thật may mắn vì được gặp thầy. Tinh thần tuyệt vời của thầy đã giúp em có thêm nghị lực. Em hy vọng với tinh thần này, em có thể đối mặt với tương lai, hoàn thành mọi việc, để thầy có thể tự hào về em”.

Lời kết

Trong cuộc đời, không có gì là ngẫu nhiên. Anh Vương nói anh luôn coi mọi việc xảy ra với mình là hảo sự, và đón nhận chúng một cách tích cực. Tương lai, anh sẽ dùng Chân – Thiện – Nhẫn để đối mặt với mọi khó khăn.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/8/7/371575.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/8/17/171542.html

Đăng ngày 09-09-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share