[MINH HUỆ 04-09-2009] Theo các báo cáo trên mạng lưới Minghui (Minh Huệ tiếng Trung), học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Bắc Kinh, ông Tào Đông đã gặp mặt Phó chủ tịch của Quốc Hội Châu Âu, ông Edward McMillan-Scott vào ngày 21 tháng Năm 2006 nhằm giải cứu người vợ bị cầm tù của ông, bà Vương Tiểu Tinh. Ông đã kể với ông McMillan-Scott về sự bức hại nghiêm trọng mà ông, vợ ông và các học viên Pháp Luân Công khác mà ông biết đã phải trải qua. Hai giờ sau cuộc gặp mặt, các đặc vụ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từ Cục An ninh Quốc gia đã bắt ông Tào Đông. Ông đã bị kết án phi pháp năm năm tù giam vào ngày 08 tháng Hai 2007 và hiện đang bị giam cầm tại Nhà tù Thiên Thủy, tỉnh Cam Túc.

Vào cuối tháng Tám năm 2006, vợ ông Tào, bà Dương Tiểu Tinh được thả ra từ trại lao động cưỡng bức nữ Bắc Kinh. Bà đã đi nhiều nơi để cố giải cứu ông Tào. Vào tháng Tám năm 2007, bà và bạn của ông Tào Đông, nhạc sĩ Vu Trụ đã liên lạc với luật sư để xin trợ giúp. Không bao lâu sau, ông Vu Trụ bị bắt. Bà Dương Tiểu Tinh trở nên vô gia cư và phải lang bạt để tránh bị bức hại.

Vào tháng 12 năm 2007, bà Dương Tiểu Tinh trở lại Bắc Kinh và phải đối mặt với nhiều khó khăn. Ngày 27 tháng 12, bà trở về nhà để trả tiền thuê phòng. Các nhân viên từ Trung tâm Cộng đồng Địa phương, những người đang đứng canh ở bên ngoài nhà bà đã báo cáo bà với cảnh sát. Cảnh sát viên Lưu Giang và Lưu Đào thuộc Phòng cảnh sát Kiến Quốc Môn, Dương Văn Trọng, giám đốc Phòng 610 cùng hai cảnh sát viên khác từ Phòng cảnh sát Đông Thành xông vào nhà bà, lôi bà xuống lầu và đẩy bà vào một chiếc xe hơi. Họ đưa bà đến Đồn cảnh sát Đông Trực Môn. Trưởng đồn Lưu Ngọc Cương nói một cách tà ác: “Chúng tôi cố tình giam Tào Đông trong một nhà tù tại miền Tây Bắc Trung Quốc trong khi để bà ở Bắc Kinh.” Sau đó, nhiều cảnh sát mặc thường phục đã lôi bà Dương Tiểu Tinh ra một chiếc xe đen và đưa bà đến một khách sạn tại Lục Lý Kiều, vùng Phong Đài.

Vào tháng Ba năm 2008, ông Vu Trụ (bạn của ông Tào Đông) bị bức hại đến chết. Bà Dương Tiểu Tinh cảm thấy quá buồn khiến bà khóc lóc và suy sụp tinh thần. Không lâu sau, sức khỏe của bà suy giảm. Khi khám sức khỏe tại Bệnh viện Tây Tây tại Tây An vào tháng Tám năm 2008, bà được chẩn đoán bị bệnh lymphoma. Bà không thể nằm trên giường hay ăn uống do quá đau đớn.

Báo cáo chỉ đến đây khi đăng trên en.minghui.org vào ngày 9 tháng Chín năm 2009. (https://en.minghui.org/html/articles/2009/9/9/110683.html)

Thông tin trong bản báo cáo này là khá hạn chế. Nếu chúng ta liên kết bản báo cáo này với tin tức về những người liên hệ, chúng ta sẽ có thể thấy rằng nhiều học viên Pháp Luân Công đang bị bức hại, và chúng ta cũng có thể thấy được bản chất thực sự của cuộc bức hại tàn khốc này.

Một học viên khác được phỏng vấn bởi ông McMillan-Scott cùng với ông Tào Đông là ông Ngưu Tiến Bình, người mang theo đứa con gái hai tuổi của ông khi được phỏng vấn. Lúc bấy giờ, vợ của ông, bà Trương Liên Anh đang bị giam giữ trong một trại lao động cưỡng bức. Bà là một kế toán và một viên chức cao cấp làm việc cho Tập đoàn Quang Đại Bắc Kinh. Kể từ năm 1999, bà đã bị bắt 7-8 lần và đã bị gửi đi trại lao động cưỡng bức ba lần. Một lần, bà tuyệt thực trong vòng 80 ngày và lần khác trong hơn một năm để phản đối sự bức hại.

Ngày 14 tháng Sáu năm 2005, cảnh sát bắt giữ bà Trương Liên Anh, bất chấp việc bà đang cho đứa con nhỏ bú sữa. Bà đã bị bức hại nặng nề 10 lần tại Trại Lao động Cải tạo Bắc Kinh. Nữ cảnh sát viên Trương Đông Mai đã xúi giục tám tù nhân thay phiên nhau đánh đập bà Trương Liên Anh với cây đập muỗi hơn 10 giờ mỗi ngày; trong thời gian đó bà không được phép đi tắm rửa hoặc vệ sinh. Bà phải đi vệ sinh ngay trong quần. Thậm chí khi bà có kinh nguyệt, bà cũng không được phép đi vệ sinh. Bà Trương bị cấm ngủ và bị treo lên với một đầu sợi giây nơi cổ bà và đầu kia nơi trần nhà, đầu ngón chân bà chỉ vừa chạm mặt đất. Cơ thể của bà bị vặn vẹo và cột vào một cái ghế đẩu trong nhiều ngày. Bà bị đánh đập không ngừng trong 24 giờ và cơ thể bà đầy vết bầm. Có nhiều vết cắt dài 3 cm trên đầu và mặt của bà. Mắt bà bị chảy máu, thính giác suy giảm, và mặt bà trở nên không còn ra hình thù. Người ta khó mà nhận ra bà. Bà đi đứng khó khăn và không còn thiết gì nữa. Mạng sống của bà đã bị nguy hiểm.

Ông Ngưu Tiến Bình đã bị giam trong một bệnh viện tâm thần và chịu sự tra tấn dã man trong một trại lao động cưỡng bức. Ông kể với ông McMillan-Scott rằng lúc ông bị giam trong tù, hơn 30 học viên Đại Pháp mà ông biết đã bị tra tấn đến chết. Sau khi ông gặp Ô.McMillan-Scott, cả nhà ông bị đặt dưới sự theo dõi trong hơn một năm. Ngày 20 tháng Tư năm 2008, ông và vợ ông lại bị bắt và bị kết án hai năm lao động cưỡng bức. Đứa con gái bốn tuổi của họ phải do người mẹ già 78 tuổi của ông trông nom.

Một thương gia người Mỹ, người đã giúp sắp xếp sự gặp gỡ giữa các ông Tào Đông và Ngưu Tiến Bình với ông McMillan-Scott đã bị bắt giam và tra vấn bởi cảnh sát mặc thường phục trong 24 giờ đồng hồ và sau đó bị dẫn độ về Mỹ.

Từ khi ông Tào Đông và bà Dương Tiểu Tinh cưới nhau ngày 12 tháng 11 năm 2000, họ chỉ ở với nhau được chín ngày. Thời gian còn lại họ hoặc là ở trong tù, trong trại lao động cưỡng bức hoặc đi thăm nhau trong nhà tù.

Bạn của ông Tào Đông, ông Vu Trụ cũng là một học viên Pháp Luân Công. Ông từng tốt nghiệp tại Đại học Bắc Kinh. Ông và các bạn ông đã khởi sự một ban nhạc dân ca gọi là “Tiểu Quyên và cư dân sơn cốc”, và được coi là ban nhạc dân ca hàng đầu trong ngành công nghiệp âm nhạc năm 2007. Một số các bài hát nguyên gốc của họ được phát sóng đến các quốc gia Châu Á khác qua Kênh V. Bài hát của ông Vu Trụ “Yêu Maxim” rất nổi tiếng tại Trung Quốc. Ông là một nhạc sĩ tài ba và bị bắt vào ngày 26 tháng Giêng năm 2008 chỉ vì tập luyện Pháp Luân Công. Ông đã bị bức hại đến chết vào Đêm giao thừa, ngày 06 tháng Hai năm 2008.

Khi tin về cái chết của ông ra đến thế giới bên ngoài, sự liên lạc giữa vợ ông và gia đình ông với thế giới bên ngoài đã bị ngưng lại.

Vợ của ông, bà Hứa Na cũng bị bắt cùng ông. Bà đã từng bị kết án năm năm tù chỉ vì tập luyện Pháp Luân Công. Lần này bà không được phép lo hậu sự cho chồng bà và bị kết án ba năm tù.

Đây chỉ là một khía cạnh của câu chuyện. Những chi tiết sâu xa hơn sẽ tiết lộ rằng có nhiều người và nhiều sự kiện hơn liên can đến vấn đề này. Thông qua loạt bài này, chúng ta có thể thấy được tình trạng bi thương và rất đau đớn của các nạn nhân. Nghiên cứu kỹ hơn, chúng ta sẽ thấy được mức độ rộng lớn của cuộc bức hại các học viên Đại Pháp tại Trung Quốc.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/9/4/207570.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/9/13/110764.html
Đăng ngày 22-09-2009; bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share