Bài viết của một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở ngoài Trung Quốc

[MINH HUỆ 20-03-2018] Đất nước tôi đang chuẩn bị đón Đoàn Nghệ thuật Shen Yun đến biểu diễn lần đầu tiên. Để tập trung vào các khách hàng VIP, đội bán hàng có ý tưởng giữ trước một số chỗ dành riêng cho đối tượng này. Tôi thấy rằng như thế là trái đạo lý và đưa nó ra thảo luận.

Các học viên khác cũng nghĩ như thế là trái đạo lý nhưng coi nó như một vấn đề nhỏ. Một số thì cảm thấy làm như vậy không có gì sai cả vì mỗi người mỗi khác và chúng ta nên sử dụng cách tiếp cận khác nhau để thu hút họ đến xem chương trình. Một số nghĩ rằng đó chính là thông lệ phổ biến và chúng ta chỉ cần thuận theo. Một số thì nói rằng việc giữ chỗ cho khách VIP là không thể tránh khỏi nếu không họ sẽ không đến. Một số cảm thấy rằng mặc dù ý tưởng có vẻ không đúng lắm, nhưng suy cho cùng thì cũng là để đạt được đúng mục đích – nếu mọi người đến xem, họ sẽ được cứu.

Tôi tin rằng vấn đề này có thể được nhìn nhận từ các góc độ khác nhau. Đối với cá nhân tôi, điểm mấu chốt là liệu những gì chúng ta đang làm có đạo đức hay không. Thực sự cứu người là gì? Theo hiểu biết của tôi, đó là tâm họ trở nên hướng thiện và họ thật sự xúc động.

Nếu một số người không muốn xem chương trình chỉ vì họ không có được chỗ tốt nhất, liệu có chắc chắn họ sẽ được cứu nếu họ có chỗ tốt nhất không? Với suy nghĩ người thường chúng ta có thể định ra ai xứng đáng được xem chương trình và mua chỗ tốt nhất hơn không? Sư phụ đã từng giảng:

“[Người ta là] khác nhau” (Tâm Tật Đố – Chuyển Pháp Luân)

nhưng Sư phụ cũng giảng:

“chúng sinh là bình đẳng” (Giảng Pháp vào ngày kỷ niệm 20 năm truyền Pháp)

Theo cách hiểu của tôi, nó thực sự phụ thuộc vào việc bạn nhìn nó từ góc độ nào.

Khi tôi tìm kiếm trên mạng về đạo lý trong việc đặt chỗ, tôi đã tìm thấy các bài viết về những công ty đã đặt chỗ ngồi điện tử tự động. Những người tạo ra chương trình này thừa nhận rằng thông lệ này là trái đạo lý và không công bằng, nhưng vì nhu cầu của thị trường nên họ làm vậy.

Ở một số quốc gia, hối lộ là quy tắc. Nếu không hối lộ thì người ta thấy lạ thường. Nhưng chỉ vì thông lệ trái đạo lý trở thành quy tắc, liệu điều đó có làm cho nó trở thành có đạo lý không?

Theo hiểu biết của tôi, khi chúng ta giữ chỗ ngồi cho một số khách hàng VIP, chúng ta đang đối xử bất bình đẳng với những người xem chương trình. Có lẽ chúng ta đang cố gắng dùng cách nghĩ của người thường để định ra ai xem chương trình và ai xứng đáng được chỗ ngồi tốt nhất, thay vì để thị trường tự do (giá khác nhau thì có vé khác nhau) điều tiết. Rõ ràng, những chỗ ngồi tốt nhất là đắt nhất và tự nhiên sẽ nhắm tới những người tầng lớp cao trong xã hội.

Đưa ra lựa chọn đạo đức – Từ chối trợ giúp tài chính từ gia đình

Gần đây vợ chồng tôi bị gia đình thúc ép chuyển đến một căn hộ mới lớn hơn. Trong gia đình chúng tôi, anh ấy là người trụ cột duy nhất và lương của anh không cao. Chúng tôi sắp chào đón đứa con thứ hai và căn hộ hiện tại của chúng tôi không đủ rộng, nhưng chúng tôi hài lòng với những gì mình có. Hôm qua tôi vừa tới thăm mẹ chồng và chủ đề chuyển nhà lại được đưa ra. Bà cố gắng thuyết phục tôi rằng chuyển đến nơi lớn hơn sẽ tuyệt vời thế nào và họ rất sẵn lòng thanh toán phần chênh lệch. Bà nói đó không phải là chi phí lớn đối với họ. Nghe kế hoạch của bà, tôi đã dao động và nghĩ có thể kế hoạch này nghe không quá tệ. Suy cho cùng, “là họ đang làm cho cháu của họ” (một biện minh trong tâm trí tôi). Khi về đến nhà và kể lại cho chồng, anh nói: “lấy thêm tiền mỗi tháng từ bất cứ ai kể cả gia đình, đơn giản là trái đạo lý”. Khi anh nói chuyện điện thoại với mẹ sau đó, anh đã kiên quyết từ chối đề nghị của bà một cách rất nhã nhặn.

Nói một cách khác, tôi thường không chống nổi sự thúc ép. Nếu ai đó trong gia đình đưa cho tôi tiền, tôi sẽ “không muốn phản ứng lại, tạo ra xung đột và khiến mọi người cảm thấy không thoải mái” và rồi sẽ miễn cưỡng nhận nó. Lập luận của mẹ chồng tôi là: “mọi người đều làm như thế”. Bà đưa ra những ví dụ về những người bạn tốt nhất, những người hàng xóm và những người bà biết vốn đang chi trả tiền thuê nhà cho con cái trong nhiều năm. Bà nói rằng chúng tôi không biết nhận sự giúp đỡ như thế nào và việc cha mẹ giúp đỡ con cái là điều bình thường. Chồng tôi nói rằng hỗ trợ con cái còn trẻ là điều bình thường nhưng với con cái trưởng thành rồi thì không.

Học viên chúng ta biết rằng mỗi người đều có số phận của mình và chúng ta biết nguyên lý “bất thất, bất đắc”. Điểm mấu chốt là, với tư cách là học viên, chúng ta không thể chỉ sao chép những gì đang diễn ra trong xã hội. Chúng ta phải có những lựa chọn đạo đức và bao gồm cả cách chúng ta quảng bá chương trình biểu diễn tốt nhất thế giới.

Sự hiểu biết của tôi có giới hạn. Xin chỉ ra những gì không phù hợp với Pháp.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/3/20/169108.html

Đăng ngày 7-5-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share