Bài viết của Chính Tín
[MINH HUỆ 3-2-2018] Trong những năm 1990, ở Trung Quốc có gần 100 triệu người tu luyện Pháp Luân Công, trong đó có nhiều người là sĩ quan quân đội, cả đang phục vụ trong quân ngũ lẫn đã xuất ngũ và nghỉ hưu. Dưới đây là một số câu chuyện về họ.
Sĩ quan cấp cao cùng vợ trở nên khỏe mạnh
Ông Dương Hưng Phúc, cấp bậc đại tá, là sư đoàn phó ở Quân khu Nam Kinh, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1996. Trước đó, ông mắc nhiều bệnh, trong đó có bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng và các vấn đề về lưng, viêm khớp dạng thấp, viêm xoang, nghi ngờ ung thư bàng quang, v.v,…
Ông thường hay váng đầu hoa mắt, toàn thân rã rời, và liên tục mắc tiểu. Toàn bộ bệnh tình của ông biến mất chỉ trong vòng hai tháng sau khi tu luyện Pháp Luân Công. Ông cảm thấy toàn thân nhẹ nhõm, tràn đầy sức sống. Kể từ đó ông đã không còn phải dùng thuốc cũng như tốn tiền vào các dịch vụ y tế nữa.
Ông Dương luôn chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công để yêu cầu bản thân trong cuộc sống hàng ngày. Cảnh giới tâm tính thăng hoa rất lớn, công tác xuất sắc, thành tích vượt trội, được cấp trên khen ngợi.
Năm 1997, ông được bầu chọn là sĩ quan xuất sắc nhất của sư đoàn, và đạt vị trí thứ ba vào năm 1998. Tháng 5 năm 1999, ông tới Bắc Kinh để nhận phần thưởng và có bài phát biểu tại buổi lễ khen thưởng. Câu chuyện của ông đã nhanh chóng được lan truyền xa rộng sau khi một tờ báo ở Bắc Kinh đăng tải bài phát biểu này kín cả một trang báo.
Trong quá trình tu luyện Đại Pháp, ông Dương không những có được một thân thể khỏe mạnh, mà cũng ngày càng trở nên thiện lương, khoan dung, và chân thành hơn. Ông đã thực sự được trải nghiệm sự khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần.
Vợ của ông bà Trần Xuân Mỹ, là y tá trưởng tại Bệnh viện Nhi đồng Nam Kinh. Bà cũng từng mắc nhiều căn bệnh trong dó có bệnh viêm gan B, chứng liệt cơ mặt, bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, và viêm túi mật.
Sau khi cùng chồng tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 6 năm 1996, mọi chứng bệnh của bà đã biến mất chỉ trong vòng ba tháng. Kể từ đó bà không còn phải dùng thuốc nữa. Bà cũng được trao tặng danh hiệu cá nhân tiên tiến và nhân viên gương mẫu.
Chỉ huy trưởng tác chiến hồi phục sức khỏe
Ông Phương Chí Văn, cấp bậc đại tá và là chỉ huy trưởng tác chiến thuộc Quân khu Nam Kinh. Sinh ra ở một làng quê nhỏ trong gia đình có sáu anh chị em. Gia đình ông rất nghèo khó.
Ông đã mắc nhiều các chứng bệnh như: bệnh dạ dày (viêm hang vị, loét dạ dày, sa dạ dày, co rút dạ dày, xuất huyết dạ dày), bệnh nha khoa, bệnh về hậu môn (nứt hậu môn, sa hậu môn, trĩ), viêm khớp, đau nửa đầu, nổi mề đay, viêm thận và viêm gan.
Tháng 11 năm 1996, một sĩ quan đã về hưu giới thiệu ông Phương đọc cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Công. Ông tham gia điểm luyện công tập thể ở địa phương tại một thao trường lớn ở quân khu.
Sức khỏe của ông nhanh chóng phục hồi. Ông tràn đầy năng lượng và không gặp khó khăn gì khi làm thêm giờ. Đã 20 năm qua, ông không không hề phải tìm gặp bác sỹ để thăm khám.
Ông chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công trong cuộc sống hàng ngày và nỗ lực không ngừng để trở thành người tốt hơn. Với tư cách là chỉ huy trưởng quân khu, ông giám sát hơn mười văn phòng kinh doanh tại sáu tỉnh.
Ông không bao giờ lạm dụng chức quyền để mưu lợi cho bản thân hoặc người nhà. Ông cũng không sử dụng xe quân đội vào việc riêng, ngay cả khi điều đó đã gây không ít khó khăn cho ông.
Bản thân ông đã có những lần tham gia thị sát các đơn vị quân đội dưới sự lãnh đạo của quân khu, tổng bộ, quân ủy. Ông đã tham gia tổ chức một số hội nghị và các sự kiện lớn, nhưng ông cũng không bao giờ lạm dụng chức quyền để mưu lợi cá nhân.
Ông Phương từng có lần thuyên chuyển sang lữ đoàn bảo vệ biển với vai trò là Phó lữ đoàn trưởng trong 10 tháng. Không giống như nhiều đồng nghiệp ở cấp bậc tương đương khác, ông không hề nhận bất kỳ món “quà biếu” nào như hải sản hoặc đồ thủ công mỹ nghệ địa phương do cấp dưới biếu.
Ông còn bỏ tiền túi để tài trợ cho văn phòng Dự án Hy vọng tỉnh An Huy và cho căng-tin của đơn vị để mua máy hút mùi.
Lãnh đạo cấp cao trong quân đội đã cử người điều tra ông sau khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu vào năm 1999. Các giám sát viên và đồng nghiệp ai nấy đều ca ngợi nhân phẩm và sự thanh liêm của ông. Một người nói: “Sẽ tuyệt vời làm sao nếu tất cả lãnh đạo đều hành xử như vậy.”
Anh hùng thời chiến tu luyện Pháp Luân Công
Ông Hồ Kiến Hoa, ở Tiềm Giang, tỉnh Hồ Bắc đã nhập ngũ vào tháng 11 năm 1979. Từng đảm nhiệm chức đại đội trưởng, quản lý trưởng bộ tư lệnh, quân hàm thiếu tá, và đã từng tham gia vào cuộc Chiến tranh Việt Nam.
Ông Hồ từng mắc nhiều bệnh tật khác nhau nhu: cao huyết áp, mỡ máu cao, viêm chợt dạ dày, bệnh tim, bệnh mạch vành, đau nửa đầu, gai đốt sống cổ, viêm xoang, viêm họng man tính, viêm lở miệng tái hồi, bệnh mắt hột, ù tai, sâu răng, trĩ, đau thần kinh tọa.
Ông đã đi khám nhiều bác sỹ nhưng bệnh tình gần như không mấy tiến triển. Vì sức khỏe không được cải thiện nên cuối cùng ông đã phải rời quân ngũ và về làm việc tại Cục Thương mại và Công nghiệp Khiêu Khẩu, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc năm 1993.
Những căn bệnh mãn tính của ông đã gây ra gánh nặng tài chính cho gia đình và những mâu thuẫn vợ chồng. Tình trạng sức khỏe yếu kém đó cũng đã gây tác động tiêu cực đến công việc và sự nghiệp của ông.
Một người đồng nghiệp đã giới thiệu Pháp Luân Công với ông vào tháng 8 năm 1995. Ông Hồ đã luyện công và không bao lâu sau, mọi bệnh tật của ông đều biến mất. Ông không còn phải uống hay tiêm thuốc nữa – những thứ vốn đã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của ông trước kia.
Ông nghiêm khắc chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn để yêu cầu bản thân để trở thành người tốt hơn. Ông làm việc chăm chỉ không cầu danh lợi cá nhân và luôn nghĩ cho người khác trước.
Có lần ông đi mua đồ dùng cho đơn vị công tác, vì nhầm lẫn nên chủ cửa hàng đã đưa thừa cho ông 72 bánh xà bông. Khi phát hiện ra, ông Hồ đã mang trả lại cho chủ cửa hàng. Chủ cửa hàng cảm động nói: “Thời này thật khó kiếm đâu ra người tốt như ông. Pháp Luân Công thật tuyệt vời!”
Một lần khác, ông đi mua thịt bò cho đơn vị công tác trở về và phát hiện thấy thiếu một túi. Ông bèn dùng hơn 100 tệ tiền riêng của mình để bồi thường. Để cải thiện chất lượng bữa ăn của căng-tin, ông đã làm việc không ngại cực khổ, ông đi tới tận chợ đầu mối để mua thực phẩm với giá rẻ hơn, tiết kiệm chi phí cho đơn vị công tác.
Đơn vị công tác của ông đã cấp cho ông một xe ba bánh và cho phép ông lái nó về nhà. Ông làm đúng quy định, công tư phân minh, không bao giờ dùng nó vào việc riêng. Khi đơn vị công tác tiến hành phân nhà, mặc dù không được phân nhưng ông không hề phàn nàn mặc dù một số người vào đơn vị làm việc muộn hơn ông lại được phân nhà.
Vị dụ như vậy có rất nhiều. Ông Hồ muốn trở thành một người tốt hơn. Ông chăm chỉ làm việc và suy nghĩ cho người khác trước và được đồng nghiệp ngợi khen. Ông được công nhận là nhân viên kiểu mẫu và hàng năm đều được bình bầu là công chức xuất sắc.
Lời kết
Từ những năm 1980, ở Trung Quốc, vấn nạn tham nhũng trong giới quan chức đã vô cùng phổ biến. Gần đây, khi các quan chức cấp cao bị bắt, kết án tù, công bố rằng những người đó sở hữu hàng xe tải ngọc bích, đồ trang sức, vàng, hoặc ngoại tệ tích lũy từ các khoản hối lộ mà họ nhờ lộng quyền mà có được. Hầu hết các quan chức ở Trung Quốc không làm việc vì nhân dân, mà ngược lại, đã lạm dụng chức quyền để vơ vét của cải cho cá nhân.
Tuy nhiên, các quan chức được miêu tả trong bài viết này vì có nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công chỉ đạo, nên đã không hề lạm quyền để mưu lợi cá nhân. Sự thiện lương và chân thành của họ cảm động nhân tâm của những người xung quanh.
Bất hạnh thay, năm 1999, Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công. Những người nhất tâm hướng thiện, những người tốt được kính trọng này lại trở thành đối tượng bị bức hại, bị cưỡng ép phải giải ngũ, bị cầm tù, hoặc thậm chí bị bức hại đến chết.
Ông Dương Hưng Phúc ba lần bị phi pháp bắt giữ và giam trong trại lao động cưỡng bức với tổng cộng 6 năm. Vợ ông là bà Trần Xuân Mỹ bị bắt giữ ba lần và giam giữ một năm trong trại lao động cưỡng bức.
Họ nhiều lần bị tẩy não. Các quan chức lục soát nhà cửa của họ không dưới chục lần. Tháng 12 năm 2016, bà Trần Xuân Mỹ bị bức hại trí tử, hưởng thọ 62 tuổi.
Ông Phương cũng bị buộc phải giải ngũ năm 2000. Ông bị bắt và giam giữ phi pháp trong trại lao động cưỡng bức.
Ông Hồ Kiến Hoa bị mất việc và không được hưởng các phúc lợi xã hội khác. Ông hai lần bị giam giữ trong trung tâm tẩy não. Bị giam giữ một năm trong trại lao động cưỡng bức. Ông bị cầm tù bảy năm rưỡi và nhiều lần bị tra tấn trong suốt thời gian ở tù.
Bối cảnh
Pháp Luân Công được truyền ra công chúng lần đầu tiên vào năm 1992. Gần 100 triệu người trên khắp Trung Quốc đã sớm tu luyện Pháp Luân Công sau khi trải nghiệm những lợi ích cả về sức khoẻ lẫn tinh thần. Giang Trạch Dân, cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) coi sự phát triển ngày càng nhanh của môn tín ngưỡng tinh thần này như một mối đe doạ cho hệ tư tưởng vô thần của ĐCSTQ nên đã ban hành lệnh cấm tu luyện [Pháp Luân Công] vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.
Trang web Minh Huệ đã xác nhận cái chết của hàng nghìn học viên Pháp Luân Công trong suốt 18 năm diễn ra cuộc bức hại. Tuy nhiên số người tử vong thực tế cao hơn nhiều so với con số đã được xác nhận. Nhiều người bị giam giữ và tra tấn vì đức tin của mình. Bằng chứng còn cho thấy ĐCSTQ thu hoạch nội tạng từ các học viên bị giam giữ, những người bị giết trong quá trình này để cung cấp cho ngành cấy ghép tạng.
Dưới sự chỉ đạo của cá nhân Giang Trạch Dân, ĐCSTQ đã thành lập Phòng 610, một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp và có chức năng duy nhất là tiến hành đàn áp Pháp Luân Công. Kết quả là vô số học viên và gia đình họ đã phải chịu đựng cuộc bức hại tàn khốc này.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/2/3/360382.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/2/4/167815.html
Đăng ngày 1-4-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.