Bài viết của một học viên Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 19-2-2018] Sáng nay, tôi tắt chuông báo thức rồi ngủ tiếp và đã có một giấc mơ: một vài cô gái đang chuẩn bị tham gia thi đấu dưới nước. Trước khi họ xuống nước, huấn luyện viên đã nhắc họ chèo ngược dòng nước để tiến về phía trước. Tôi nghĩ họ đang chuẩn bị chèo thuyền. Nhưng khi họ nhảy xuống thì lại không có chiếc thuyền nào cả, và các cô gái nhanh chóng chìm xuống đáy, chỉ có mái tóc của họ nổi trên mặt nước.
Họ đã cố gắng hết sức nhưng rất khó để có thể tiến về phía trước. Tôi đã rất lo lắng cho họ. Tôi hô to khích lệ họ nhưng chẳng giúp được gì, vì thế tôi cầm một cây gậy và nhảy xuống nước. Cô gái thứ nhất chụp lấy gậy và bơi vào bờ. Tôi cố gắng tìm kiếm cho đến khi tìm thấy tất cả các cô gái và kéo họ lên bờ.
Khi tỉnh giấc, tôi biết rõ rằng Sư phụ đã điểm hoá cho tôi thấy rằng cần phải nắm bắt thời gian. Tôi đã rất lo lắng khi nhìn thấy các học viên địa phương tất bật chuẩn bị cho kỳ nghỉ dịp Tết Nguyên đán và chểnh mảng trong tu luyện. Một số không xem đây là việc nghiêm trọng khi tôi cố gắng cảnh báo họ. Tôi đã nghĩ đến việc viết bài chia sẻ về nó, nhưng tôi tự nhủ rằng mình quá bận. Giấc mơ này khiến tôi nhận ra rằng Sư phụ đã lo lắng cho chúng ta vì thế tôi không dám lơ là nữa. Đây là chia sẻ của tôi, nếu các đồng tu thấy có bất cứ điều gì không phù hợp, xin hãy từ bi chỉ ra.
Trong dịp Tết Nguyên đán, các học viên tinh tấn đều biết tận dụng thời gian cứu người, nhưng có một số học viên, đặc biệt là phụ nữ, lại bận rộn với việc chuẩn bị thức ăn cho những ngày nghỉ lễ và tận hưởng thời gian này cùng con cháu mình. Họ nấu các món ăn truyền thống và thậm chí còn giết cá. Họ gọi những điều mình đang làm là “phù hợp với trạng thái xã hội người thường” và hoàn toàn quên mình đến đây để làm gì. Họ cũng quên rằng Sư phụ đang phải chịu đựng cực đại để kéo dài thêm thời gian cho các học viên Đại Pháp có thể cứu người. Thể ngộ cá nhân của tôi là bất cứ ai đang lãng phí thời gian đều là phạm tội.
Nhân tâm trở lại khi làm một người thường
Có một học viên địa phương ngoài 70 tuổi, trước đây bà đã từng phẫu thuật mắt và có thính lực kém trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Cả mắt và tai của bà đều cải thiện sau khi bà bắt đầu tu luyện. Tuy nhiên, bà sợ đau và luôn luôn ước ao có được cuộc sống dễ dàng và thoải mái của một người thường. Bà tổ chức một nhóm học Pháp ở nhà mình, nhưng hàng năm, cứ khoảng 10 ngày trước Tết Nguyên đán là bà lại huỷ nhóm học Pháp và bắt đầu chuẩn bị cho kỳ nghỉ lễ.
Vào ngày mùng 1 Tết, bà nghĩ: “Hôm nay tôi sẽ không học Pháp và luyện công. Tôi muốn sống như một người thường và nghỉ ngơi 1 ngày.”
Ngày hôm sau bà không thể nghe được gì, và thị lực cũng kém đi. Các học viên địa phương đã nói chuyện với bà dựa trên các Pháp lý và khích lệ bà nhận ra tư tưởng không đúng đắn của bản thân. Bà đã hối lỗi và hứa với Sư phụ rằng bà sẽ làm tốt hơn. Các học viên địa phương đã phát chính niệm cho bà. Dần dần mắt và tai của bà đã hồi phục trở lại.
Năm 2015, bà đã hoàn toàn lấy lại được thính lực của mình sau khởi kiện hình sự cựu độc tài Trung Quốc Giang Trạch Dân vì đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Tuy nhiên khi được hỏi làm thế nào mà bà có thể nghe lại được, bà liền trả lời: “Do con rể của tôi (người đã bị bỏ tù vì một tội liên quan đến tiền bạc) được trả tự do và về nhà. Tôi đã rất hạnh phúc nhờ vậy mà thính giác của tôi đã hồi phục.”
Bà không thể nghe được gì nữa sau khi nói điều đó. Sau đó bà nhận ra niệm đầu của mình không chính và nói: “Đó là nhờ tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Sư phụ đã chữa lành thính lực cho tôi.”
Người học viên này sau đó chuyển đến sống ở một tòa chung cư, nhưng khi bà xuống tầng và đi ra ngoài thì không thể tìm được đường về nhà. Cuối cùng, con trai bà từ chối để bà đi ra ngoài một mình. Dần dần tình trạng tu luyện của bà cũng tụt dốc.
Các học viên địa phương đã học Pháp và chia sẻ kinh nghiệm tu luyện với bà, nhưng kết quả cũng không mấy khả quan. Một ngày nọ bà quyết định rằng cựu thế lực sẽ không bức hại bà nếu bà bỏ tu luyện.
Các học viên địa phương đến nói chuyện với bà khi họ biết được quyết định của bà, nhưng đã quá trễ. Con trai và con dâu của bà, người đã từng rất ủng hộ bà tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, đã ngăn không cho bà học Pháp. Họ nói bà sẽ “cảm thấy khó chịu nếu bà không thể nghe hay đọc được rõ từ khi bà học Pháp”. Họ cũng ngăn không cho các học viên địa phương đến nhà của họ học Pháp. Hiện tại người học viên này không còn có thể tự chăm sóc được cho bản thân mình nữa.
Tu luyện để cứu người, chứ không phải vì sức khoẻ bản thân
Một học viên địa phương nọ rất tích cực trong việc nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Đại Pháp. Bà thường ra ngoài với các học viên khác để phát Tuần báo Minh Huệ và dán các tờ dính mang thông tin Pháp Luân Đại Pháp. Tuy nhiên vào một ngày nọ, bà đã nói với các học viên địa phương rằng: “Ngày nào chúng ta cũng làm những công việc này, khi nào thì chúng ta có thể ngưng?”
Mùa xuân năm 2017, bà đột nhiên bị đột quỵ và được đưa đến phòng cấp cứu. Nhờ sự gia trì của Sư phụ và chính niệm của các học viên địa phương, bà đã hồi sinh nhưng vẫn không thể tự chăm sóc được cho bản thân mình. Đó không phải là một ví dụ tốt cho cộng đồng địa phương chúng tôi.
Gia đình bà cũng đổ lỗi cho bà và nói: “Ngày nào mẹ cũng ra ngoài, và giờ mẹ được gì nào?”
Trước kia bà đã từng có dấu hiệu bị đột quỵ và phải nằm viện một thời gian khi bà tu luyện không nghiêm túc. Sau khi xuất viện bà bắt đầu tinh tấn làm ba việc. Bà bảo với các con của mình rằng: “Các con đừng can thiệp vào chuyện tu luyện của mẹ. Nếu các con làm vậy thì việc mẹ bị bệnh sẽ là lỗi của các con.”
Sư phụ sẽ chăm lo mọi thứ cho chúng ta khi chúng ta tập trung vào việc cứu người
Tôi không có ý định đổ lỗi cho các học viên khi kể về các trải nghiệm [như trên] của họ. Tất cả những hiện tượng này đều là do cựu thế lực gây ra. Tôi chỉ tự hỏi làm sao để chúng ta có thể đột phá được can nhiễu của cựu thế lực và cứu được càng nhiều người càng tốt trong khoảng thời gian hữu hạn còn lại này.
Như đã thấy trong hai trường hợp trên, người học viên lớn tuổi đã quay lại trạng thái của một người thường ngay khi bà muốn sống giống như người thường; và người học viên kia thì nhìn rất tinh tấn, nhưng sự tinh tấn của bà không dựa trên nền tảng cứu người mà là để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ của bà. Bà làm ba việc như là một việc để trao đổi với Sư phụ, đó là lý do tại sao bà có thể nghĩ “Khi nào thì chúng ta có thể ngừng?” Những sơ hở của bà đã cho phép cựu thế lực có cơ hội để bức hại bà và làm xấu hình ảnh của Đại Pháp.
Sư phụ giảng:
“Sư phụ hôm nay nói nặng một chút với mọi người, cũng là muốn mọi người có thể cảnh tỉnh. Chư vị cứu độ thế nhân cần phải đánh thức họ, cứu độ họ, bản thân chư vị chính mình cũng cần tỉnh ra, cũng cần tỉnh ngộ. Làm nhiều việc rồi thì quên tu luyện của bản thân, thế cũng không được. Chư vị là người tu luyện, lời nói ấy không phải nói quá khứ của chư vị, đã từng, hoặc là biểu hiện của chư vị, lời ấy là nói bản chất của chư vị, ý nghĩa sinh mệnh của chư vị, trách nhiệm chư vị gánh vác, sứ mệnh lịch sử của chư vị, như vậy chư vị mới là đệ tử Đại Pháp chân chính.” (Thế nào là đệ tử Đại Pháp)
Những học viên chân tu luôn luôn cảm nhận được sự bảo hộ của Sư phụ. Khi chúng ta thật tâm muốn cứu người mà quên đi bản thân mình, khi ấy chúng ta đã đang bước đi trên con đường mà Sư phụ an bài cho chúng ta. Sư phụ có thể làm mọi thứ cho chúng ta.
Gần đây tôi có đọc một bài viết trên trang web Minh Huệ, trong bài người học viên này đã chia sẻ kinh nghiệm của cô trong việc ra ngoài cứu người vào chiều 30 Tết. Cô ấy quên mất thời gian và về nhà trễ, khi ấy đã là 7 giờ tối, vốn là bữa tất niên của gia đình vào tối giao thừa. Cô liền lập tức chuẩn bị bữa tối vì con của cô đã hứa sẽ đến nhà để cùng nhau đón giao thừa. Cô chỉ mất nửa tiếng đồng hồ để nấu bảy món ăn. Cô nói cô có thể cảm nhận được sự gia trì của Sư phụ. Ngay khi bữa tối sẵn sàng cũng là lúc con của cô đến. Cả nhà đều khen các món ăn mà cô đã nấu.
Câu chuyện này nhắc tôi nhớ đến một trải nghiệm của bản thân. Sáng một ngày 29 Tết, tôi ra ngoài để nói cho mọi người biết chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp. Khi tôi về đến nhà thì trời cũng đã chiều. Tôi đột nhiên nhận ra mình vẫn chưa treo câu đối trên cửa nhà của mình (một truyền thống địa phương thường được thực hiện vào buổi sáng ngày 30 Tết). Tôi đã phải miễn cưỡng dùng câu đối với ngôn từ của người thường. Khi đang ngẫm nghĩ về nó thì có một đồng tu đến thăm tôi. Tôi đã nhìn thấy một mẩu giấy đỏ (những câu đối dành cho năm mới luôn luôn màu đỏ) trên tay lái chiếc xe đạp của cô ấy. Khi cô ấy dắt xe vào sân nhà tôi, cô ấy nói: “Tôi không biết ai đang chuẩn bị viết câu đối lên tờ giấy đỏ này. Tôi vừa thấy nó ở trên đường và đã nhặt lên vì trông nó rất sạch.”
Tôi mỉm cười và nói: “Sư phụ biết rằng tôi vẫn chưa chuẩn bị câu đối để dán lên cửa nhà mình nên Ngài đã để chị mang tấm giấy đỏ này đến cho tôi. Sư phụ thật từ bi.”
Sau đó tôi đã nhờ người hàng xóm, cũng là một học viên, viết cho tôi một câu đối. Chị gái tôi đến thăm và mang cho tôi ít thịt, bánh mì hấp và bánh ngọt, những thứ mà tôi không có thời gian để chuẩn bị cho năm mới.
Có một số học viên không bao giờ để bản thân phải chịu ủy khuất và chú trọng vào việc chăm sóc cho bản thân và gia đình của họ. Tuy nhiên, cho dù là anh ấy có chu đáo đến thế nào đi nữa, thì việc này cũng có giới hạn nếu anh ấy quá chìm đắm vào những thứ của người thường. Trong tình huống này, rất khó để anh ấy có thể cảm nhận được rằng Sư phụ đang bảo hộ cho mình.
Điều tôi muốn chia sẻ ở đây là ý nghĩa sinh mệnh của một đệ tử Đại Pháp là để cứu người. Nếu chúng ta dành toàn bộ thời gian của chúng ta cho gia đình, không phải là chúng ta đang lãng phí sinh mệnh của chính mình hay sao? Đồng thời chúng ta cũng khiến cho gia đình của mình tạo nghiệp. Liệu chúng ta có đang đối xử từ bi với họ nếu theo cách này hay không?
Gần đây trên chương trình phát thanh Minh Huệ, tôi có nghe một học viên ở tỉnh Quý Châu nhắc lại câu chuyện xảy ra vào Tết Nguyên đán năm 1994, về một điểm luyện công đã nghỉ 3 ngày để đón Tết. Tuy nhiên không có gì giấu được Sư phụ. Ngay sau đó học viên chịu trách nhiệm tại trạm phụ đạo Quý Châu đã nhận được một cuộc điện thoại từ Sư phụ, Ngài nói: “Các học viên Pháp Luân Công địa phương chư vị đang nghỉ ăn Tết Nguyên đán phải không?”
20 năm trôi qua trong một cái chớp mắt. Các học viên Đại Pháp chúng ta hôm nay nên trưởng thành để Sư phụ không còn phải lo lắng cho mình nữa. Tất cả chúng ta đều nên biết rằng tu luyện là không có ngày nghỉ!
Bài chia sẻ của tôi cũng là để khích lệ chính bản thân mình cần phải tinh tấn hơn. Tôi luôn luôn thức dậy trễ để luyện công vào buổi sáng; nếu không tôi đã không có giấc mơ đó.
Tôi hy vọng rằng chúng ta có thể cùng nhau tu luyện tinh tấn và xứng đáng với kỳ vọng của Sư phụ dành cho chúng ta. Hãy đi cho thật tốt trên chặng đường cuối này.
Con xin cảm tạ Sư phụ. Cảm ơn các bạn đồng tu.
Hợp thập.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/2/19/361963.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/3/5/168956.html
Đăng ngày 24-3-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.