Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại hải ngoại
[MINH HUỆ 01-09-2017] Tôi đắc Pháp đến nay đã gần 21 năm. Tôi đọc không biết bao nhiêu lần quyển Chuyển Pháp Luân, cũng đã xem không biết bao nhiêu bài giao lưu tâm đắc thể hội, đã đọc tương đối nhiều về con đường tu luyện và các vấn đề gặp phải của các đồng tu tại các khu vực khác nhau, trải nghiệm khác nhau, tuổi tác khác nhau. Nhưng nghi hoặc trong tâm và các vấn đề gặp phải luôn luôn không thể giải quyết chính xác.
Trải qua biết bao nhiêu năm, tôi vẫn luôn cảm thấy rất khó giải. Bản thân và các đồng tu xung quanh gặp phải nhiều ma nạn như vậy, có không ít đồng tu, để có thể tu luyện mà gia đình không ra gia đình. Có nhiều đồng tu dùng hết thời gian và tiền bạc vào hạng mục giảng chân tướng, nhưng người thì bị bắt, người thì tạ thế, hơn nữa có người còn tự tâm sinh ma, thân thể bị các thứ khác khống chế. Trong tâm tôi dẫn đến vô số nghi vấn, chẳng lẽ giảng chân tướng thì nhất định cần bị bắt sao? Rốt cuộc là nên tu như thế nào đây?
Cho đến vài năm nay trong hoàn cảnh an toàn tại hải ngoại, tĩnh tâm xuống mà học Pháp, hướng nội tìm, mới trực tiếp thể hội được rằng người tu luyện là không có hình mẫu, cũng không phân biệt trước sau, chỉ có chân chính chiểu theo bộ Pháp này mà tu, thì mới có thể tính là một người tu luyện, mới có thể bước tốt trên con đường mà Sư phụ an bài, ngược lại thậm chí ngày ngày cầm đọc Chuyển Pháp Luân, làm việc giảng chân tướng, nhưng trong tâm không có thay đổi thực sự, thì đó chỉ có thể là người thường làm việc Đại Pháp, thậm chí có thể không bằng người thường.
Thông qua việc thực sự lý giải một chút Pháp lý, không còn chỉ đọc chữ ở bề mặt trong sách, khi dựa trên Pháp quay đầu lại nhìn các vấn đề, tôi mới minh bạch được. Thực ra không phải là đọc Chuyển Pháp Luân trên bề mặt, học Pháp chuyên cần bao nhiêu, ví dụ có người thậm chí một ngày đọc năm bài giảng; hoặc tham gia hạng mục giảng chân tướng rất tích cực, hoặc biểu hiện ra tu rất tinh tấn; thì mới gọi là tu, thì mới có thể làm tốt những điều Sư phụ yêu cầu chúng ta làm, mới có thể không xuất hiện ma nạn lớn như vậy.
Như vậy như thế nào thì xuất hiện chuyện làm ba việc rất nghiêm túc, nhưng trên thực tế không phải là đang tu dựa trên Pháp? Từ phân tích tình huống của cá nhân tôi, có thể thấy được một vài điểm sau.
Thứ nhất là làm những việc mà Sư phụ yêu cầu một cách máy móc, không phát từ nội tâm, cho nên không thấy được thể hiện của Pháp. Khi làm ba việc, cũng mang theo một loại tâm vị tư vị kỷ mà làm việc. Do đó khi gặp phải rất nhiều tình huống thì ngộ không minh bạch, giải quyết không được, và cũng dễ bị cựu thế lực dùi vào sơ hở, từ đó lưu lại vết nhơ trên con đường tu luyện.
Ví dụ như xem tu luyện như phương thức để bản thân thoát khỏi khổ nạn ở nhân gian, giảng chân tướng là vì để bản thân có được uy đức, cảm thấy càng làm nhiều hạng mục hơn thì tương lai sẽ đắc được quả vị càng cao, càng nhiều vinh diệu. Khi làm các việc tu luyện thì cảm thấy bản thân cao thượng hơn so với người thường, dùng công tác thay thế cho việc thực tu, cho rằng làm nhiều công tác cũng có thể viên mãn, dùng thủ đoạn của người thường để tránh bức hại, v.v.. Ôm giữ những tâm này, không minh bạch thế nào mới là tu luyện chân chính, cựu thế lực thấy được, làm sao để yên đây? Do đó không phải là tu luyện thì sẽ bị bức hại, mà là do bản thân ôm theo các loại tâm người thường không buông bỏ, nên tự mình hại mình.
Thứ hai, tôi thường nghe một số đồng tu giao lưu, đã tu được rất nhiều năm rồi, đột nhiên mới phát hiện không biết tu như thế nào. Điểm này bản thân tôi cũng có thể hội sâu sắc. Trước đây tôi luôn đem cuộc sống và tu luyện phân biệt hẳn ra, khiến cho hai thứ đối lập, cho rằng Đại Pháp là Đại Pháp, hiện thực là hiện thực, khi giảng chân tướng là đệ tử Đại Pháp, trong cuộc sống là bản thân tôi. Và không có ý thức được rằng mỗi ngày mỗi thời điểm gặp phải các sự việc đều là Sư phụ an bài cho chúng ta, hoàn cảnh cuộc sống, công tác, hoặc học tập khác nhau của mỗi cá nhân chúng ta đều là Sư phụ an bài đặc biệt cho chúng ta, nhìn giống như là ngẫu nhiên, kì thực đều là tất nhiên, đều là căn cứ theo tâm tính của chúng ta mà an bài, ở đâu lúc nào cũng có thể có khảo nghiệm, đều có thể đề cao, khi chúng ta đề cao rồi, hoàn cảnh sẽ phát sinh biến hoá tương ứng. Sư phụ giảng:
“Tôi nói quả thực nên phải tự xét chính mình một cách hết sức thiết thực về [phương diện] tu luyện. Không được coi thường coi nhẹ những việc mà chư vị cảm thấy không phải việc gì lớn. [Hãy] từ tiêu chuẩn tu luyện mà xét vấn đề, chư vị xem là vấn đề nhỏ, [nhưng] cựu thế lực theo thái độ của đệ tử Đại Pháp mà xét, chúng lại không hề nhỏ. Những việc mà chư vị cảm thấy không trọng yếu, thông thường đều là [vì] dùng tiêu chuẩn người thường mà đo lường bản thân, chứ không dùng Pháp!” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2015)
Nhưng rất nhiều đồng tu bao gồm bản thân tôi, lại xem làm ba việc là lúc chân chính tu luyện, khi làm ba việc phát sinh vấn đề bản thân mới cần suy nghĩ, cần đề cao. Vì để nhanh chóng đề cao bản thân, cứu độ chúng sinh, thường dẫn đến cực đoan, tự tạo cho bản thân cái gọi là một hoàn cảnh tu luyện thích hợp, chưa thực sự làm được người tốt một cách thực sự, không biểu hiện ra được vì người nhà phó xuất, không tận hết trách nhiệm trong công việc, không biết các việc phát sinh xung quanh, và không thể giao tiếp bình thường với người khác. Do vậy khi khảo nghiệm lớn đến thì sẽ quên mất, sản sinh ra nghi hoặc giải thích không được, có không ít người từ bỏ tu luyện.
Lấy một ví dụ đơn giản, như khi tôi đóng cửa lại, cảm thấy bản thân cần tĩnh tâm học Pháp, lại nghe thấy người nhà ở bên ngoài đang làm việc cần giúp đỡ, tôi cũng sẽ lấy lý do cho rằng tôi cần học Pháp nên không ra giúp, kỳ thực đây là trốn tránh hiện thực, muốn tự sáng tạo cho bản thân một hoàn cảnh tu luyện, và cách ly với thế giới bên ngoài, cho rằng khi không bị bất cứ việc gì can nhiễu mà học Pháp mới có thể bảo đảm đề cao. Nhưng Sư phụ an bài cho tôi lại là xem xem tôi có thể buông bỏ tự ngã hay không, vì người khác phó xuất hay không! Nếu như không quan tâm gì đến người xung quanh mình, thì còn nói gì đến tu luyện nữa? 19 năm tôi ở nhà họ hàng, bác gái giúp tôi làm vệ sinh trong phòng, tôi lại thoải mái ngồi đó đọc Chuyển Pháp Luân, hiện tại nghĩ lại thì có thể minh bạch tại sao bác gái không tiếp nhận chân tướng, nghe Pháp mà tôi đọc, rồi đối chiếu với hành vi của tôi, thì có thể tiếp nhận mới lạ.
Còn có một điểm rất quan trọng là: tu luyện không hướng nội tìm. Sư phụ đã giảng:
“Tâm tính cao bao nhiêu công cao bấy nhiêu”
“Điểm chốt của tăng công là việc chúng ta tu luyện tâm tính, đồng hoá với đặc tính của vũ trụ” (Chuyển Pháp Luân)
Mà nếu như công của chúng ta càng cao, như vậy hiệu quả của giảng chân tướng cũng sẽ càng tốt, đây là tương phụ tương thành. Trước đây phương pháp mà tôi tu tâm tính là sau khi thấy được rất nhiều tâm chấp trước rất rõ ràng, rất nổi cộm, cho thấy rằng nhất định cần bỏ, trong tâm cũng cảm thấy có loại tâm chấp trước này là rất không tốt, sau đó rất khó khăn để ức chế tâm chấp trước này lại, cho rằng đây là đang tu, tâm chấp trước bị suy yếu hoặc mất rồi, nhưng qua một thời gian tâm chấp trước lại sẽ xuất hiện lại, thậm chí là càng ngày càng nghiêm trọng, loại tình huống này nhiều năm nay lập đi lập lại, bản thân rất thống khổ rất mê mờ, giao lưu với đồng tu, đồng tu sẽ dùng lời của Sư phụ làm tôi an tâm:
“Tu luyện trong Đại Pháp là từng tầng từng tầng loại bỏ tư tưởng con người. Mọi người biết rằng giống như củ hành tây vậy, bóc đi từng lớp từng lớp [vỏ của] nó, cuối cùng bóc hết, thì là bản chất.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New Zealand [1999])
Hiện tại nhìn lại loại phương pháp ức chế đó của tôi không phải là đang tách vỏ hành, ngược lại, là muốn đem từng tầng từng tầng dày tâm chấp trước che lấp lại, trên biểu hiện là hết rồi, nhưng có điều kiện thích hợp thì sẽ xuất ra dữ dội. Đây là bởi vì không hiểu rằng bỏ tâm chấp trước là cần đào tận gốc, đào ra được căn nguyên của cái tâm đó, diệt trừ tận gốc, triệt để nhổ ra. Ngoài ra cái rễ còn lại, các hạt giống rải rác đều cần thanh trừ đồng loạt sạch sẽ, không cho nó lại có cơ hội sinh sôi phát triển lại, như vậy mới có thể tính là tách một lớp vỏ hành sạch sẽ.
Bàn về thể hội của bản thân
Nhiều năm nay tôi luôn cho rằng bản thân là một người thích sạch sẽ, còn có thể nói là có bệnh thích sạch sẽ, cho nên khi người khác chỉ ra rằng tôi giả sạch sẽ, thì nội tâm tôi chỉ cười nhạt và hoàn toàn không tin. Thậm chí dùng các quan niệm đã biến dị của bản thân để nhận định người khác, cảm thấy mọi người đều dơ bẩn, so ra không được như tôi.
Mãi đến khi mọi người nhiều lần chỉ ra trong từng việc cụ thể, lại chỉ ra đúng khi tôi cho rằng việc mình làm tuyệt đối đúng, nên hỏa khí của tôi bốc lên, tức không chịu được, cảm thấy đây đúng là họ đang cố ý kiếm chuyện, là do họ nhìn tôi không thuận mắt đây.
Ví dụ trong nhiều năm tôi đã có thói quen mỗi tháng đều giặt ga trải giường, dù cho mùa đông hay mùa hè mỗi ngày đều thay đồ, và đồng tu chỉ ra rằng những việc này đều là sai, là giả sạch sẽ, phản ứng đầu tiên của tôi là cô ấy có vấn đề, còn nói tôi, khi đó cơ bản không xem bản thân là người tu luyện nghĩ về vấn đề của bản thân, thậm chí khi sự việc phát sinh lần nữa, tôi vẫn cãi vã với người khác, cảm thấy đều là lỗi của người khác.
Nhưng khi bình tĩnh lại, luôn cảm thấy không đúng lắm, Sư phụ đã giảng rằng:
“…không hướng nội tìm ấy, mọi người nghĩ xem, đó chẳng phải chính là người thường mà. Người thường có ai hướng nội tìm chăng? Trong người thường nào có ai hướng nội tìm? Đụng phải bất kể mâu thuẫn nào, ta cũng phải nghĩ xem bản thân ta sai ở đâu, thực sự nghĩ minh bạch rồi, thì nói xin lỗi rõ với người ta. Nếu chư vị [làm thế] ở Trung Quốc, thì người ta sẽ bảo chư vị mắc bệnh tâm thần, vì đạo đức của toàn thể xã hội ấy đã bị tà đảng phá hoại rồi, người thường họ sẽ không suy xét vấn đề kiểu như thế, đụng phải mâu thuẫn thì đều chỉ trích đối phương, cuối cùng càng ngày càng gay gắt. Đã là đệ tử Đại Pháp thì không thế.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2015)
Suy nghĩ như vậy, tôi thấy bản thân vẫn là tâm người thường chiếm thượng phong rồi, gặp sự việc không tìm bản thân, luôn cảm thấy bản thân làm gì cũng đúng, hơn nữa còn nghĩ việc nhỏ như vậy mà cũng đáng đem ra nói tôi có vấn đề sao? Ôm giữ suy nghĩ này có thể gọi là người tu luyện sao, làm thế nào đề cao lên?
Kết quả là tôi tĩnh tâm lại học Pháp, giao lưu với đồng tu, phát hiện toàn bộ sự việc vốn thực ra đều là lỗi của tôi.
Đầu tiên là cực kỳ tự tư, nhìn nhận bất cứ vấn đề gì đều chỉ đứng tại góc độ bản thân mà suy nghĩ, từ trước đến nay không biết suy nghĩ vì người khác và hoàn cảnh xung quanh, luôn cảm thấy tôi muốn làm như thế nào thì nên làm như vậy, việc tôi quyết định rằng tôi cần làm thì phải làm. Mọi người nói gì, tôi chỉ cần cảm thấy không thích hợp với mình, nếu không cho tôi làm, thì dù họ nói có hợp lý hay không, đều không được. Tôi đã quên mất bản thân là người tu luyện, cảm thấy không cho phép tôi làm việc tôi muốn làm, kể cả việc nhỏ, thì đó đều là người khác sai.
Tiếp tục phân tích, kỳ thực xuất phát điểm tôi làm các việc cũng là tự tư, đều là vì tự ngã, Sư phụ dạy chúng ta làm bất cứ việc gì cũng đều vì người khác, trong vấn đề này chúng ta là cần có thói quen sinh hoạt tốt đẹp, bình thường mà làm cho tốt. Ví dụ khi thấy môi trường cần quét dọn, quần áo bẩn cần giặt, thì hễ nhìn thấy thì làm thôi, không giống như tôi từ trước đến giờ, đến một thời gian nhất định là đi làm, chưa đến lúc thì bẩn cũng không quan tâm, dựa theo sở thích cá nhân mà làm, làm rồi cũng không quan tâm làm tốt hay không, qua loa hời hợt làm việc đối phó, hơn nữa còn để nhiều việc nhỏ không đáng kể trong tâm, chiếm một khoảng không rất lớn trong tâm trí, chẳng phải tôi tự thêm một bộ này lên cho bản thân, tăng thêm một tâm chấp trước sao?
Còn nữa, vì sao lại gọi tôi là “giả” ? Nhìn lại bản thân, thì giống như một số cô gái trẻ tuổi ở Đại Lục, đi ra ngoài thì hào nhoáng lộng lẫy, nhưng trong phòng mình thì giống như bãi rác, đồ ăn thì để chung bàn với quần áo bẩn, bày bừa khắp nơi nhưng lại không dọn dẹp, còn cho rằng làm sạch sẽ cho bản thân mình thì gọi là “yêu sạch sẽ”. Điều đó chỉ có thể lừa những người không quen biết ngoài đường mà thôi.
Những lời ở trên rất khó nghe, bình thường càng nghe thì càng không chịu nổi. Nhưng thuốc đắng dã tật, sự thật khó nghe, tu luyện là cần cố gắng quyết tâm thực sự đối diện với tâm chấp trước con người của bản thân. Trước đây tôi luôn xem bản thân là tiên nữ trên thiên thượng, tiên nữ đó xinh đẹp biết bao, thậm chí khi có bệnh cũng tao nhã như vậy, đã nói ra chấp trước của mình. Bởi vì tâm tu luyện của tôi không đổi, khổ nỗi không cách nào đề cao. Sư phụ cấp cho tôi hoàn cảnh tu luyện này, cho phép tôi thấy rõ nhiều tâm người thường hủ lạn ẩn rất sâu thường không nhận thức đến được, tôi mới có thể “hai chân chạm đất” (ý nói không còn phiêu đãng lơ lửng nữa), hiểu rõ hiện thực, tiếp nhận sự thật rằng tự mình vẫn có rất nhiều thứ không tốt vẫn chưa tống khứ, chỉ có làm đến được bước này, mới có thể nói đến tiếp tục bước trên con đường tu luyện, mới có thể tu.
Vì vậy tôi tiếp tục đào sâu vào vấn đề “giả” này, lại phát hiện không chỉ là việc này, làm bất cứ việc gì, không quản là quan trọng hay là không quan trọng, lớn như tu luyện, hay nhỏ như làm vệ sinh, tôi đều chỉ làm công phu bề mặt, tránh phiền phức, trên bề mặt qua được là được rồi, để người khác cho rằng tôi làm khá tốt là được, thậm chí người khác có phải nhận định như vậy hay không thì đều chỉ là dùng quan niệm cá nhân mà suy đoán, luôn tìm kiếm an dật trong tâm. Ví dụ mỗi ngày luyện công đều xem như một nhiệm vụ mà làm, khi luyện trong đầu còn suy nghĩ hỗn loạn, không quản học Pháp tại nhà hay là tham gia học Pháp nhóm, đều tâm không muốn và không tự nguyện. Học Pháp không nhập tâm thì còn chẳng bằng không học, đó là không tôn trọng Pháp. Kỳ thực toàn bộ việc này lừa ai đây? Đừng nói lừa Sư phụ và chúng thần trên thiên thượng, ngay cả bản thân mình cũng lừa không được.
Thế tại sao tôi đã biết rõ rồi mà vẫn cố ý làm sai? Tôi đào xuống sâu thêm, nhìn thấy tự ngã bành trướng cực độ trong nội tâm, cảm thấy sự thoải mái của bản thân là quan trọng nhất, đến mức dám không nghe lời của Sư phụ, vô Pháp vô thiên, nội tâm cảm thấy bản thân có thể không chịu sự ức chế của Pháp, ai cũng không làm gì được tôi. Nếu như Pháp phù hợp với quan niệm của tôi thì tôi sẽ tuân theo, nếu như quá khó, phải khiến tinh thần hoặc thân thể của mình khó chịu, thế thì không làm là không làm, việc gì phải quản nhiều như vậy!。
Khi tôi nhìn thấy điểm này, càng biết rõ ràng hơn sự tồn tại của loại tư tưởng này đáng sợ thế nào, chẳng trách tu bao nhiêu năm vẫn không lên được, cũng đã biết được nguyên nhân quan trọng vì sao học Pháp mà không thấy được Pháp, tự mình đặt bản thân ở ngoài Pháp, mãi vẫn đứng ở ngoài cửa mà nhòm ngó bên trong cửa là như thế nào, đó có thể bằng với thật sự tiến vào cửa mà nhìn được sao?
Tiếp tục đào xuống dưới, rốt cuộc nguyên nhân nào đã khiến tôi dám kiêu căng và tự phụ như thế? Phát hiện thì ra tôi không tín Sư tín Pháp, không tin rằng Pháp của Sư phụ có thể biến tôi thành tốt, có thể khiến tôi tu thành, mặc dù Sư phụ đã giảng nhiều lần rằng không muốn rơi mất một đệ tử nào, mặc dù đã trải qua quá nhiều việc thần kỳ của tu luyện, điểm hóa quá nhiều, mặc dù biết rõ rằng Sư phụ vẫn đang nghiêm khắc quản tôi, tôi lại luôn giống như người mà Sư phụ đã nói đến trong Pháp, trong lớp học nói với mọi người rằng anh ấy nhìn thấy bao nhiêu bao nhiêu cảnh tượng ở không gian khác, cuối cùng nói một câu, tôi không tin những điều này.
Tôi còn không tin sự cứu độ của Sư phụ, Sư phụ vươn tay muốn kéo tôi lên, tôi lại lắc tay, nói không cần đâu, con rất nặng, Ngài không kéo con lên được… đây là tự ngã bành trướng như vậy! Khó trách bao nhiêu năm qua tôi không giảng chân tướng tốt, việc mình chưa tin thì sao có thể khiến người khác tín phục được?
Tín Sư tín Pháp là yêu cầu căn bản vô cùng then chốt trong quá trình tu luyện, trực tiếp liên quan tới có thể viên mãn hay không, hơn nữa khảo nghiệm này sẽ luôn luôn quán xuyến đến lúc cuối cùng, đã có rất nhiều đồng tu nói về vấn đề này rồi.
Vậy nguyên nhân nào đã khiến tôi không tín Sư tín Pháp?
Tôi phát hiện là do phong bế trong tâm bản thân tạo thành, biết bao nhiêu năm nay, tôi đều không thật sự tin tưởng ai, điều này có ảnh hưởng của hoàn cảnh bức hại ở Trung Quốc, nhưng đa số vẫn là vấn đề cá nhân. Bình thường cho dù là người như thế nào, ít nhất họ có người trong nhà có thể dựa vào, hoặc ít nhất có bạn thân tốt, nhưng tôi lại cảm thấy không thể tin tưởng cả cha mẹ mình, hoặc cảm thấy họ chỉ là trách nhiệm bất đắc dĩ đối với tôi. Kết quả là với thái độ biến dị như vậy, tôi cảm thấy thế giới này đều là không thể tin tưởng, là nguy hiểm, người với người đều là giả tạo. “Kháo sơn sơn đảo” (dựa vào núi thì núi đổ, ý nói là không thể dựa vào người khác được) được tôi cho là chân lý, mà điều này lại rất xa rời Pháp, nhưng lại là do “tôi thực tiễn đúc kết ra được, cho nên nhất định là đúng”, đó không phải là mâu thuẫn với Pháp lý của Đại Pháp sao?
Kết quả là tôi trải qua một phiên đấu tranh thống khổ trong nội tâm, dưới sự gia trì của Sư phụ, và sự khích lệ của đồng tu, vứt bỏ đi rất nhiều quan niệm thâm căn cố đế, mở rộng tâm, cố gắng tin tưởng người khác, ít nhất tin tưởng những người tôi biết. Dần dần tôi phát hiện không phải thế giới này giả tạo mà là tôi nhìn nhận rằng nó giả mà từ đó sản sinh ra những quan niệm sai lầm. Khi dùng các quan niệm này mà đánh giá bất cứ sự việc và bất cứ người nào, đương nhiên cảm thấy đều là giả, còn mang lại cho bản thân tạo ra rất nhiều giả lý. Khi buông bỏ tâm phòng bị này, vượt qua tâm lý u ám, mới phát hiện thế giới này tuyệt đẹp, người thân vốn đối với tôi tốt như vậy, thậm chí tôi không liên hệ với họ, họ vẫn rất quan tâm lo lắng cho tôi, tình yêu che chở của cha mẹ đối với tôi cũng không ít. Các bạn bè của tôi cũng đều quan tâm đến tôi, thậm chí trước đây tôi cũng không thực sự chân thành đối đãi với họ. Đồng tu cũng vô tư giúp đỡ tôi trong tu luyện và trong cuộc sống, cùng tôi bước về phía trước, cho dù tôi phản đối và đối địch như thế.
Dần dần trái tim bị đóng băng đó của tôi bắt đầu tan chảy, trước tiên thân thể có biến hoá rõ ràng, khuôn mặt nhợt nhạt trước đây của tôi bắt đầu trở nên có ánh hồng, những người trước đây biết tôi đều nói tôi như hoàn toàn biến thành một người khác, trở nên tốt hơn rồi, dùng tâm chân thành giảng chân tướng nhận được hiệu quả hoàn toàn khác so với trước đây, dễ được chấp nhận hơn.
Mọi người trong công ty đều không đổ rác, tôi trước đây cũng không đổ, sau khi tâm tính thay đổi, bản thân nhìn thấy những cần thiết của hoàn cảnh xung quanh, không những đổ rác, mà tôi còn đảm nhận vệ sinh của nhà ăn. Khi học Pháp nhóm, tôi phát hiện nhà vệ sinh có rất nhiều giấy vứt đi, cũng liền nhặt lên bỏ vào trong thùng rác, việc này trước đây căn bản là không nghĩ đến, càng không nói tới làm.
Sạch sẽ thực sự nên là sạch sẽ về tâm hồn, ôm giữ rất nhiều tâm dơ bẩn không bỏ, nhiều tâm ẩn tàng che lấp lại không muốn cho người khác biết, làm công phu trên bề mặt, đó mới là thực sự dơ bẩn.
Nhiều năm nay, tôi tu rất chậm, nguyên nhân chủ yếu là khi có mâu thuẫn căn bản không nghĩ đến bản thân, thậm chí biết bản thân sai rồi, cũng không chịu để bản thân chịu khổ, và tìm ra vấn đề của của mình. Mỗi khi có người chỉ ra vấn đề của tôi, tôi đều không chú ý, trợn mắt, thậm chí cãi vã, cảm thấy người khác đang bới móc.
Sư phụ đã giảng nhiều lần:
“Khi xuất hiện bất kể mâu thuẫn gì, xuất hiện bất kể sự việc gì — tôi từng dạy chư vị rồi — thì không chỉ hai người có phát sinh mâu thuẫn ấy phải tìm nguyên nhân bên trong bản thân mình, mà người thứ ba [đứng ngoài chứng kiến] cũng phải nghĩ về bản thân mình, vì sao lại để chư vị thấy [mâu thuẫn] ấy? Huống là chúng ta đang là một trong những người gây mâu thuẫn đó; vì sao không tự tu bản thân mình đi?” (Giảng Pháp tại Pháp hội Chicago năm 2004)
Hiện tại người khác đều chỉ đến đỉnh đầu tôi rồi, việc nói ra là tôi, không phải là nên suy nghĩ sao? Tôi phát hiện xung quanh cũng có rất nhiều đồng tu là như vậy, luôn cảm thấy bản thân rất có lý, người có học vấn còn dẫn chứng, có lý có căn cứ, nhưng kì thực đều là đang biện luận cá nhân, lâu dần, cũng không có ai muốn nói, duy trì một dạng bình hoà trên bề mặt, bạn tốt tôi cũng tốt mọi người tốt, việc đàm luận đều là những việc tại hạng mục hoặc những việc vô thưởng vô phạt, qua thời gian không lâu, trường kỳ không vượt quan, bản thân cũng đột phá không lên được, đợi đến khi mâu thuẫn gia tăng thì căn bản giải quyết không được.
Văn hoá truyền thống Trung Quốc giảng “văn quá tắc hỷ” (vui mừng khi nghe được sai sót của mình). Do đó tiêu chuẩn của người tu luyện nên cao hơn so với người thường, người khác không nói chúng ta nữa, liệu chúng ta có phải vẫn cần tìm người ta nói nữa không, chỉ sợ mọi người không nói lên vấn đề của bản thân mà thôi.
Không cho phép người khác nói tôi cảm thấy có vài phương diện, một là vấn đề mất mặt, luôn cảm thấy bản thân khác với mọi người, cao hơn người khác một bậc. Thứ hai là vẫn còn tâm tật đố, có rất nhiều bài chia sẻ đều từng phân tích: đương nhiên vẫn có ảnh hưởng từ văn hoá Đảng.
Nói đến cùng vẫn là tâm tự ngã đang gây rắc rối
Kỳ thực Sư phụ cũng nhiều lần nhắc đến vấn đề này:
“Tu luyện là tu nhân tâm, tu chính mình; khi có vấn đề, khi có mâu thuẫn, khi có khó khăn và bị đối xử bất công bằng, thì vẫn có thể hướng nội tìm trong bản thân mình, thế mới là tu luyện thật sự, mới có thể đề cao không ngừng, mới có thể đi cho chính con đường tu luyện, mới có thể tiến về viên mãn!” (Lời chúc gửi Pháp hội Đài Loan [2016])
Nếu muốn đề cao tâm tính bản thân, trở ngại trước tiên cần đột phá là khi người khác chỉ ra vấn đề của bản thân, bất kể bản thân cảm thấy đúng hay không, cần trước tiên tiếp nhận, không cần phủ định ngay lập tức theo thói quen, Sư phụ sẽ dùng miệng của bất cứ người nào để điểm hoá chúng ta, nhất định cần phải dũng cảm tiếp nhận điều không tốt, khó chịu đựng, thậm chí là tự kỷ mà chính mình không dám đối diện. Dám thừa nhận và tiếp nhận chuyện này, thì mới có thể đề cao.
Sư phụ giảng:
“Mọi người tu luyện chẳng phải cũng cần phải tốt với người khác sao? Đầu tiên nghĩ đến là người khác, nhìn thấy người khác có khuyết điểm, bởi vì người đó cũng đang tu luyện, tại sao lại không nói với họ? Cho dù họ đối đãi thế nào, điều nên nói với họ thì chư vị hãy nói với họ. Tâm của chư vị là thiện, Sư phụ nhìn thấy rồi, chư vị không cần cho người khác xem. Còn nói về việc họ không tiếp thu, cho dù họ tiếp thu hay không, chư vị đều đã động chạm đến cái tâm mà họ nên bỏ đi, tôi nghĩ đối với họ cũng là một sự thúc đẩy. Họ lúc đó chưa ngộ ra, sau này họ có thể sẽ ngộ ra. Nếu anh ta vẫn không ngộ được tôi sẽ lại mượn miệng của người khác mà khích họ, vẫn không ngộ được thì sẽ khiến trên đầu anh ta đụng phải cái bao lớn.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New Zealand [1999])
Có khi thấy đồng tu đang tu rất khổ, nhiều năm sai lầm ở một vấn đề đột phá không được, trong tâm rất lo lắng, nghĩ tốt nhất nên trực tiếp nói ra để đồng tu ý thức đến vấn đề ở đâu, nhưng mỗi lần nhẹ nhàng đề xuất, đối phương lập tức chịu không được, cần giải thích, nói tu bao nhiêu năm rồi, sớm đã không còn cái tâm này, bạn không hiểu tôi rồi, tôi tu luyện bao nhiêu năm như vậy, bản thân tôi ngộ được, bạn nói tôi không nghe, bạn nói một bộ Pháp lý như thế, bản thân mình tu lại như thế nào. Kết cục như vậy là phải tông vào bao lớn, nhưng bản thân ngộ được và bị hoàn cảnh bức ép mà cải biến trong tu luyện là khác nhau, hơn nữa lãng phí thời gian.
Sư phụ đã khai sáng cho chúng ta hoàn cảnh học Pháp tập thể, luyện công tập thể, cũng cần cấp cho chúng ta một hoàn cảnh có thể giao lưu thảo luận. Có rất nhiều lúc, bản thân rất khó phát hiện vấn đề của mình, người ngoài cuộc tinh tường hơn người trong cuộc, bất kể đồng tu tu tốt hay không tốt, đều có thể thấy được nhiều vấn đề trong tu luyện, nếu như đều nói rằng không cần người khác nêu ra vấn đề, cứ nêu ra là không được, thì đó còn là đệ tử Đại Pháp sao?
Nhiều năm nay, bản thân dần dần cải biến, không ngừng quy chính dựa trên Pháp, dùng cái tâm của đệ tử Đại Pháp, làm việc đệ tử Đại Pháp nên làm, thiết thực thể hội được một chút cách thức tu luyện và bản thân đề cao một cách hết sức thực tại, mà những đề cao này đều là sau khi mâu thuẫn phát sinh mới có. Khi mâu thuẫn phát sinh, tâm đó bị kích thích rất thống khổ, nhưng hiện tại quay đầu nhìn lại con đường đã đi qua, đoạn đường tu luyện này từng bước từng bước đề cao, thực sự đệ tử vô cùng cảm tạ Sư phụ an bài những sự việc này, Sư phụ vì đệ tử mà phải dốc hết tâm sức, luôn luôn đẩy các đệ tử không tinh tấn bước lên.
Có khi suy nghĩ về cảnh giới của Phật, rồi thử nhìn bản thân, thực sự là sai khác quá xa quá xa, Chính Pháp kéo dài cũng là vì đệ tử Đại Pháp giống như tôi gây trở ngại cho Sư phụ. Làm một đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp, tôi có lời thề nguyện “trợ Sư thế gian hành”, nhất định cần tinh tấn hơn trong thời gian cuối cùng còn lại này, mới có thể làm tốt trách nhiệm mà Sư phụ giao phó.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/9/1/353221.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/10/12/166037.html
Đăng ngày: 19-3-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.