Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục
[MINH HUỆ 10-7-2010] Thường khi gặp phải vấn đề, khi gặp phải ma nạn rất lớn, hay khi cảm thấy cùng đường, chỉ cần chúng ta chuyển biến phương thức tư duy một chút, suy nghĩ một chút từ góc độ khác, thì có thể lập tức sẽ là một cảnh giới khác, thực sự có cảm giác: “Sơn trùng thủy phục nghi vô lộ, Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn” (Tạm dịch: Núi sông trùng điệp ngờ hết lối, Rặng liễu hoa tươi một thôn làng)
Ví dụ giữa các đồng tu có công việc cần phối hợp nhưng lại xuất hiện mâu thuẫn. Ở bề mặt đồng tu thể hiện không phối hợp, nhưng nếu cứ chỉ trích đồng tu không phối hợp, không có ý thức chỉnh thể, trong tâm căm phẫn bất bình, thì bản thân đã chịu nhận can nhiễu rồi. Nếu thay đổi phương thức tư duy: Có thể do đồng tu có việc gì quan trọng hơn cần làm mà không thể cho mình biết, hoặc đồng tu đang gặp quan tâm tính nên thời gian này trạng thái không được tốt lắm, hoặc đồng tu lúc đó mặc dù trên bề mặt không thể hiện sự tham gia tích cực vào sự việc này (có thể do trạng thái đồng tu hoặc đặc điểm của đồng tu, làm việc thầm lặng không muốn xuất đầu lộ diện), nhưng đã âm thầm phối hợp điều phối những việc này, chỉ có điều biểu hiện là không có sự điều phối mà thôi. Chỉ cần khi điều phối những sự việc này, chúng ta phù hợp với yêu cầu của Pháp, mặc dù nhất thời sẽ gặp một chút khó khăn,nhưng chỉ cần kiên định tin tưởng vào Đại Pháp, buông bỏ quan niệm của bản thân, giữ tâm thái ổn định, ôn hòa, có trách nhiệm với đồng tu, có trách nhiệm với Pháp, các đồng tu nhất định sẽ phối hợp. Có thể việc này vì rất nhiều nguyên nhân (tiến trình chính Pháp, phối hợp chỉnh thể, đề cao cá nhân) mà không đạt được hiệu quả dự kiến, tuy nhiên trong quá trình phối hợp, các đồng tu đều sẽ từ trong đó mà đề cao lên. Đa phần trong tình huống đó mọi người chúng ta đều buông bỏ tự ngã, đứng trong Pháp mà suy xét vấn đề, gặp việc gì cũng tìm ra những thiếu sót của bản thân. Ở bề mặt chúng ta dường như vẫn chưa làm được gì, nhưng sự việc đã phát sinh biến hóa, vấn đề đã được giải quyết, chúng ta thử nghĩ xem có phải như vậy không.
Còn nhớ trên trang web Minh Huệ có một bài viết kể về một đồng tu đột nhiên xuất hiện nghiệp bệnh can nhiễu nghiêm trọng. Các đồng tu đều đến chia sẻ, phát chính niệm cho đồng tu, khuyên đồng tu phải hướng nội tìm, mọi người đều biểu hiện rất lo lắng. Nhưng đồng tu bị nghiệp bệnh nói: “Mọi người hãy buông tâm xuống, tôi không sao, chỉ cần mọi người buông tâm thì tôi nhất định sẽ không sao”. Các đồng tu đến giúp không sao lý giải được và nói: “Chúng tôi đến giúp anh mà anh lại bảo chúng tôi buông tâm xuống”. Mọi người lúc đó rất tức giận nói đã vậy thì họ sẽ không quan tâm nữa, khi các đồng tu buông bỏ tâm, đến ngày hôm sau nhìn thấy đồng tu này, mọi người đều rất kinh ngạc: “Sao anh lại khỏe rồi?” Đồng tu cười nói: “Chẳng phải tôi đã nói với mọi người rồi sao, mọi người buông tâm xuống thì tôi sẽ không việc gì. Kỳ thực mọi người đều quá chấp trước vào tôi, chỉ cần mọi người buông tâm thì tôi cũng sẽ cải biến”.
Theo chia sẻ của các đồng tu bị bắt trong nhà tù: Chỉ cần chỉnh thể chúng ta đều có thể hướng nội tu, hướng nội tìm, tâm chấp trước ít đi, đều có thể bình ổn làm ba việc, thì sẽ cảm nhận được hoàn cảnh trong đó thoải mái hơn. Tinh thần cũng sẽ không cảm thấy áp lực nặng nề, cảm thấy nhẹ nhàng, tà ác cũng sẽ không khởi lên được, cảnh sát trên bề mặt cũng không hành ác nữa. Còn nếu phần lớn đồng tu chúng ta khởi nhân tâm, có tâm sợ hãi, xuất hiện gián cách, mâu thẫu, chấp trước vào tự ngã, trong tâm đồng tu trong tù sẽ cảm nhận được áp lực rất lớn, một loại áp lực vô hình bủa vây lấy trường không gian xung quanh, sẽ cảm nhận được tà ác vô cùng điên cuồng. Kẻ ác trên bề mặt cũng vô cùng hung hăng. Qua cảm nhận của đồng tu, trạng thái của chỉnh thể đồng tu chúng ta sẽ dẫn động sự biến hóa của hoàn cảnh xung quanh.
Chỉ cần các đồng tu chúng ta đều có thể hướng nội tìm, chuyển biến quan niệm con người, chính niệm đối đãi với hết thảy sự việc xảy ra xung quanh, thì hoàn cảnh xung quanh sẽ biến đổi tùy theo biến hóa của tâm chúng ta. Các đồng tu ở khu vực nào có thể từ trong Pháp mà nhận thức Pháp, chuyển biến nhận thức quan niệm con người, khi gặp sự việc thì tìm vấn đề ở bản thân, không chỉ trích, oán trách đồng tu, coi mình là một người tu luyện chân chính mà đối đãi với hết thảy vấn đề gặp phải, thì hoàn cảnh tu luyện ở khu vực đó nhất định sẽ thoải mái, sự phối hợp chỉnh thể nhất định sẽ tốt, người minh bạch chân tướng nhất định sẽ rất nhiều, chỉnh thể đồng tu nhất định sẽ thăng hoa rất nhanh, tà ác cũng sẽ không có thị trường ở những khu vực như vậy. Nếu ngược lại sẽ ảnh hưởng đến sự cứu độ chúng sinh, khiến cho rất nhiều đồng tu với tâm sợ hãi nặng nề không dám bước ra, cục diện tà ác sẽ không được cải biến.
Nếu các đồng tu khi gặp sự việc có thể tìm ra nguyên nhân của bản thân, nhận thức được rằng phải chăng bản thân có điểm cần đề cao hoặc nên chuyển biến quan niệm, lý tính, trí huệ, chính niệm đầy đủ mà đối đãi với hết thảy những gì mình gặp phải, thì trên con đường tu luyện không có bất cứ sự việc nào có thể ngăn cản được người tu luyện bước trên con đường của Thần. Cho dù nhất thời gặp khó khăn cũng sẽ nhanh chóng vượt qua. Những ví dụ về phương diện này rất nhiều.
Tôi biết một đồng tu, sau khi tà ác bức hại Đại Pháp, người nhà can nhiễu rất lớn, không cho học Pháp, không cho luyện công, không cho tiếp xúc với đồng tu khác. Trong hoàn cảnh đó, đồng tu không hề oán hận, đồng thời suy xét đến những áp lực của người nhà. Đồng tu bình tĩnh nói với người nhà rằng Đại Pháp là tốt, việc này mọi người đều biết rõ, tâm tu Đại Pháp của tôi sẽ không thay đổi, tôi sẽ không từ bỏ Đại Pháp. Nếu mọi người cho rằng vì tôi tu luyện Đại Pháp mà ảnh hưởng đến mọi người, nếu không thể làm khác được thì chúng ta đăng lên báo nói rõ cắt đứt quan hệ người nhà. Do đồng tu kiên định vào Đại Pháp nên ma nạn tưởng chừng rất lớn trong chốc lát đã tiêu tan. Người nhà nói nếu cứ kiên định như vậy thì hãy tu cho tốt. Có đồng tu tu luyện rất tinh tấn, các con của đồng tu đều làm trong các cơ quan chính phủ, trải qua nhiều khảo nghiệm sương gió. Sau khi Đại Pháp bị bức hại, đồng tu hoàn toàn không hề nghĩ rằng vì mình tu luyện Đại Pháp mà ảnh hưởng đến tiền đồ của con cái. Đồng tu còn khuyên các con rằng làm người phải chính trực. Mặc dù Đại Pháp tại thế gian tạm thời gặp phải ma nạn, nhưng các con phải tin rằng Đại Pháp là tốt, tin rằng đệ tử Đại Pháp đều là những người tốt nhất, lương thiện nhất thế gian. Các con bà đều rất chính niệm, khi lãnh đạo của họ muốn họ khuyên cha mẹ mình dừng tu luyện, các con của đồng tu nói: “Mặc dù tôi không tu luyện nhưng cha mẹ tôi thực sự đã được khỏe mạnh nhờ tu Đại Pháp. Họ là bậc tiền bối, cả cuộc đời họ đã từng trải rất nhiều, họ biết phải làm gì, họ có tín ngưỡng của riêng mình, là con cái chúng tôi không có quyền bắt họ từ bỏ tín ngưỡng, cũng không thể chỉ vì nghĩ cho tiền đồ của bản thân mà khiến cha mẹ già thêm đau khổ. Nếu lãnh đạo cho rằng vì cha mẹ tôi tu luyện Đại Pháp mà ảnh hưởng đến lời của tôi nói với ông thì tôi có thể xem xét xin thôi việc, để không làm khó ông”. Lãnh đạo của họ nghe xong đành phải nói: “Hãy cứ làm việc cho tốt đi, cha mẹ là cha mẹ, con là con”. Các con của đồng tu không những không bị ảnh hưởng bởi cha mẹ tu luyện, mà nhờ có chính niệm với Đại Pháp mà được thăng chức, trọng dụng.
Tôi biết có một đồng tu mấy năm gần đây nhiều lần gặp phải đại quan như tai nạn xe, nghiệp bệnh, nhưng đều rất nhanh chóng đột phá hoàn cảnh. Có một lần bà ấy đang vượt quan nghiệp bệnh, một người thân đến thăm phát hiện bà đang tiêu nghiệp rất nghiêm trọng, thân thể rất yếu ớt, gầy gò như cái xác, không kìm được liền khóc to. Đồng tu này nói với người thân: “Tôi không sao đâu, tôi sẽ không chết đâu, nghiệp của tôi vẫn chưa tiêu hết, tội của tôi vẫn chưa chịu xong thì không thể chết nổi, không sao đâu”. Người thân của bà ấy nói: “Sao chị không nói với các con một câu, chị sẽ được chăm sóc tốt hơn”. Đồng tu nói: “Các con đều rất bận rộn công việc, dù chúng có đến thì cũng có làm gì được đâu? Chỉ khiến chúng càng thêm lo lắng hơn, có giải quyết được vấn đề gì đâu, vả lại nạn của bản thân tôi thì chẳng phải tôi phải chịu sao? Ai có thể thay tôi chịu khổ, chịu nạn, tôi đã tu Đại Pháp thì có Sư phụ của tôi chăm sóc, không sao đâu. Cô cũng biết những gì tôi đã trải qua, nhiều ma nạn như vậy (tai nạn xe, nghiệp bệnh) tôi đều vượt qua được, nếu tôi không tu Đại Pháp thì liệu có thể qua nổi không? Hãy yên tâm đi, chưa tu viên mãn thì tôi sẽ không đi”. Khi đồng tu đối mặt với những ma nạn lớn này, cho dù lúc đó đồng tu ngộ được về Pháp lý được bao nhiêu, nhưng bà chưa từng nghĩ bản thân sẽ bị vấn đề gì, chỉ nghĩ rằng khi xuất hiện những việc này có lẽ là do nghiệp trong quá khứ của mình tạo thành, bản thân phải đối mặt, bà luôn kiên định tin tưởng vào Sư phụ và Đại Pháp. Do chính tín vào Sư phụ và Đại Pháp nên bà rất mau chóng vượt qua ma nạn.
Một đồng tu vì giảng chân tướng mà bị tà ác bức hại. Cô tự cho rằng mọi phương diện mình làm rất tốt. Các đồng tu khi đó cũng nói học viên này tu rất tốt, hiểu rõ Pháp lý. Cùng bị bắt với cô còn có học viên khác, cô ấy cho rằng các đồng tu cùng bị bắt với mình đều không bằng mình về mọi phương diện, tại sao các học viên khác không bị bắt vào trại lao động, chỉ có mình cô ấy bị bắt? Cô ấy không hiểu ra, do bản thân không thể đối mặt với ma nạn một cách đúng đắn mà bị tà ác dùi vào sơ hở.
Ở khu vực chúng tôi còn có một chuyện thế này, một đồng tu bị tà ác bắt giam. Bị bắt cùng cô ấy còn có một vài đồng tu khác, một đồng tu trong số đó nói với đồng tu này rằng có thể mình bị theo dõi nên mới gây ra tổn thất, mong đồng tu hãy lượng thứ. Đồng tu này bình tĩnh nói: “Không thể suy nghĩ vấn đề như vậy, nếu không liên quan gì đến mình thì tuyệt đối không thể động đến mình, việc này không thể trách anh được, nếu tôi không có chấp trước, không có nạn này, thì ai muốn thêm vào cũng không được. Đã liên quan đến bản thân thì nhất định là quan mà mình phải vượt qua, là ma nạn phải chịu, là tâm phải bỏ. Điều chúng ta hiện nay phải suy nghĩ là làm thế nào đối mặt với hiện thực này, bước đi cho chính con đường của chúng ta, chính niệm chính hành. Hãy buông bỏ cái tâm này, chúng ta phải lý trí, trí huệ, kiên định chính niệm”. Ở đây điều đồng tu này quan tâm không phải là vì đồng tu khác không chính làm liên lụy đến bản thân, mà là hướng nội tìm một cách vô điều kiện, ma nạn lớn như vậy, tại sao mình lại gặp phải, nhất định là bản thân mình về phương diện nào đó còn chưa đầy đủ, còn thiếu sót, không thể phá trừ được an bài của tà ác, nên mới tạo nên ma nạn này. Sau đó hai đồng tu này đều đường đường chính chính từ trong ma nạn mà bước ra.
Một chút thể ngộ của bản thân, mong từ bi chỉ ra những thiếu sót.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/7/10/226721.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/12/10/166702.html
Đăng ngày 13-3-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.