Bài của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc
[MINH HUỆ 9-1-2018] Tôi là một học viên Đại Pháp trẻ tuổi. Vì cha mẹ hiếm khi yêu cầu tôi làm việc nhà hay đối mặt với những khó khăn lớn, nên tôi đã quen an nhàn và không chăm chỉ trong cuộc sống.
Vì thường là “người thông minh” ở trường và nơi làm việc, nên tôi dần phát triển tính cách khôn vặt và ích kỷ. Vì lý do này, tôi hiếm khi chịu thiệt thòi về lợi ích cá nhân – điều mà tôi cảm thấy tự hào. Sau này, sau khi tôi trở thành một học viên Đại Pháp, tâm lý này đã hình thành một chấp trước rất xấu khiến tôi không thể thực tu bản thân. Tôi đã liên tục tìm đường tắt trong khi làm ba việc của đệ tử Đại Pháp. Mặc dù đọc sách hàng ngày, tôi vẫn dùng nhân tâm đối đãi với việc tu luyện và không hiểu nội hàm chân chính của Pháp.
Một đêm nọ, tôi có một giấc mơ sống động. Trong giấc mơ, tôi đang ở trong một cái hồ bơi cùng một nhóm các tiên nữ mặc y phục đầy màu sắc. Chúng tôi đứng trong hồ bơi tắm rửa và tẩy tịnh bản thân, đồng thời hướng nội tìm các chấp trước của mình.
Các tiên nữ nói với tôi: “Chúng ta phải tịnh hóa thân thể mình, khi thời điểm đến chúng ta sẽ trở lại thiên đường, chúng ta có thể nổi lên và bay đi.”
Sau đó tôi đã cố gắng bay lên nhiều lần nhưng không thành công.
Khi nhìn vào trạng thái tu luyện của chính mình, tôi nhận ra rằng mình rất mong muốn trở về nhà cùng Sư phụ; nhưng tôi vẫn còn quá nhiều chấp trước trong tâm. Khi cảm xúc người thường bị đụng chạm, tôi sẽ đau đớn, kháng cự lại những khó khăn và khổ nạn, tiếp tục chìm đắm bản thân mình trong danh-lợi-tình của nhân gian.
Các chấp trước người thường bị phơi bày trong môi trường mới
Tôi từng làm nhân viên bán hàng tại một cửa hàng bách hóa. Với công việc khá đơn giản, nên tôi đã có thể ghi nhớ, học thuộc Pháp, và phát chính niệm tại nơi làm việc và tham gia các hoạt động Đại Pháp sau giờ làm việc. Tôi đã tham gia đều đặn hai nhóm học Pháp. Môi trường làm việc của tôi phần lớn là hài hòa; những mâu thuẫn nhỏ với các đồng nghiệp không gây ra nhiều khó khăn cho tôi. Tôi tự xem mình là người tu luyện tinh tấn và cảm thấy thoải mái trong môi trường của mình.
Đầu năm 2016, tôi đột nhiên bị mất việc khi cửa hàng bách hóa đóng cửa do lợi nhuận thấp. Do khuynh hướng ngại những hoàn cảnh khó khăn và truy cầu thoải mái, tôi đã không thể tìm được một công việc mặc dù tôi còn khá trẻ và được giáo dục bài bản.
Tình cờ có một đồng tu có công ty riêng cần cần thuê nhân viên. Cô sắp xếp cho tôi làm công việc nhập dữ liệu máy tính tại công ty của cô. Công việc mới này yêu cầu kỹ năng đánh máy tốt và thành thạo trong việc tạo các loại chứng từ điện tử. Mặc dù có kiến thức máy tính cơ bản, nhưng tôi cần học hầu hết các thứ từ đầu.
Các mối quan hệ với đồng nghiệp của tôi không dễ dàng như trước. Mọi người phản đối và theo dõi những tiến bộ công việc của người khác chặt chẽ, đôi khi gây ra mâu thuẫn. Họ cũng là những người thích hưởng thụ, dành nhiều thời gian và tiền bạc cho ăn uống và giải trí. Vì tôi khác biệt và không đi theo họ, nên họ cứ tìm lỗi của tôi, tấn công tôi bằng những lời ác ý.
Về mặt làm việc với khách hàng, tôi không quen với phong cách của họ – vốn đã bị ăn sâu bởi văn hóa Đảng. Tuy nhiên, tôi phải tuân thủ và chịu đựng những yêu cầu khác nhau của công ty về vai trò của mình.
Đôi khi, tôi phàn nàn với đồng tu của mình, nhưng cô ấy luôn bảo tôi phải hướng nội, việc đó khiến tôi cảm thấy bị đối xử tệ. Khi tôi tiếp tục cố gắng nhưng không thể đáp ứng được kỳ vọng cao, tôi đã nảy sinh tâm lý oán hận đối với người học viên này. Nó cũng gây ra gián cách và chia rẽ giữa các học viên địa phương của chúng tôi. Các học viên khác nhìn thấy tình hình của tôi nhưng không biết làm thế nào để giúp đỡ.
Đồng thời, gia đình tôi đã trải qua một số thay đổi. Em gái tôi và tôi đều là những học viên sống và làm việc xa quê hương. Chúng tôi thường có đủ thời gian và sức lực để làm tốt ba việc sau khi làm việc. Khi cha mẹ chúng tôi già yếu và cần được chăm sóc nhiều hơn, họ đã chuyển đến sống cùng chúng tôi. Điều đó có nghĩa là tôi phải dành thêm thời gian và công sức để chăm sóc họ. Tôi nghĩ rằng tôi đã hy sinh rất nhiều, nhưng họ luôn không vui về cách tôi chăm sóc cho họ.
Nếu môi trường tu luyện trước đây của tôi giống như “tu luyện trong chùa”, môi trường hiện tại của tôi lại giống như “vân du ngoài xã hội”. Đối mặt với xung đột và áp lực trong nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống, tôi đã phải vật lộn mà không mấy thành công. Tôi nghĩ tôi đã cố gắng và tinh tấn hơn nhiều, nhưng những người xung quanh tôi dường như không cảm thấy ấn tượng. Tôi cảm thấy áp lực gia tăng và nảy sinh nhiều bất bình.
Tìm kiếm gốc rễ của các chấp trước
Môi trường mới đã phơi bày nhiều quan niệm và chấp trước người thường chôn giấu của tôi, vốn được nuôi dưỡng trong thời gian dài. Nó giúp tôi nhận ra rằng nền tảng tu luyện của tôi không vững chắc, điều này khiến tôi dễ bị những khổ nạn đánh bại. Tôi tiếp tục hướng nội nhưng không thể tìm ra gốc rễ những chấp trước của mình.
Một ngày trong nhóm học Pháp, một đồng tu đã chia sẻ một giấc mơ. Trong giấc mơ, ai đó đã nói với cô: “Cô đã làm các việc chứng thực Pháp quá ít.” Nhưng trên thực tế, cô tu luyện rất tinh tấn và nghiêm khắc với bản thân. Cô không bao giờ buông lơi học Pháp, sẵn lòng giúp đỡ đồng tu hay phó xuất vì mục đích cứu độ chúng sinh.
Con gái cô khích lệ cô và nói: “Mẹ có thể làm tốt hơn và thậm chí còn tốt hơn nữa.”
Đột nhiên, tôi dần ngộ ra rằng vấn đề gốc rễ của tôi là các quan niệm người thường của tôi chưa được cải biến. Tôi luôn cảm thấy rằng mình đã làm và phó xuất đủ rồi, vì vậy tôi không muốn tiến thêm một bước nữa. Gốc rễ là quan niệm về tự ngã và ích kỷ.
Tôi đã thiết lập những giới hạn cho bản thân mình, hạn chế cả phạm vi trách nhiệm của tôi trong công việc và trong tu luyện và các tiêu chuẩn mà tôi tự đánh giá. Vì vậy, tôi đã không đáp ứng yêu cầu của Pháp. Những giới hạn đó là kết quả của đặc tính của vũ trụ cũ: tâm ích kỷ. Mặc dù tôi đã làm ba việc, tôi không thể tiến xa hơn và vượt qua những giới hạn mà tôi đã đặt ra.
Sư phụ đã giảng:
“Vì thống khổ làm con người khó chịu, từ đó con người, dù tự nhận ra hay không tự nhận ra, đều sẽ đối kháng với khổ nạn; mục đích là mong muốn được sống hạnh phúc hơn một chút; vậy nên khi truy cầu hạnh phúc, con người sẽ hình thành [ý tưởng] làm sao cho bản thân không phải chịu thiệt thòi, sống tốt ra sao, thế nào mới có thể vươn lên hàng đầu ‘công thành danh toại’ trong xã hội này, làm sao để hưởng thụ được nhiều, làm sao để trở thành kẻ mạnh hơn, v.v. Vì thế, cùng với lúc có được một số kinh nghiệm, thì cũng hình thành những quan niệm nhân sinh; kinh nghiệm qua thực tế lại còn khiến quan niệm trở nên ngoan cố hơn.” (Càng về cuối càng tinh tấn, Tinh tấn yếu chỉ III)
Vì lười biếng, kiêu căng và tâm an dật, tôi đã cố né tránh khổ nạn; vì tinh ranh và khao khát muốn có thành công trong cuộc sống, tôi có xu hướng muốn đi lối tắt; bởi vì chấp trước tranh đấu và tật đố, tôi ít khi chịu thua thiệt. Vì vậy, khi những xung đột và đau khổ xảy ra, tôi đã kháng cự lại chúng, cảm thấy mình bị đối xử bất công và bực bội đối với những người đã gây khổ nạn cho tôi. Tôi đã thực sự bỏ lỡ những cơ hội đề cao tuyệt vời.
Sẵn sàng trở thành một “tiểu hòa thượng”
Sư phụ đã dạy chúng ta:
“Thực ra, lý tại xã hội nhân loại là phản lý trong vũ trụ. Con người có nạn, có thống khổ là để con người hoàn trả nghiệp, từ đó có tương lai hạnh phúc. Còn người tu luyện chính là chiểu theo chính lý mà tu luyện. Chịu khổ chịu nạn là cơ hội rất tốt để tiêu trừ nghiệp lực, tiêu trừ tội lỗi, tịnh hoá nhân thể, đề cao cảnh giới tư tưởng, và thăng hoa tầng thứ; đó là việc rất tốt; Pháp lý chân chính là như vậy. Tuy nhiên, trong tu luyện thực tế, khi thống khổ đến, khi mâu thuẫn xung kích đến tim gan, đặc biệt là khi xung kích chạm tới những quan niệm ngoan cố kia của con người, thì quả là khó vượt quan được; thậm chí biết rõ rằng đó là khảo nghiệm mà vẫn không vứt bỏ được chấp trước. Nhất là các đệ tử Đại Pháp lại là đang tu luyện trong cái gọi là xã hội hiện thực vốn đầy rẫy những điều mê hoặc này, thì cải biến quan niệm là khó khăn hơn, và cũng là trọng yếu hơn.” (Càng về cuối càng tinh tấn, Tinh tấn yếu chỉ III)
Tôi nhận ra rằng mình đã sai lầm suốt những năm qua. Tôi dường như học Pháp mỗi ngày, nhưng không thực sự hiểu được nội hàm thực sự của Pháp. Tôi đã xử lý tất cả các vấn đề của mình từ góc độ của một người bình thường. Ngoài ra, tôi đã tu luyện trong thời gian dài mà không có nhiều bước đột phá lên tầng thứ cao hơn; Tôi đã không xem các mâu thuẫn và thử thách của mình là cơ hội để đề cao và loại bỏ chấp trước. Tôi không trân quý môi trường tu luyện của mình.
Sư phụ đã giảng:
“Con người chịu khổ bao nhiêu; [các Đại Giác Giả] cho rằng chịu khổ càng nhiều càng tốt, trả nợ nhanh hơn; họ thực sự nghĩ như thế.” (Chuyển Pháp Luân)
“Tuy nhiên tiểu hoà thượng làm cơm ở nhà bếp lại không nhất định là người tiểu căn cơ. Tiểu hoà thượng ấy càng chịu khổ thì càng dễ khai công, còn đại hoà thượng kia càng hưởng thụ càng khó khai công, bởi vì [ở đây] có vấn đề chuyển hoá nghiệp lực. Tiểu hoà thượng thường xuyên vừa khổ vừa nhọc, hoàn nghiệp sẽ nhanh, nên khai ngộ mau chóng; có lẽ đến một hôm vị này lập tức khai công.” (Chuyển Pháp Luân)
Trong Hồng Ngâm, Sư phụ đã dạy chúng ta rằng:
“Viên mãn đắc Phật quả,
Cật khổ đương thành lạc.”
(Khổ Kỳ Tâm Chí, Hồng Ngâm)
Tạm dịch:
“Viên mãn rồi đắc quả vị Phật,
Lấy đau khổ làm hỷ lạc.”
Sư phụ đã dẫn chứng cho chúng tôi nhiều lần trong Pháp rằng “người ngốc mới là thông minh nhất.” Tôi đáng xấu hổ đến mức tôi đã tự hào về sự láu cá của mình; trớ trêu thay, trong tu luyện tôi là kẻ ngốc thực sự.
Sư phụ cũng giảng rằng:
“Chư vị không cải biến cái Lý của con người vốn được hình thành vào tận xương cốt cả trăm nghìn năm ở người thường ấy, thì chư vị vẫn không bỏ đi được cái tầng xác bề mặt của con người, nên không cách nào viên mãn.” (Lời cảnh tỉnh, Tinh tấn yếu chỉ)
“Nếu chư vị ai ai cũng có thể từ nội tâm nhận thức Pháp, ấy mới là thể hiện của Pháp uy lực vô biên —Phật Pháp lớn mạnh tái hiện ở nhân gian!” (Lời cảnh tỉnh, Tinh tấn yếu chỉ)
Điều Sư phụ đã dạy và ban cho chúng ta hẳn phải là điều tốt nhất. Vì vậy, tôi đã quyết định rằng mình sẽ trở thành “tiểu hòa thượng” trong tương lai, thay đổi tư duy logic của con người và rời xa khỏi tính vị tư của cựu vũ trụ.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/1/9/359232.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/1/22/167679.html
Đăng ngày 7-3-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.