Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp trẻ tuổi ở Phần Lan
[MINH HUỆ 10-12-2017] Khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã mất khá nhiều thời gian để hiểu được tu luyện là gì và làm thế nào để tu luyện. Việc học Pháp là phương tiện cho tôi đề cao tâm tính và hiểu về các mối quan hệ tiền duyên.
Sư phụ Lý Hồng Chí giảng:
“Tất nhiên chúng tôi nói về duyên phận; mọi người ngồi tại đây đều là duyên phận.” (Chuyển Pháp Luân)
“Kỳ thực tôi bảo mọi người này, ‘duyên’ mà chúng tôi giảng trong giới tu luyện, là không thể nói cho rõ trong một thời kỳ lịch sử ngắn. Nó siêu việt một đời người, thậm chí mấy đời, và thậm chí thời gian lâu hơn nữa. Duyên phận là không dứt” (Giảng Pháp tại thành phố New York)
Không phải mọi thứ mà một học viên gặp trong tu luyện đều là chuyện nhỏ. Tuy nhiên, một học viên không nên coi nhẹ những trải nghiệm trước khi tu luyện. Cho dù thế nào, một học viên phải nhớ thực thi thật tốt trong mọi thời khắc.
Từ khi còn nhỏ tôi đã rất hứng thú với những truyền thuyết tâm linh và huyền bí. Khi tôi bốn tuổi, tôi hỏi ông nội: “Sao con người lại sống?. Họ sống vì điều gì?” Ông tôi nói rằng tôi còn quá nhỏ, khi nào đạt đến độ tuổi của ông thì tôi sẽ hiểu ra.
Bất cứ khi nào truyền thuyết được kể lại, tôi đều tin rằng chúng thực sự đã xảy ra. Khi nghe những truyện về thiên đường, tôi chưa bao giờ thấy đủ. Tôi cảm thấy như tôi sinh ra nhầm thời.
Sau khi đắc được Đại Pháp, tôi nhận ra rằng những gì tôi đã trải qua đã đặt nền móng cho việc thực hành tu luyện của mình.
Giải quyết các chấp trước
Tôi hướng nội và nhận ra rất nhiều quan niệm ngoan cố của người thường. Khi tôi phát hiện ra gốc rễ của một chấp trước nào đó, tôi đã cố gắng loại bỏ nó. Nhưng đôi khi nó lại xuất hiện trở lại. Nói dối chính là thói quen xấu nhất mà tôi hình thành trong thời gian sinh sống ở Trung Quốc.
Khi đối mặt với các vấn đề, cho dù tôi đúng hay sai, tôi sẽ đưa ra đủ lời bào chữa. Ngay cả khi một học viên khác chỉ ra những lỗi lầm của tôi, tôi thường sử dụng những lời giảng của Sư phụ để biện minh cho lý lẽ của mình.
Tôi đã ở trong trạng thái đó suốt một thời gian dài và đối đãi mọi việc với đủ loại nhân tâm. Tôi coi sự đau khổ trong cuộc đời là bất công, điều đó hoàn toàn trái ngược với tiêu chuẩn của một người tu luyện.
Khi tôi nhận thấy những thiếu sót của các học viên khác, tôi phát sinh rất nhiều suy nghĩ tiêu cực và chỉ nhìn vào điểm không tốt của họ. So với những thiếu sót ấy, tôi cảm thấy rằng mình tu luyện tốt hơn. Đôi khi tôi đã hành xử còn tệ hơn cả trước khi tôi bắt đầu bước trên con đường tu luyện.
Tôi bị vướng vào các trò chơi điện tử, tiểu thuyết và hoạt hình. Tôi cư xử giống như một người thường. Ngoài ăn và ngủ ra, tôi đã dành hết thời gian và nỗ lực của mình vào những thứ ấy. Do vậy, việc học của tôi ở trường bị ảnh hưởng và mối quan hệ với gia đình rất căng thẳng. Tôi biết rõ rằng trạng thái này là nguy hiểm nhưng tôi không thể thoát ra được.
Vì những thói quen xấu mà tôi đã suýt nữa mất đi tất cả mọi thứ. May mắn thay, tôi đã không từ bỏ việc tu luyện của mình. Khi tôi tiếp tục học Pháp, tôi nhận được những điểm hóa từ Sư phụ.
Sau đó tôi nhận ra rằng tất cả những gì tôi từng trải qua trong đời đời kiếp kiếp không thể nào sánh được với việc học viên Đại Pháp đang lập chưởng phát chính niệm. Không gì có thể so sánh được với những điều tôi nhìn thấy qua thiên mục của mình trong khi đả tọa.
Ngay khi tôi ngộ ra điều này, tôi nhận thấy bất cứ thứ gì tôi từng đọc đều tràn ngập tuyên truyền của Đảng Cộng sản. Ngay cả lòng tốt của nhân vật được ca ngợi cũng bị làm cho méo mó dưới ảnh hưởng của nhiều quan niệm biến dị.
Cân bằng mối quan hệ giữa tu luyện, học tập và các thành viên trong gia đình
Đối với một học viên thật không dễ gì cân bằng mối quan hệ giữa tu luyện, học tập và các thành viên trong gia đình.
Tôi là một người tu luyện, một sinh viên, anh cả trong số các anh em trai trong gia đình tôi, và còn là hình mẫu cho các em trai. Tôi nhận thấy rất nhiều chấp trước của mình có thể phản ánh ở các cậu em. Quan sát chúng lớn lên, tôi nhận ra rằng làm cha mẹ không hề đơn giản.
Cha tôi là một học viên. Tôi từng hay nghĩ rằng ông không tinh tấn, nhưng khi tôi nhìn vào các vấn đề từ góc độ của cha tôi, tôi thấy thật khó để loại bỏ chấp trước vào tình nếu không có một nền tảng học Pháp vững chắc.
Giờ đây suy nghĩ của tôi dựa trên cơ sở tìm cách giúp cho cha tôi đề cao thông qua học Pháp thay vì đứng từ góc độ bị chấp trước vào tình với các thành viên gia đình. Hiện nay, quan niệm cha không tinh tấn của tôi đã hoàn toàn biến mất!.
Giải quyết các mâu thuẫn
Tôi nhận thấy khi tôi có thể thực sự nhìn nhận các vấn đề từ quan điểm của người khác, bất kỳ khoảng cách hay suy nghĩ tiêu cực nào cũng nhanh chóng biến mất.
Địa phương tôi có hai học viên luôn xung đột với nhau. Lúc đầu, họ không chấp nhận ý kiến của nhau và sau đó người này tìm lỗi của người kia. Các học viên khác đều bị vướng vào mâu thuẫn này, còn tôi thì chỉ đứng nhìn, họ là những học viên lâu năm, còn tôi chỉ mới tu luyện Đại Pháp được một thời gian ngắn.
Khi mâu thuẫn trở nên tồi tệ, tôi nghĩ: “Sao hai vị học viên lại cư xử như vậy được? Tại sao các học viên khác lại sợ bị mắc mớ?” Rồi tôi mất hứng thú tham gia nhóm học Pháp này và xa lánh họ trong vòng nửa năm.
Trên bề mặt, lúc đầu nó dường như chỉ là một mâu thuẫn giữa hai học viên, nhưng thực sự là nó đã nhắm đến toàn bộ học viên. Chúng ta nên hướng nội. Đối với một học viên, không có gì xảy ra mà không có lý do của nó!
Tín Sư tín Pháp
Qua học Pháp chúng ta biết rằng cựu thế lực đã có những an bài nhằm can nhiễu đến Chính Pháp của Sư phụ. Trên bề mặt là chúng đang tạo uy đức, nhưng thực tế thì chúng đang làm những gì chúng muốn. Nếu chúng ta không nghiêm túc tuân theo các Pháp lý, thì cuối cùng chúng ta sẽ đi trên con đường mà cựu thế lực an bài.
Sư phụ giảng:
“Tôi còn muốn bảo chư vị, bản tính thực chất từ trước của chư vị được kiến lập trên cơ sở vị ngã vị tư, từ nay trở đi chư vị làm các việc thì trước hết phải nghĩ đến người khác, tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã” (Phật tính vô lậu – Tinh tấn yếu chỉ)
Sư phụ đã dạy chúng ta hướng nội. Khi chúng ta thay đổi từ việc không thể sang có thể hướng nội, tu luyện của chúng ta trở nên vững vàng hơn. Bởi vì mỗi khảo nghiệm được an bài dựa theo khả năng của chúng ta, chắc chắn là chúng ta có thể ngộ được miễn là chúng ta dành nỗ lực cho tu luyện.
Nếu chúng ta lạc lối trên con đường tu luyện, những thứ do cựu thế lực an bài sẽ ngăn cản khiến chúng ta không đạt được chính ngộ. Chúng cố gắng phong bế chính niệm và phần Thần của các học viên, chỉ để lại phần con người phải chịu đựng tất cả các loại khổ nạn – chúng không muốn chúng ta tu thành!
Cho dù đó là những khổ nạn mà chúng ta phải vượt qua hay những khó khăn mà cựu thế lực đã áp đặt lên chúng ta, tất cả đều là nhắm đến những nhân tâm khác nhau. Do đó, các học viên cần tu luyện vững vàng và học Pháp tinh tấn để gia trì chính niệm.
Tôi từng tin rằng Chuyển Pháp Luân là một cuốn sách dạy người ta hành xử tốt. Rồi tôi lại nhận ra rằng đó là một chiếc thang cho phép chúng ta đạt tới viên mãn. Với sự tinh tấn thường hằng, tôi đạt được thể ngộ mới từ Chuyển Pháp Luân: cuốn sách này bao gồm tất cả mọi điều, từ mức thấp nhất đến mức cao nhất.
Là một học viên Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp, chân tính của chúng ta là gì? Mục đích cuộc đời chúng ta là gì?
Sư phụ đã giảng rõ:
“Chư vị là người tu luyện, lời nói ấy không phải nói quá khứ của chư vị, đã từng, hoặc là biểu hiện của chư vị, lời ấy là nói bản chất của chư vị, ý nghĩa sinh mệnh của chư vị, trách nhiệm chư vị gánh vác, sứ mệnh lịch sử của chư vị, như vậy chư vị mới là đệ tử Đại Pháp chân chính.”(Thế nào là đệ tử Đại Pháp – Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2011)
Khi thật sự đối mặt với khó khăn, liệu chúng ta có thể nhớ đến những điều Sư phụ giảng không? Khi trải qua khổ nạn rất khó để vượt qua, chúng ta có thể nghĩ đến Sư phụ và cầu xin Ngài gia trì cho không? Đó chính là những gì mà một người tu luyện có kiên tín vào Sư phụ và Đại Pháp cần làm.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/12/10/357709.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/1/12/167563.html
Đăng ngày: 21-01-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.