Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại tỉnh Hà Bắc , Trung Quốc

[MINH HUỆ 2-11-2017] Ghi chú của Ban biên tập: Trong cả hai nền văn hoá phương Tây và Trung Quốc, nguyên lý quả báo, tức là mỗi người phải chịu nhận hậu quả của những việc mình làm, được chấp nhận một cách rộng rãi. Giáo lý căn bản của Pháp Luân Công là đặc tính của vũ trụ, “Chân – Thiện – Nhẫn”. Vũ trụ sẽ ban thưởng cho những hành động hoà hợp với nguyên lý này, trong khi những hành động như là đánh đập, tra tấn và giết người sẽ mang đến quả báo. Nói cách khác, hành động tốt sẽ được phúc báo, trong khi hành động ác sẽ gặp quả báo.

Các bài viết như bài này là lời nhắc nhở từ bi về nguyên lý trên cho những ai đã làm điều sai trái. Trong khi nhiều người bức hại Pháp Luân Công chỉ đơn thuần là “theo mệnh lệnh”, luật vũ trụ cũng đòi họ phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình, và chỉ có cách thay đổi những việc làm sai trái thì mới có thể thoát khỏi sự trừng phạt.

Chủ tịch Công ty Sắt Thép Hàm Đan bị quả báo

Ngày 2 tháng Giêng năm 2017, Vương Nghĩa Phương,Chủ tịch kiêm Bí thư đảng ủy công ty Sắt Thép Hàm Đan đã bị mất chức, bị bắt giữ và lập án điều tra.

Kể từ khi chính quyền cộng sản Trung Quốc phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công, hơn 40 học viên làm việc tại Nhà máy Sắt Thép Hàm Đan đã bị buộc phải tham gia vào các phiên tẩy não do công ty kết hợp với Phòng 610 tổ chức, và có ít nhất 20 học viên đã bị tra tấn hoặc bị đuổi việc. Bốn học viên là Thôi Phong Kỳ, Đồng Lan Quý, Trương Vân Bình, Lưu Na đã bị bức hại đến chết.

Lưu Dũng, một nhân viên của công ty đã bị đưa đến một bệnh viện tâm thần năm 2001. Ông Lưu đã phải ở đây trong 12 năm và phải chịu đựng những hình thức bức thực kinh hoàng. Khi giám đốc công ty hiểu được sự thật về Đại Pháp và yêu cầu công ty đưa ông Dũng trở về, nhưng Vương đã phớt lờ lời yêu cầu của giám đốc và từ chối tiếp nhận ông Dũng trở lại, thậm chí ngay cả khi nhân viên bệnh viện trực tiếp đưa ông Dũng trở lại công ty.

Tần Trung Khoa, một cựu kỹ sư của công ty đã bị lãnh đạo của công ty coi là mục tiêu chính để bức hại. Ông Tần đã bị giam giữ tại bốn trại lao động trong nhiều năm và bị tra tấn tàn bạo cho tới khi ông bị mất khả năng tự chăm sóc bản thân.

Là lãnh đạo đứng đầu của công ty, Vương Nghĩa Phương phải chịu toàn bộ trách nhiệm vì đã ủng hộ và trợ giúp chính sách bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Nhân viên cảnh sát chết đột tử

Hồ Kiến Dân, một nhân viên cảnh sát ở Đồn cảnh sát Liên Tây. Ông ta đã tích cực tuân theo chính sách bức hại của chính quyền và thường xuyên sách nhiễu các học viên kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu vào tháng 7 năm 1999.

Khi các học viên cố khuyên ông ta không tiếp tục tham gia vào cuộc bức hại, ông ta đã từ chối. Ngay trước Đại hội lần thứ 16 của Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2002, Hồ đã bắt giữ 8 học viên.

Hồ đã xông vào nhà học viên Điền Tín Xương, tịch thu sách Pháp Luân Công, bắt giữ ông và vợ ông là bà Vương Như Hoa và giam giữ họ tại trại giam số 1 thành phố Hàm Đan. Sau khi Đại hội 16 kết thúc, Hồ đã tống tiền gia đình các học viên một khoản tiền lớn trước khi thả họ ra.

Không bao lâu sau, Hồ đã bị đột tử khi mới 50 tuổi.


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2017/11/2/356227.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2017/11/10/166351p.html

Đăng ngày 3-12-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share