Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Loan
[MINH HUỆ 31-07-2009] Vào tháng 10 năm 2007, tôi bắt đầu tham gia nhóm phóng viên của Minh Huệ. Công việc đầu tiên của tôi là phỏng vấn một cụ bà 66 tuổi tên là Cừu. Bà Cừu sinh trưởng trong một gia đình nhà nông nghèo tại một ngôi làng hẻo lánh ở miền Trung Nam Đài Loan. Ngôi làng có tập tục ‘trọng nam khinh nữ’, và bà Cừu phải thôi học từ khi còn rất nhỏ. Bà bị mù chữ và đã bị lây một bệnh dịch. Từ khi bà bắt đầu tập luyện Đại Pháp, bà đã nhận được lợi ích cả về thể chất và tinh thần. Dựa vào nỗ lực của bà, bà đã có thể viết thư và sử dụng máy tính trong công tác giảng thanh chân tướng. Báo cáo thứ hai và thứ ba của tôi là về một buổi triển lãm nghệ thuật Chân Thiện Nhẫn tại Nhà tưởng niệm Tôn Dật Tiên thuộc thành phố Vĩnh Hòa và một buổi lễ diễu hành nhằm quảng bá triển lãm. Đó là vào tháng 10 năm 2007. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm khi trông thấy những bản tin của mình được đang lên Minh Huệ nhanh chóng. Tôi cũng rất hạnh phúc mỗi khi kiểm tra lại những bài viết từng chữ một để xem chúng đã bị sửa như thế nào, với hy vọng rằng tôi sẽ ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn.
Bước đi trên con đường của chính mình
Những báo cáo đưa tin về các buổi biểu diễn của Thần Vận là rất quan trọng. Thần Vận đã đến thành phố Đài Nam, trạm dừng chân đầu tiên trong chuyến lưu diễn tại Đài Loan vào cuối tháng 2 năm 2008. Có bốn buổi biểu diễn trong vòng ba ngày, và năm phóng viên từ miền bắc Đài Loan đã cùng nhau tới thành phố Đài Nam. Bốn người trong số họ đã có kinh nghiệm đưa tin về Thần Vận vào năm ngoái, trong khi tôi là một phóng viên mới.
Khi phỏng vấn khán giá, tôi không cảm thấy thiếu tự tin nhưng tôi cũng không đủ bình tĩnh. Trong một số lần, tôi đã không nghĩ nên chụp một bức ảnh về người được phỏng vấn cho tới khi tôi đã phỏng vấn xong. Nhờ sự trợ giúp của các nhiếp ảnh gia, không sai sót nào đã xảy ra. Thử thách bắt đầu khi tôi sắp xếp các tài liệu. Bốn học viên (đồng thời là phóng viên) kia có cách riêng của họ, nhưng tôi rất lo lắng khi nghe lại đoạn băng ghi âm và sao lục lại. Tôi cảm thấy phương pháp của họ rất lãng phí thời gian, trong khi tôi chỉ mới làm xong một nửa. Tôi nghĩ rằng phương pháp khác không hoàn hảo và tôi lo rằng nó sẽ dẫn sai sót. Nhìn bốn học viên kia rất bình thản và thoải mái khi làm công việc báo cáo của họ, tôi làm việc còn chậm hơn nữa và cuối cùng đã bỏ sót. Tôi tiếc là tôi đã thực hiện quá nhiều cuộc phỏng vấn, đồng thời đổ lỗi cho người điều phối viên đã bỏ rơi tôi và đối xử với tôi như một phóng viên “đã thành thục.” Càng lo lắng, tôi càng cảm thấy vô vọng hơn. Đến cuối, tôi gần như suy sụp và tôi đã khóc. Với nước mắt chảy dài trên mặt, tôi biên soạn báo cáo đầu tiên với phương pháp phức tạp là sao lục lại từng chữ một trong băng ghi âm. Các học viên kia đã hoàn thành phần báo cáo của họ và giúp tôi làm thêm hai báo cáo nữa, còn tôi làm nốt phần còn lại cả đêm hôm đó. Tôi đã dần dần bình tĩnh trở lại.
Trong năm buổi biểu diễn tiếp theo tại huyện Cao Hùng, do đã có đủ phóng viên nên tôi có thời gian để nhìn vào trong. Tôi đã hiểu ra rằng mỗi chúng ta có một con đường riêng, chúng ta có những thói quen khác nhau và căn cơ khác nhau nên rất khó cho chúng ta khi sao chép lại y nguyên cách thức của những học viên khác khi làm mọi việc. Tôi đã thực sự sợ phải chịu khổ và háo hức mong đạt thành công, cũng như muốn đi đường tắt, vì vậy tôi đã bị [Cựu thế lực] lợi dụng. Sau khi đi đến thỏa thuận với một phóng viên khác cho bốn buổi biểu diễn tiếp theo tại thành phố Đài Trung, chúng tôi lên tàu điện ngầm đi tới Đài Trung để thực hiện phỏng vấn, đồng thời bắt chuyến tàu điện ngầm cuối cùng trở về Đài Bắc đêm hôm đó để chuẩn bị bài viết. Tôi đã tìm thấy hướng đi đúng đắn và ngày càng trưởng thành hơn. Mặc dù có thêm khán giả trong những buổi biểu diễn tiếp theo tại Đài Bắc, tôi đã có thể tiến hành thêm các cuộc phỏng vấn, làm nhiều báo cáo hơn, và không lo âu hay háo hức mong đạt thành công nữa.
Thức tỉnh bởi Pháp lý “Nan nhẫn năng nhẫn, nan hành năng hành.” (Bài giảng thứ 9, Chuyển Pháp Luân)
Khả năng nhớ mặt và nhớ tên người, cũng như hạn chế trong khả năng định hướng là những điểm yếu của tôi. Những điểm yếu này làm tôi gặp rất nhiều khó khăn khi tôi đưa tin về Thần Vận, và đã gây ra phiền phức cho người điều phối viên. Khi thực hiện các cuộc phỏng vấn, tôi cố gắng hết sức mình để ghi nhớ y phục, gương mặt hay khung cảnh xung quanh người được phỏng vấn, nhưng ngay khi nhìn vào những bức ảnh sau đó, tôi cảm thấy bối rối. Tôi đã cố gắng nhớ lại để so sánh, nhưng vẫn không thể làm được. Nhờ sự giúp đỡ của người điều phối viên, một chuyên gia về tìm kiếm, so sánh và thu thập ảnh, tôi mới có thể đương đầu với các tình huống khác nhau và làm ra được những bản tin chất lượng tốt.
Một lần nọ, tôi phỏng vấn một vị tướng quân đội. Tôi nghĩ rằng hai học viên đã giúp tôi chụp vài bức ảnh của ông nên tôi đã không tự mình chụp lấy. Khi tìm kiếm ảnh của ông trên mạng, tôi thấy rằng có ít nhất hai người giống ông. Sau khi kiểm tra mặt mũi, nụ cười, và thậm chí cả cúc áo và khung cảnh, tôi đã chọn một bức ảnh và đưa nó vào bản tin của tôi. Không lâu sau, người điều phối viên gọi điện thoại cho tôi và nói rằng bức ảnh là của một người khác. Những học viên khác cũng để ý lỗi này, và người điều phối viên ngay lập tức làm một bản đính chính khẩn cấp. Những động tác tới lui này đã gây ra phiền nhiễu cho rất nhiều học viên và làm lãng phí nhiều thời gian. Tôi tràn đầy sự thất vọng. Thêm vào đó, tôi quá chán nản vì không thể nhận ra chính xác người được phỏng vấn; tôi tự hỏi liệu tôi có xứng đáng là một phóng viên không, và tôi đã từng nghĩ đến chuyện thôi việc vài lần.
Nhưng trước khi tôi định bỏ cuộc, tôi đã đọc Bài giảng thứ 9 của Chuyển Pháp Luân, tôi đọc: “Nan nhẫn năng nhẫn, nan hành năng hành.” Tôi cảm thấy như thể nó đánh thẳng vào đầu tôi và thức tỉnh tôi. cựu thế lực đã an bài cho tôi sự thiếu cẩn thận này và lấy đó làm lý do để ‘khảo nghiệm’ tôi, tại sao tôi lại chấp nhận nó và bị bẫy vào việc đấu tranh giữa lựa chọn thôi việc hay không thôi việc? Tôi ủy mị và thiếu ý chí làm sao! Liệu tôi có xứng đáng với danh hiệu “đệ tử Đại Pháp thời Chính Pháp” hay không? Do đó, tôi đã tự điều chỉnh bản thân và thay đổi cung cách làm việc của mình. Tôi nhận ra rằng tôi phải tự mình chụp ảnh người được phỏng vấn, đồng thời liên tục theo dõi cả việc chụp ảnh và việc phỏng vấn để có thể ghép chính xác các bức ảnh vào bài viết của tôi. Tôi không còn chạy vội đến người cần phỏng vấn nữa, mặc dù đôi khi tôi lo rằng vài vị khán giả có thể đi ngang qua. Một khi ý niệm này khởi lên, tôi ngay lập tức tiêu diệt nó bằng chính niệm. Thường thì khi tôi quay trở lại, tôi có thể thấy vài khán giả, những người sẽ tham dự phỏng vấn bị vây quanh bởi đám đông hay vẫn ngồi và tận hưởng buổi biểu diễn. Tôi biết rằng đó là sự có mặt và trợ giúp từ bi của Sư Phụ.
Khả năng định hướng của tôi rất kém và rất dễ bị lạc đường, thậm chí với một tấm bản đồ trong tay. Công việc của tôi đòi hỏi phải đi nhiều nơi khác nhau. Thách thức đến với tôi mỗi khi tôi cần đưa tin về các câu chuyện tu luyện, công việc đòi hỏi phải đi lại liên tục. May mắn thay, vài học viên đã chấp nhận việc phỏng vấn qua điện thoại hay gửi trực tiếp cho tôi các bức ảnh. Vài học viên hẹn gặp tôi để chụp ảnh tại những địa điểm tập công chung mà rất dễ tìm. Vài người khác đồng ý gặp tại những nơi mà tôi đã biết cách tìm đến. Lúc đầu, tôi hơi sợ. Tôi có thể chuẩn bị hoàn toàn trước khi bố trí thực hiện một cuộc phỏng vấn. Tôi rời khỏi nhà rất sớm, nhưng sau đó tôi thấy rằng tôi chỉ đi đường vòng mất vài lần. Nhưng nay thì tôi đã có thể đi một con đường chính xác và trực diện. Khái niệm “lạc đường” đã đeo đẳng với tôi từ khi tôi còn nhỏ, nhưng giờ đây nó chỉ còn là một ký ức. Việc nhớ lại những con đường vòng mà tôi đã đi qua giúp tôi loại bỏ sự sợ hãi bị lạc đường và không sẵn sàng liên lạc với những người lạ. Tôi đã thăng tiến trong tu luyện. Trong những năm vừa qua, tôi đã đi nhiều nơi với giấy, bút và máy ảnh. Tôi không bao giờ phải lo lắng về cảm giác phương hướng của mình nữa.
Lời kết
Tôi mới làm một phóng viên được chưa đầy hai năm. Khi nhìn lại, vào lúc đầu, những bài viết của tôi đầy những vết cắt và tẩy, và dấu ấn của tâm khoe khoang bản thân của tôi ở khắp mọi nơi, kết quả của việc tự chuốc lấy thất bại. Tôi có nhiều sự bất đồng quan điểm với người điều phối viên, và thậm chí còn tự bảo vệ bản thân bằng cách nói rằng những bài viết từ trước đến nay có nhiều kiểu khác nhau, và bởi vì độc giả thích nhiều thứ khác nhau nên tại sao chúng ta cứ giữ mãi mọi thứ theo một khuôn mẫu? Khi tôi nhìn lại chính mình và liên tục cải biến tâm tính, cách làm của tôi thay đổi. Điều làm cảm động độc giả chính là những hành động quả cảm của các đồng tu chứ không phải sự trau chuốt từ ngữ trong bài viết.
Việc viết bài chia sẻ này cũng là một quá trình kiểm điểm lại bản thân của tôi. Nhiều chấp trước chưa được phát hiện hay không muốn bị phát hiện đã bị đào lên từng cái một, và bị loại trừ cùng với việc viết ra bài viết này của tôi. Đôi khi, phần con người của tôi chiếm ưu thế và không muốn đào xới tận gốc các chấp trước này. Vì vậy, tôi đã bình tĩnh lại và nhìn vào trong, rồi cuối cùng trở lại máy tính và lại tiếp tục viết nốt bài chia sẻ này.
Các bạn đồng tu, xin từ bi chỉ ra những chỗ không thích hợp.
(Bài viết lấy từ “Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm trong lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập website Minh Huệ”)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/7/31/205580.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/8/29/110395.html
Đăng ngày 31-08-2009; bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.