Bài viết của Lưu Văn Tân

[MINH HUỆ 18-08-2009] Các học viên Pháp Luân Công tại miền bắc Đài Loan đã tổ chức một buổi Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tại Trung tâm Hoạt động Kiếm Đàm, từ ngày 14 đến ngày 16-08-2009. Vào sáng sớm ngày 16 tháng Tám, hơn 1.000 học viên tập công chung theo tiếng nhạc. Không lâu sau đó, buổi chia sẻ kinh nghiệm bắt đầu.

2009-8-17-232820-2--ss.jpg
2009-8-17-232820-1--ss.jpg
Một ngàn học viên tập công chung ở phía trước Trung tâm Hoạt động Kiếm Đàm vào buổi sớm ngày 16-08-2009.

Các học viên đến từ mọi miền Đài Loan, và nhiều người trong số họ đến với cả gia đình. Vài người trong số họ chỉ mới biết về Pháp Luân Công hai tháng trước đây, và vài người khác đã tập được hơn 10 năm. Nhiều người đã chia sẻ việc họ kiên định đề cao bản thân như thế nào, vài người khác nói về việc làm sao để cứu độ chúng sinh trên diện rộng tốt hơn nữa, và nhiều học viên mới đã hiểu được tầm quan trọng của việc tu luyện và cứu người.

2009-8-17-232820-3--ss.jpg
Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm Pháp Luân Đại Pháp miền bắc Đài Loan năm 2009 được tiến hành vào ngày 06 tháng 08.

2009-8-17-232820-4--ss.jpg
Một học viên chia sẻ kinh nghiệm tu luyện.

Cô Bạch Tuyết đến từ Việt Nam. Cô đã cưới một người đàn ông Đài Loan mười năm trước đây và chưa từng học bất kỳ chữ Trung Quốc nào. Sáu tháng sau khi cô bắt đầu đọc sách Pháp Luân Đại Pháp, cô đã có thể nhận diện 90% ký tự tiếng Trung Quốc. Cô nói rằng chính những bài giảng đã khai mở trí huệ của cô


Cô Bạch Tuyết tại Pháp hội cùng với con gái cô.

Một thời gian trước đây, một chiếc xe hơi đã đâm vào cô từ phía sau trong khi cô đang đi xe máy. Một chiếc xe hơi khác cũng bị đâm trong vụ tai nạn. Tất cả những người trong vụ tai nạn đều bị thương ngoại trừ cô. Cô tin rằng Sư Phụ của Pháp Luân Đại Pháp đã bảo vệ cô.

Một lần, một học viên tại Đào Viên mời lãnh đạo Phòng Tôn giáo của Cục Hành chính Dân sự tới một hoạt động Pháp Luân Công. Vị quan chức trông rất khó chịu khi ông ngồi ở đó. Người học viên kia tới bên cạnh để chào hỏi ông. Ông nói: “Nếu Pháp Luân Công là tốt như vậy, tại sao nó lại bị đàn áp tại Trung Quốc?” Người học viên nhận ra rằng vị quan chức này chưa biết được sự thật về cuộc bức hại và đã giải thích cho ông chi tiết điều gì đã xảy ra với các học viên tại Trung Quốc. Vẻ khó chịu trên gương mặt của ông đã biến mất và ông cảm động đến phát khóc. Kể từ đó, mỗi lần các học viên tổ chức một sự kiện, ông lại tới giúp họ dán các tờ rơi mỗi khi ông có thể.

Các học viên nhận thấy rằng giảng chân tướng là chìa khóa để giúp người khác nhìn Pháp Luân Công một cách có lý trí. Những người này sẽ truyền rộng những thông điệp tích cực về Pháp Luân Đại Pháp một khi họ hiểu nó.

Bà Thái đã tới Sân bay Quốc tế Đào Viên để nói với hành khách từ khắp nơi trên thế giới sự thật về cuộc bức hại. Trong kỳ Thế vận hội dành cho người khiếm thính tại Đài Bắc, có một sự căng thẳng giữa nhân viên an ninh sân bay và các học viên. Bà Thái nói rằng nó đã cho bà thấy được chấp trước vào sự sợ hãi và ích kỷ của bà. Bà đã nói với các sĩ quan cảnh sát cấp cao tại sân bay sự thật về Pháp Luân Đại Pháp. Quan hệ giữa cảnh sát và các học viên đã lại trở nên hài hòa.

Khi du khách từ Trung Quốc tới Cơ Long, điểm cực Bắc của Đài Loan, các học viên tại Cơ Long đã tổ chức các hoạt động và cố gắng giúp họ hiểu được sự thật về cuộc bức hại tại Trung Quốc. Một kênh truyền thông đã phát một bản tin không trung thực về Pháp Luân Công. Nhiều học viên đã nói chuyện với kênh truyền thông và khiến họ phải đính chính lại thông tin trên TV.

Khi các học viên cầm biểu ngữ ở nơi mà du khách từ Trung Quốc có thể trông thấy, vài sĩ quan cảnh sát đã tới để ngăn cản các học viên. Một sĩ quan cảnh sát cũng là một người học viên cố gắng giảng chân tướng cho người giám sát anh. Người giám sát nói rằng nếu anh tiếp tục làm điều đó, sự nghiệp của anh có thể bị nguy hiểm. Người học viên này đã quyết định vứt bỏ nhân tâm và tiếp tục nỗ lực giảng chân tướng của anh. Sau khi du khách rời đi, anh được thăng chức nơi sở làm.

Anh Trần đến từ Miêu Lật. Anh nói rằng, vì anh còn trẻ, anh luôn muốn đùa vui. Đầu năm nay, anh lâm bệnh nặng. Sau đó anh đã phải gánh chịu rất nhiều áp lực trong công việc. Anh trở nên căng thẳng và muốn tự vẫn. Mẹ của anh đã khuyến khích anh đọc Pháp.

Ban đầuAnh Trần thấy hoài nghi , nhưng sau khi đọc xong cuốn sách, anh đã trở thành một học viên. Mỗi khi anh mắc lỗi trong công việc, anh thừa nhận lỗi lầm với khách hàng. Anh Trần nói rằng nếu anh không tập Pháp Luân Công, anh sẽ không bao giờ nhận lỗi, và thậm chí anh còn có thể đổ lỗi cho khách hàng. Anh đã có thể đối mặt với sai lầm theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/8/18/206757.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/8/19/110158.html
Đăng ngày 21-08-2009; bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share