Kinh nghiệm của tôi khi tham gia đưa tin cho Minh Huệ tại hải ngoại
[MINH HUỆ 31-07-2009] Khi tôi còn học trung học, tôi thích viết văn và tiểu thuyết để đăng trên các phụ trương của báo, và đôi khi một hay hai bài viết của tôi được xuất bản. Tôi nghĩ rằng tôi có thể viết bài cho báo khi tôi chỉ mới 18 tuổi, và sẽ không là vấn đề nếu tôi trở thành một nhà văn mười năm sau đó. Nhưng vài chục năm đã trôi qua, và tôi đã không bao giờ trở thành một nhà văn. Tuy nhiên, sau khi bắt đầu tập luyện Pháp Luân Đại Pháp, viết bài đã trở thành một công cụ giúp tôi giảng chân tướng.
Tôi nhớ rằng ba năm trước đây, lần đầu tiên tôi có gửi một bài viết cho Minh Huệ (Hán ngữ). Vài ngày sau, sau khi tôi đưa tin cuộc triển lãm ảnh về cuộc hành trình của Pháp Luân Đại Pháp tại A Lý Sơn, tôi nhận được một cuộc điện thoại từ một bạn đồng tu tại Đài Loan. Tôi được thông báo rằng bài viết của tôi không tới được với ban biên tập và tôi phải gửi lại nó. Tôi rất cảm động vì bài viết của tôi rất ngắn và ban biên tập Minh Huệ đã phát hiện ra tôi và vẫn quan tâm đến nó. Điều này cho thấy ban biên tập quý trọng từng báo cáo. Đây là cảm nhận đầu tiên của tôi về Website Minh Huệ.
Vài ngày sau, báo cáo của tôi được đăng trên Website Minh Huệ. Tôi rất phấn khởi và đọc lại nó. Tôi thấy rằng bài viết của tôi đã được chỉnh sửa, với vài chữ bị xóa đi hay sửa đổi và một đoạn mới được thêm vào. Tôi cảm thấy bài viết không còn giữ được hàm nghĩa gốc, và tôi hơi thất vọng. Sau đó tôi gửi thêm vài bài viết và lần nào bài viết của tôi cũng bị sửa. Sau đó tôi đã quen với việc này. Và rồi tôi nhận thấy chấp trước hiển thị khi viết bài của tôi đã biến mất. Quan trọng hơn, tôi đã hiểu được rằng nếu không học Pháp và thăng tiến trong tu luyện Đại Pháp, tôi không thể viết được các báo cáo.
Tôi thường rất kén chọn trong cách dùng từ ngữ vì tôi nghĩ tôi đã được đào tạo các kỹ năng căn bản. Lấy ví dụ, khi viết báo cáo về màn biểu diễn trống lưng, tôi nghĩ rằng việc miêu tả cuộc diễu hành chỉ có rất ít tác dụng. Do đó tôi tập trung vào miêu tả vẻ đẹp của trang phục và màn chơi trống của các thành viên của đội trống lưng trống lưng. Khi viết báo cáo về những buổi trình diễn công pháp Pháp Luân Công, tôi cảm thấy có quá nhiều báo cáo tương tự và cần có những sự thay đổi, nên tôi đã chủ ý miêu tả các động tác của bài tập công pháp. Tất nhiên, báo cáo khi xuất bản đã được chỉnh sửa và ‘đánh bóng’ câu chữ. Sau khi học Pháp liên tục và thăng hoa trong sự hiểu biết về các nguyên lý của Pháp, cũng như đọc thật kỹ các báo cáo trên Minh Huệ, tôi đã dần dần hiểu rằng Minh Huệ đòi hỏi câu chữ thật đơn giản, ngắn gọn, súc tích, cùng lối diễn đạt trực tiếp và chân thực để biểu lộ nội hàm quang minh và thâm sâu. Bằng cách này, qua việc viết báo cáo cho Minh Huệ về các sự kiện trên khắp thế giới, phong cách viết bài và cách chọn lọc từ ngữ của tôi đã thay đổi cũng như sự hiểu biết về Đại Pháp của tôi đã được cải thiện.
Sau đó, tôi thực hiện các cuộc phỏng vấn với những học viên về kinh nghiệm tu luyện của họ. Đây là một quá trình phức tạp đối với tôi, bao gồm việc phỏng vấn, ghi âm, chụp ảnh và đánh máy bản sao lại. Tôi cảm thấy phần khó nhất chính là đánh máy từ băng ghi âm vì tôi không muốn có sự hiểu nhầm về người được phỏng vấn do bỏ sót chữ. Trong khi vừa nghe vừa đánh máy, tôi nghĩ về các câu chuyện tu luyện mà bài viết nên đưa ra, và làm sao để sắp xếp cấu trúc của bài viết. Đôi khi tôi bị cảm động bởi giọng nói trong băng ghi âm, và điều này đã giúp tôi làm công việc viết bài được tốt hơn. Sau một vài lần phỏng vấn, nghe lại băng ghi âm, biên sang dạng văn bản rồi viết bài như vậy, tôi cảm thấy quá trình này đã giúp tôi loại bỏ được chấp trước vào sự lo lắng và sợ hãi. Tất nhiên, kỹ năng viết bài và sự hiểu biết về Pháp của tôi cũng tự nhiên được cải thiện. Tôi cảm thấy quá trình viết bài cũng là một quá trình tu luyện.
Vào năm 2007, Đoàn Nghệ thuật Thần Vận đã có một buổi lưu diễn lần đầu tiên tại Đài Loan. Một điều phối viên đã nhờ tôi phỏng vấn các khán giả. Tôi đã có một chấp trước vào sợ hãi khi tôi nhận được cuộc điện thoại. Tôi không biết nhiều về nghệ thuật, múa vũ truyền thống, hay âm nhạc, và bài viết cần phải được hoàn thành trong một khoảng thời gian ngắn, và gồm có cả các bức ảnh. Tôi nghĩ rằng đây là một công việc thật khó khăn. Tôi đã hỏi người điều phối viên khi tôi phải hoàn tất bản báo cáo. Ông ấy nói rằng nhìn chung tôi cần phải viết bài ngay sau khi buổi biểu diễn kết thúc. Tôi hiểu rằng tôi cần phải làm việc cho tới tận đêm khuya. Chấp trước sợ hãi của tôi xuất hiện, và tôi đã sợ không thể có một cuộc phỏng vấn tốt. Chấp trước vào an nhàn của tôi cũng xuất hiện khi tôi ngại phải làm việc vào ban đêm, nhưng tôi đã bắt tay vào việc. Đêm hôm đó, tôi liên tục làm việc cho tới tận trưa hôm sau và cuối cùng tôi đã hoàn tất bản báo cáo. Tôi đã không ngủ đêm hôm đó. Tôi cảm thấy mệt mỏi nhưng tôi có một cảm giác thành tựu ở trong tâm. Hiểu biết của tôi là khổ nạn là một ngọn núi trước khi bạn vượt qua nó, nhưng nó lại trở thành vùng đất bằng phẳng sau khi bạn đã vượt qua nó.
Trong khoảng năm 2008-2009, Thần Vận lại lưu diễn vòng quanh thế giới. Phóng viên Minh Huệ tại Đài Loan đã tham gia vào công tác chuẩn bị báo cáo và biên soạn tài liệu. Đó là lần đầu tiên tôi làm công việc như vậy, và tôi đã cố gắng hết sức. Một điều phối viên đã gửi cho tôi vài báo cáo gốc. Tôi đã đọc hết chúng và nghĩ về việc làm sao biên soạn chúng thành một bài viết mạch lạc, dễ đọc và cảm động. Nửa giờ đồng hồ đã trôi qua, và tôi hơi hoang mang. Sau vài lần thử, tôi nhận thấy rằng tôi không nên đưa vào quá nhiều nội dung hay những hàm nghĩa quá thâm sâu. Mỗi khi thấy rằng khán giả nói hay, tôi lại muốn thêm những gì họ nói vào bản báo cáo, nhưng khi ấy bài viết sẽ rất khó đọc. Sau khi bình tĩnh lại, sắp đặt thứ tự của báo cáo, tập trung vào một chủ đề và chỉ ra ý nghĩa của buổi biểu diễn Thần Vận, tôi đã có thể tạo ra một dòng ý tưởng mạch lạc để minh chứng cho vẻ đẹp của văn hóa truyền thống Trung Quốc và quảng bá giá trị nghệ thuật của Thần Vận. Trong quá trình này, tôi đã kinh nghiệm được hiệu quả của sự phối hợp như một chỉnh thể và hiểu thêm về Pháp lý “Đại Đạo chí giản chí dị”.
Tôi rất thích thú với công tác viết báo cáo về Thần Vận, và tôi cảm thấy vui hay buồn cùng với những cảm giác hạnh phúc hay buồn bã của người được phỏng vấn. Khi tôi đọc đoạn mô tả của người được phỏng vấn về tiết mục vũ kịch thời huy hoàng “Khai sáng năm ngàn năm văn minh”, tôi dường như bước vào cửa thiên đường. Khi tôi đọc phần diễn tả những chàng trai trẻ hân hoan trong tiết mục vũ đạo “Long tuyền cổ vũ”, tôi dường như cảm nhận được những điệu vũ đạo linh hoạt ấy. Khi tôi đọc lời tán dương của khán giả về sự thay đổi ngoạn mục của tấm màn sân khấu, tôi dường như bay vào trong vũ trụ bao la. Khi tôi đọc đoạn miêu tả sự căm phẫn của khán giả khi thấy người học viên bị tra tấn đến chết trong tiết mục “Thiên đường chờ đợi chúng ta bất chấp cuộc bức hại”, tôi cảm thấy những người tốt đã biết được sự thật. Tham gia vào công tác viết báo cáo về chương trình biểu diễn của Thần Vận cũng tương tự như tham dự một chuyến đi vào vương quốc nghệ thuật hoành tráng của Thần Vận.
Ba năm trước, khi tôi bắt đầu tham gia vào nhóm báo cáo sự kiện trên thế giới cho Minh Huệ, tôi không thể sử dụng chuột máy tính tốt mỗi khi đánh máy. Giờ đây tôi có thể sử dụng tốt máy tính, dù tốc độ đánh máy của tôi vẫn còn chậm. Tôi đã nhận thức được sâu sắc tầm quan trọng của công tác viết bài để quảng bá Đại Pháp, vạch trần cuộc bức hại và giảng rõ sự thật. Kinh nghiệm của tôi khi viết bài trong những năm vừa qua đó là điều kiện quan trọng nhất để làm tốt công việc là phải học Pháp, chân chính tu luyện và chiểu theo Pháp khi đối mặt với những khó khăn khi viết bài, ngoài ra còn phải cải thiện kỹ năng viết, đọc nhiều hơn, viết nhiều hơn, và nghĩ nhiều hơn. Bằng cách này, một người mới có thể cải thiện được kỹ năng viết báo cáo, tu luyện trong khi viết bài và tiến bộ chiểu theo Pháp.
Viết vào tháng Bảy năm 2009
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/7/31/205579.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/8/21/110208.html
Đăng ngày 22-08-2009; bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.