Viết bởi phóng viên Clearwisdom.net Ou Yangfei

[Minh Huệ] Mới đây, một vài thảm trạng đã xảy ra, và đã được đăng trên Clearwisdom.net về những trường hợp các đệ tử Pháp Luân Công bị tra tấn. Cô Wang Xin, Linhe City, Nội điạ Mông cổ, bị cưỡng bức ăn uống và tiêm thuốc độc. Cô ta trước khi bị bắt nặng 55 kí lô nay chỉ còn 20 kí lô, chỉ còn da bọc xương. Cô Wang Guijin of Huaiyang County, Henan Province, có thai 9 tháng, bị cưỡng bức phá thai. Anh Zhang Lianjun of Chifeng City, một sinh viên của đại học Qinghua, đã bị tra tấn bởi Đoàn An ninh Quốc gia tại Bắc kinh, đến nổi toàn thân bị tê liệt, không còn di chuyển được.

Khi mọi người nghe những câu chuyện như thế, hầu như không ai tin được. Mặc dầu tên tuổi, điện thoại, địa chỉ của nạn nhân được đưa ra, họ vẫn không tin tưởng. Họ nghĩ rằng công an Trung quốc, dữ tợn và điều đó có thể gây nên những trường hợp như thế; hay là những tai nạn có thể xảy ra. Họ không thể tin tưởng rằng chính sách khủng bố đã dã man đến độ đó, và rất phổ biến và kéo dài hơn 5 năm.

Hai thập niên trôi qua kể từ khi Trung quốc áp dụng chính sách mở rộng, và cải tiến, đời sống người dân Trung quốc có phần nâng cao đôi chút, và với nhiều sự tiếp xúc với thế giới bên ngoài, dân Trung quốc trở nên hy vọng hơn trong tương lai. Chính vì sự hy vọng này, nhiều người dân Trung quốc càng tin tưởng rằng chính sách tra tấn, khủng bố dã man đáng lẽ đã không nên xảy ra, hay tồn tại cho đến bây giờ. Sự thật là người ta không tin vào sự tồn tại của chính sách khủng bố, và mức độ dã man của chính sách này vượt quá sức tưởng tượng của con người.

Không cần biết công an Trung quốc dữ dằn đến đâu, họ cũng phải được cải thiện hơn. Tuy nhiên, chính sách khủng bố khích động bởi chế độ Giang đã biến những công an Trung quốc trở thành thú vật không còn lương tâm nữa. Công an Trung quốc trở nên vô nhân hơn thay vì nhiều nhân bản hơn.

Chúng ta hãy đặt địa vị của mình là công an Trung quốc, những người đang cưỡng bức Wang Xia ăn uống và chích thuốc cô ta, và những người tra tấn Cô Wang Guijin, bắt cô ta phá thai, và những người đánh đập, hành hạ một sinh viên của đại học Qinghua cho đến tình trạng tê liệt. Khi họ làm những điều đó, họ có cảm giác đến nổi đau thương của nạn nhân không? Họ sinh ra có phải như thế không?

Có thể là không. Công an cũng có gia đình của họ. Những người đang bị tra tấn, khủng bố có thể là thân nhân hoặc người quen cùng thời của họ. Tại sao họ có thể làm được như thế?

Một viên công an nói rằng nều anh ta không “cải tạo” được các đệ tử Pháp Luân Công, anh ta sẽ bị phạt và mất việc. Anh ta cũng cần có việc để nuôi sống gia đình.

Đồn trưởng của đồn anh ta nói rằng nếu anh không đạt chỉ tiêu “cải tạo” các đệ tử Pháp Luân Công, anh ta sẽ bị phê bình, chỉ trích. Anh ta sẽ không được tưởng thưởng.

Cấp trên của anh ta nói rằng anh ta sẽ bị mất việc nếu anh ta không đàn áp Pháp Luân Công.

Và cái thang cứ lên cao dần, cao dần, cấp cao nhất là Giang Trạch Dân sẽ nói, còn rất nhiều người tu luyện Pháp Luân Công, thì làm sao tao không ghét cho được? Tao không cảm thấy an toàn nếu Pháp Luân Công chưa bị dập tắt. Y không tin rằng y không dập tắt nổi Pháp Luân Công.

Chúng ta biết rằng chính sách khủng bố là tà ác và được giấu kín, và bởi vì bọn khủng bố dùng lý do để biện hộ có vẻ “đáng tin tưởng” để che đậy hành tung của họ. Khi một chút lương tâm còn lại trong người của họ bị tan đi vì lời kích thích của chế độ Giang, thì tà ác trong lòng họ có dịp lớn mạnh lên và họ mất hết tâm trí, lương tâm, cho nên họ mới hành động một cách dã thú mà không biết tiếc nối đến những người tốt như thế.

Trên bề mặt, các đệ tử Pháp Luân Công là những người trực tiếp bị khổ nhục. Tuy nhiên, trong thực tế, những người tham gia vào chính sách đó cũng là những nạn nhân vì họ đã bị “cải tạo” từ loài người đến qủy dữ. Sự biến chất, mất hẳn tính người, lương tâm, linh hồn này là liều thuốc độc cho tất cả những ai họ có tiếp xúc và cho toàn xã hội.

4-9-2004

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/9/4/83368.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/9/19/52590.html.

Dịch ngày 21-9-2004, đăng ngày 22-9-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share