Tại Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện Canada 2009
Bài của một học viên ở Toronto
[MINH HUỆ 19/05/2009] Tôi đến từ thành phố Toronto. Tôi biết đến Pháp từ năm 1998 nhưng bắt đầu tập luyện từ năm 2002. Tôi đã thay đổi từ một người thường mang đầy nghiệp lực trở thành một người tu luyện trong Chính Pháp. Nhờ vào lòng từ bi và sự cứu độ của Sư Phụ, tôi dần dần bước đi trên con đường tu luyện trong 7 năm qua. Không có từ ngữ nào có thể diễn tả được niềm hạnh phúc và lòng biết ơn của tôi khi được tái sinh và cứu độ, và có thể giúp đỡ Sư Phụ truyền Pháp. Tôi muốn nhân cơ hội đáng quý này để chia sẻ với các bạn đồng tu kinh nghiệm tu luyện của tôi trong thời gian tôi bị mất việc và tìm kiếm việc làm. Xin vui lòng chỉ ra cho tôi những khiếm khuyết trong hiểu biết của tôi. Xin cảm ơn!
1. Coi việc công ty bị đóng cửa như là một cơ hội để giới thiệu Pháp và giảng thanh chân tướng
Tháng 11 năm ngoái, công ty nơi tôi đang làm việc đã hơn 10 năm nay tuyên bố rằng họ sẽ đóng cửa trong vòng 6 tháng. Đó cũng là thời gian bận rộn nhất trong việc quảng cáo và bán vé cho buổi biểu diễn Thần Vận ở Toronto. Tôi là một trong những điều phối viên bán vé. Lúc cao điểm, chúng tôi có hơn 30 địa điểm bán vé và 80% vé được bán ra trong đợt quảng cáo tiếp đó. Tôi cố gắng hết sức để bán vé. Đối mặt với sự thất nghiệp, các đồng nghiệp của tôi đều rất tức giận và một vài trong số họ thậm chí còn ngã bệnh. Khi họ thấy tôi tỏ ra như không có chuyện gì xảy ra và dường như rất bận rộn với công việc tôi đang làm (thực ra họ biết tôi đang bận việc gì), họ rất ghen tị với tôi. Khi tôi bắt đầu luyện Pháp, tôi giới thiệu cho mọi người trong công ty. Rất nhiều người đọc sách và tập các bài động tác. Khi họ thấy tôi luôn vui vẻ và khỏe mạnh, họ bày tỏ sự quan tâm tới Pháp Luân Công. Tôi đã lấy cơ hội tốt này để giới thiệu Pháp và giảng thanh chân tướng cho họ.
Tôi thường giới thiệu Pháp và giảng chân tướng cho những người trong các phòng tôi quen biết và không dám làm như vậy đối với cả công ty. Tôi sợ rằng những người trong phòng Nhân sự sẽ có ý kiến. Lần này tôi nghĩ rằng nếu tôi không làm trên diện rộng hơn, sẽ khó có cơ hội nào khác trong tương lai. Công ty này được thành lập 30 năm trước, và rất nhiều đồng nghiệp rất bi quan và buồn bã trong những lá thư chia tay. Tôi đã nhân cơ hội này để gửi email chia sẻ với họ kinh nghiệm tu luyện của tôi và nói cho họ biết tôi đã trở nên khỏe mạnh và vui vẻ thế nào. Trong email, tôi cũng giới thiệu cho họ trang web “Falundafa.org and Minghui.org.” Vì đây là kinh nghiệm của cá nhân tôi, và tôi làm như vậy là vì mọi người, những bức thư của tôi đã thực sự cảm động các bạn đồng nghiệp. Họ lần lượt đến văn phòng của tôi, bắt tay và ôm tôi. Rất nhiều người bày tỏ sự cảm ơn mà mắt đẫm lệ. Chính vì thế mà giám đốc của tôi phải đứng ở cửa để giữ trật tự.
Một số người hỏi tôi họ có thể mua cuốn Chuyển Pháp Luân và băng hình các bài động tác ở đâu. Những người khác thì hỏi về các điểm luyện công và về cả cuộc bức hại đang diễn ra ở Trung Quốc.
Một người nói, “ Chị đã cho chúng tôi gói đền bù nghỉ việc lớn nhất.” Một người cầm tay tôi và nói, “Ở công ty này, món quà lớn nhất mà tôi nhận được là quen biết chị.” Một người khác ôm lấy tôi và nói, “Tôi biết chị rất bận nhưng dù bận thế nào cũng phải đến thăm chúng tôi đấy nhé.” Tôi trả lời, “Tôi sẽ quay lại thăm mọi người, nhưng nếu mọi người đến công viên luyện công, chúng ta có thể gặp nhau hàng tuần.” Cô ấy hỏi lại, “Thật vậy không? Vậy thì tôi sẽ đến.”
Con rất biết ơn Sư Phụ đã cho con cơ hội này để giảng chân tướng Đại Pháp cho mọi người ở chỗ con làm trước khi công ty bị đóng cửa.
2. Tôi tìm thấy công việc tốt nhất trên thế giới
Khoảng 6 tháng trước, tờ báo của chúng ta, Thời báo Kỷ Nguyên ở Toronto, cần gấp một phóng viên. Tôi bàn bạc với chồng tôi và chúng tôi quyết định là để anh ấy nghỉ công việc hiện giờ và trở thành phóng viên cho tờ báo giảng thanh chân tướng của chúng ta. Công việc của tôi lúc đó tương đối đi sâu vào chuyên môn và giám đốc của tôi một lần có nói, “Công việc của chị rất đặc biệt. Nếu có cắt giảm nhân viên, thì trong số đó sẽ không có chị trừ khi công ty đóng cửa.” Thật không may là công ty lại thực sự đóng cửa.
Khi tôi bận rộn với công việc quảng bá cho Thần Vận, tôi không có thời gian để nghĩ tới chuyện mất việc. Khi các buổi biểu diễn Thần vận ở Toronto kết thúc, tôi mới có thời gian rảnh và những suy nghĩ người thường của tôi lại xuất hiện và tôi tự hỏi, “Bây giờ mất việc rồi thì mình làm gì đây? Lấy gì để sống và nuôi con ăn học?”
Một hôm khi tôi học Pháp, tôi đọc được những lời của Sư Phụ:
“Điều đó cần xét xem chư vị làm thế nào. Những việc này tôi đã nói nhiều lần rồi, nhưng cần có người làm các việc tìm khách hàng. Các đệ tử Đại Pháp, bảo chư vị viết bài, phát tư liệu, ra phố, làm gì thì thế nào chư vị cũng làm được; nhưng bảo chư vị đi làm các việc tìm khách hàng [như quảng cáo] thì không muốn đi làm.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2007).
Tôi từng là một phóng viên địa phương có thể nói tiếng Quảng Đông. Hơn nữa, những năm qua tôi đã cộng tác bán vé cho cộng đồng người Trung Quốc. Tự nhiên tôi nảy ra một ý định: Phải rồi, mình sẽ bán quảng cáo cho Thời báo Kỷ Nguyên, tập trung vào thị trường người Trung Quốc. Khi đã quyết định, tôi lập tức đi đăng ký công việc. May mắn là tôi được nhận vào ngay. Một tuần sau khi bắt đầu công việc mới, tôi nhận ra rằng mình đã tìm thấy công việc tốt nhất thế giới.
Trong văn phòng, chúng tôi bắt đầu luyện công lúc 6:30 sáng, học pháp bằng tiếng Anh lúc 7 rưỡi và sau đó học thuộc Hồng Ngâm. Chúng tôi bắt đầu làm việc sau khi phát chính niệm.
Chúng tôi có buổi gặp mặt bán hàng hàng tuần. Mọi vấn đề được bàn luận tới đều liên quan đến việc tu luyện. Ví dụ như việc không ích kỷ và nghĩ đến người khác trước, làm thế nào để từ bỏ các tâm chấp trước, v.v… Mỗi người trong chúng tôi đều chia sẻ kinh nghiệm mà chúng tôi rút ra từ công việc của mình và hoàn thiện bản thân. Sau đó chúng tôi đặt chỉ tiêu cho tuần kế tiếp. Tôi được làm việc trong một môi trường mà tôi tin rằng khó có thể tìm thấy ở bất cứ nơi đâu. Đó là vì sao mà việc quảng cáo bán hàng ở Toronto phát triển mạnh nhất trên toàn cầu. Con xin cảm ơn Sư Phụ đã cho con cơ hội trở thành thành viên trong đội bán hàng.
3. Tất cả những lần đầu tiên đều là khảo nghiệm
a. Ngày đầu tiên đi làm: tôi đã nói tôi xin nghỉ làm việc này
Khi mấy người bạn đồng tu biết tôi sắp làm công việc bán [quảng cáo] cho Thời đại Kỷ Nguyên, họ chia sẻ với tôi những ý kiến khác nhau. Một vài người nói, “Giờ đang là lúc bán hàng khó khăn nhất, vì rất nhiều khách hàng không còn quảng cáo nữa rồi. Chị là người mới, vậy lại càng khó khăn.” Người khác lại nói, “Nhìn lại chị đi, thật thiếu kiên nhẫn và quá nhạy cảm về thể diện của mình. Chị có thể bán quảng cáo sao?” Có người nói, “Khi chị là phóng viên, lúc nào người khác cũng nhún nhường trước chị, bây giờ chị đi bán hàng, chị phải nhún nhường trước người khác. Chị có làm được không?” Tôi đi làm ngày đầu tiên với một tâm trạng rất bất an. Điều đầu tiên mà tôi nói với giám đốc của tôi là, “Tôi xin không nhận việc bán hàng. Xin cho phép tôi được trở lại làm một phóng viên.” Chị ấy trả lời ngay, “Em đã làm phóng viên bao năm nay rồi, mà chị không thấy em tiến bộ gì cả. Em nên làm công việc bán hàng thì hơn.” Thấy tôi do dự, chị ấy động viên, “Chúng ta đang thiếu người bán hàng trong cộng đồng người Trung Quốc đấy. Trước đây em đã có nhiều kinh nghiệm bán vé, nên để cho em bán hàng cho cộng đồng người Trung Quốc là thích hợp nhất. Với tính cách lạc quan của em, chị tin rằng em là ứng cử viên sáng giá nhất.” Với sự động viên của chị ấy, tôi bắt đầu ngày làm việc đầu tiên trong vai trò người bán hàng.
b. Buổi họp nhân viên bán hàng đầu tiên: Tôi không đặt chỉ tiêu
Khi tôi mới bắt đầu tuần bán hàng đầu tiên, tôi hầu như chỉ muốn nghe các bạn đồng tu chia sẻ kinh nghiệm của họ trong khi họ làm công việc bán quảng cáo. Nhưng khi đề cập đến việc mỗi người phải đặt chỉ tiêu bán hàng cho mình vào tuần tới, tôi rất lo lắng. Tôi nhớ lại buổi họp nhân viên bán hàng đầu tiên, mỗi bạn đồng tu đều đặt chỉ tiêu hàng tháng khoảng 10 ngàn [đô la] trở lên. Khi giám đốc bán hàng hỏi tôi, tôi nói, “Tôi không đặt chỉ tiêu nào cả.” Sau đó chị ấy nói,” Sao có thể không đặt chỉ tiêu được? Tôi sẽ đặt chỉ tiêu cho chị là 600 một tuần. Nếu không làm được thì có thể nhờ các bạn đồng tu giúp đỡ.” Tôi nhìn vào người giám đốc bán hàng nghiêm nghị, người luôn dịu dàng, hiền lành trong những lúc ngoài giờ làm, và tôi thấy chị ấy thật đáng khâm phục. Chính vì thế mà tôi quyết tâm nhận công việc.
c. Buổi hẹn gặp đầu tiên, khách hàng từ chối gặp mặt tôi
Khi chỉ tiêu được đặt ra, tôi bắt đầu tìm kiếm khách hàng. Một bạn đồng tu nói với tôi rằng, “Thị trường Trung Quốc khó bắt đầu lắm. Khi tôi bắt đầu công việc bán hàng, tôi không thể tìm ra bất cứ một khách hàng nào dù tôi gọi 200 cuộc điện thoại một tuần. Sau đó tôi bỏ qua thị trường người Trung Quốc và tìm kiếm thị trường khác. Chị nên bắt đầu bằng việc gọi điện thoại.” Tôi nghĩ, “Chính là vì anh không có kinh nghiệm gọi điện thoại. Mình không nghĩ là mình lại phải gọi điện thoại nhiều đến vậy.” Và đến khi tôi gọi cú điện thoại thứ hai, tôi hẹn gặp được một khách hàng. Tôi vui mừng vô cùng. Lúc đó, người bạn đồng tu nhắc nhở tôi đừng có chấp trước vui mừng. Anh ấy nói, “Đấy là Sư Phụ động viên chị đấy.” Tuy nhiên, tôi khó có thể kiềm chế được chấp trước vui mừng của mình và sự thể hiện bản thân. Tôi nghĩ, thực ra kiếm được quảng cáo cũng chẳng khó lắm.
Mấy ngày sau đó, tôi chuẩn bị rất kĩ càng để đi cùng một bạn đồng tu đến gặp khách hàng đầu tiên của tôi. Tuy nhiên, khi chúng tôi đến, thư ký của ông ấy nói rằng ông ấy phải đến một cuộc họp khác và không gặp chúng tôi được. Khi người bạn đồng tu thấy tôi quá thất vọng, anh ấy nói, “Việc này cũng thường xuyên xảy ra. Chị sẽ quen dần thôi.”
Sau lần khước từ đó, tôi bắt đầu gọi điện thoại một cách nghiêm túc hơn. Bất cứ khi nào tôi bị từ chối hay gặp các khách hàng bất lịch sự, tôi chịu đựng tốt hơn trước đây.
d. Khách hàng đầu tiên của tôi: chị đang ngồi đúng chỗ mà ông Thủ tướng đã từng ngồi
Khi người bạn đồng tu nói với tôi rằng tôi đã gọi điện thoại đủ rồi, anh ấy bảo tôi, “Chị nên đi gặp khách hàng trực tiếp.” Ngày đầu tiên rồi đến ngày thứ hai anh ấy bảo tôi đi, tôi dùng mọi lí lẽ để từ chối. Đến ngày thứ ba, tôi chẳng còn lý do gì và đành phải rủ một học viên khác cùng đi. Chúng tôi đi nhưng chỉ nhận được những lời từ chối. Khi người bạn đồng tu bước vào xe, anh ấy tự nhủ, “Đại Pháp thật kỳ diệu. Chúng ta bắt đầu tương lai cho con người.” Nghe thấy vậy, ngay lập tức tôi cảm thấy nhẹ nhõm và hiểu ra rằng đây là sự động viên của Sư Phụ.
Sau đó tôi bắt đầu đi bán quảng cáo cho các nhà hàng Trung Quốc, siêu thị và trung tâm thương mại, v.v… Tôi mang theo Thời báo Kỷ Nguyên, các mẫu đơn đặt hàng và giữ chính niệm mạnh mẽ khi tôi đi từ nơi này đến nơi khác để nói chuyện với các khách hàng tiềm năng. Tôi luôn nghĩ rằng chỉ cần họ lắng nghe tôi, tôi sẽ không phải hối tiếc điều gì. Thực ra, rất nhiều người biết về sự thật và biết về tờ báo của chúng tôi. Cùng lúc đó, kĩ năng bán hàng của tôi cũng tiến bộ.
Sư Phụ đã giảng rằng:
“Chính vì hiện nay có rất nhiều việc cần làm, còn có nhiều người chưa minh bạch, nên mới thể hiện xuất lai trạng thái này, mới cần chư vị làm; còn sự biến chuyển của trạng thái này, là không tách rời khỏi những hy sinh của đệ tử Đại Pháp giảng chân tướng và hết thảy những gì thực thi để cứu độ chúng sinh. Tất nhiên trong đó còn có tác dụng của hình thế Chính Pháp, nhưng nếu không có đệ tử Đại Pháp nào đi giảng chân tướng cho từng cá nhân cá thể, nếu không đi giảng chân tướng ngoài xã hội, thì về quá trình chuyển biến chủng loại tư tưởng của bề mặt con người, chư Thần sẽ không thực thi cho từng cá nhân đâu, do đó những thứ về phương diện bề mặt con người, [là] do đệ tử Đại Pháp cần phải làm.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội Thủ đô Mỹ quốc [2006]”)
Do lời giới thiệu của một học viên, tôi đến một nhà hàng ở khu phố Tàu để bàn chuyện công việc. Khi tôi giới thiệu tờ báo với ông chủ, ông ấy chỉ vào chỗ ngồi của tôi và nói, “Chị có biết là chị đang ngồi đúng chỗ mà ngài Thủ tướng Steven Harper đã ngồi khi ông ấy đến nhà hàng chúng tôi không?” Tôi trả lời, “Thật vậy sao, đúng là vinh hạnh cho tôi quá.” Sau đó, ông ấy nói, “Vì chị ngồi ở chỗ mà ngài Thủ tướng đã ngồi và muốn chúng tôi quảng cảo, vậy thì hãy làm những việc chị cần làm.” Và ông ấy trở thành khách hàng đầu tiên của tôi.
4. Bất cứ hoàn cảnh nào cũng là cơ hội để đề cao bản thân trong tu luyện
Sau khi tôi bán hàng trong 2 tuần mà chẳng có ai đặt hàng, tôi bắt đầu bỏ cuộc. Ở buổi họp nhân viên bán hàng, tôi than phiền rằng tôi chẳng được đào tạo gì, và chẳng có ai chỉ cho tôi phải đi tiếp thị là như thế nào và khiến tôi dần mất hết hy vọng. Khi một bạn đồng tu nói tôi nhìn thấy những tâm chấp trước của tôi, anh ấy hỏi, “Chị có biết tại sao chị không nhận được quảng cáo nào không? Đó là vì chị chấp trước quá mạnh mẽ vào việc khẳng định bản thân.” Tôi cảm thấy mình bị hiểu lầm và nghĩ rằng khi tôi nhận được một đơn đặt hàng có nghĩa là tôi đã khẳng định được mình. Nhưng tôi chẳng có khách hàng nào cả, vậy thì sao có thể coi là tôi đang khẳng định chính mình được? Khi tôi bình tĩnh lại và học Pháp, tôi hiểu ra những gì người bạn đổng tu đã nói.
Khi tôi nhìn kĩ vào trong, tôi nhận ra rằng tôi đã chấp trước vào việc khẳng định bản thân trong một thời gian dài. Tôi là một người nồng nhiệt và lạc quan, chính vì thế mà tôi đã trở thành điều phối viên cho một vài dự án. Dần dần, tôi có những chấp trước mà tôi chẳng hề nhận ra. Tôi thích nghe người khác nói tốt về mình, và không thể chấp nhận những thứ tôi không thích. Tôi thể hiện ở mọi nơi và coi thường người khác. Tôi là người mới vào làm ở trong đội và tôi cảm thấy rằng chẳng ai giúp đỡ mình. Chấp trước của tôi vào cảm giác mất cân bằng còn rõ rệt hơn. Chính vì thế mà khi tôi không nhận được quảng cáo nào, tôi cảm thấy thật mất mặt, thấy mình thật bất tài và kém cỏi so với mọi người.
Thực ra chấp trước chính của tôi là sự ích kỷ và nó ẩn rất sâu. Sự ích kỷ này tạo thành một trường bao quanh tôi. Tôi đã tu luyện bao năm, và tôi tin rằng mình luôn nghĩ về người khác trước. Thực ra, ẩn sâu trong tâm trí tôi là sự ích kỷ. Tôi chỉ quan tâm đến việc có sức khỏe tốt, vui vẻ, hoàn thiện bản thân mình, và những thành công mà tôi đạt được. Rất nhiều chấp trước bắt nguồn từ sự ích kỷ này. Tuy nhiên, chúng ta là những sinh mệnh trong vũ trụ mới, và cần phải tuân theo tiêu chuẩn của vũ trụ mới, là sống vì người khác. Tôi nên thực sự nhận ra rằng mục đích làm người của tôi là cứu độ chúng sinh, thay vì lo lắng đến lợi ích riêng của bản thân. Ở chặng cuối cùng của quá trình cứu độ chúng sinh, tôi không nên chỉ vì cảm xúc riêng của mình, bởi vẫn còn rất nhiều người có tiền duyên đang chờ được cứu độ.
Sư Phụ đã giảng:
“Có một điều mà chư vị phải chú ý là: chư vị đang chứng thực Pháp, chứ không phải là chứng thực bản thân mình. Trách nhiệm của một đệ tử Đại Pháp là chứng thực Pháp. Chứng thực Pháp là tu luyện, và thứ mà chư vị gỡ bỏ trong quá trình tu luyện là không gì khác ngoài chấp trước vào tự ngã; chư vị không thể, thay vào đó là, đi làm trầm trọng thêm vấn đề chứng thực tự kỷ được, ngay cả khi chư vị làm điều đó một cách vô thức. Khi chư vị đang chứng thực Pháp và tu luyện, đó là một quá trình gỡ bỏ tự ngã, và chỉ khi chư vị làm điều đó, chư vị mới đang thực sự chứng thực bản thân mình. Đó là bởi vì cuối cùng thì chư vị phải vứt bỏ hết những gì thuộc về phần con người của mình, và chỉ sau khi chư vị vứt bỏ hết tất cả các tâm chấp trước người thường của chư vị thì chư vị mới có thể bước ra khỏi vòng nhân thế.”
“Chư vị là người tu luyện, nên chư vị cần phải có uy đức. Và uy đức của chư vị đến từ đâu? Chẳng phải là nó đến từ việc vứt bỏ tự ngã và trở nên vô ngã trong hoàn cảnh cực khổ này, và trở nên hoàn toàn có trách nhiệm đối với Pháp với tư cách là một đệ tử Đại Pháp hay sao? Chẳng phải bản thân nó chính là uy đức hay sao? Và còn gì nữa, chư vị thực hiện điều đó trong một hoàn cảnh cực khổ. Chư vị càng đặt bản thân mình lên hàng đầu, hoặc trộn lẫn những thứ của bản thân mình vào, thì chư vị càng có ít uy đức, và đó là nguyên nhân tại sao mà chư vị càng ít khả năng thành công ở các việc đó hay làm chúng được tốt. Những việc của Đại Pháp phải là thần thánh nhất, và đó là lý do tại sao mà chư vị có càng ít các quan niệm của bản thân mình và thêm vào những nhân tố của bản thân chư vị, thì chư vị càng có thể xử lý chúng được tốt hơn và chư vị càng có thể thành công.” (“Giảng Pháp tại hội nghị học viên từ khu vực Châu Á và Thái Bình Dương [2004]”)
Khi tôi nhận ra rằng chấp trước của tôi quá lớn, tôi đã rất cố gắng loại bỏ nó. Với một trái tim trong sáng muốn cứu độ chúng sinh, tôi gọi điện thoại, hẹn gặp khách hàng và đi gặp từng người một. Tôi cảm thấy khi tôi thanh thản hơn, các khách hằng tôi gặp đều rất vui vẻ. Tôi nhận ra rằng nhiệm vụ của tôi khi bán quảng cáo là để cứu độ chúng sinh.
Tôi thực sự trân quý hoàn cảnh hiện tại nơi tôi có thể vừa làm việc và tu luyện. Sự chăm chỉ của các bạn đồng tu thúc đẩy tôi nỗ lực hơn, và sự giúp đỡ quên mình của họ động viên tôi, và khả năng của họ cũng cho tôi sức mạnh để tiến bước.
Bất kể Sư Phụ đã an bài con đường nào cho tôi, tôi sẽ theo Sư Phụ quay trở về.
Cuối cùng, xin được động viên mọi người bằng một bài thơ của Sư Phụ:
Khứ chấp
Tuy ngôn tu luyện sự.
Đắc khứ tâm trung chấp.
Cát xả phi tự kỷ.
Đô thị mê trung si.
Tạm diễn nghĩa:
Tống khứ chấp trước
Tuy rằng nói về việc tu luyện.
Nhưng phải tống khứ được chấp trước ở trong tâm.
Những thứ vứt bỏ không phải là chính mình.
Đều là những si ngốc ở trong mê hoặc.
(Hồng Ngâm quyển 2)
Con xin cảm ơn Sư Phụ vĩ đại từ bi nhất! Xin cảm ơn mọi người!
____________________________________________________________________________________________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/5/19/201243.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/6/9/108144.html
Đăng ngày: 12-06-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.