[MINH HUỆ 12-07-2009] Ông Phan Bổn Dư từ Cáp Nhĩ, tỉnh Hắc Long Trương, đã bị tra tấn dã man tại nhà tù Thái Lai. Kết quả là, ông bị bệnh về tim và xơ gan cổ trướng, thường nôn ra máu. Ông bị xưng ở não và các vùng khác trên thân thể. Hơn nữa, ông còn bị nhiều vết thương ở mũi và rất khó khăn khi ăn, ngủ và thở. Sức khỏe ông rất yếu và đang trong tình trạng nguy kịch. Cai ngục đã đe dọa ông Phan vì ông không từ bỏ Pháp Luân Công, nhà tù đã không để ông được bảo lãnh vì lý do bệnh tật. Vào ngày 22 tháng 5 năm 2009, vì không muốn nhận trách nhiệm về cái chết của ông, nhà tù và Phòng 610 đã thông báo cho gia đình ông Phan đến đưa ông về.

2009-7-12-panbenyu-01--ss.jpg
Ông Phan bị xơ gan cổ trướng, ông không ăn được gì. Ông có nhiều vết sẹo trên khắp thân thể do bị bỏng bởi thuốc lá và bệnh ghẻ.

2009-7-12-panbenyu-02--ss.jpg
Ông Phan không ngủ được vì ông rất khó khăn khi thở. Ông chỉ có thể thở tốt trong tư thế này.

Ông Phan là một người tốt và có trách nhiệm với xã hội. Ông đã từng cứu bốn người chết đuối ở công viên Lưu trong thành phố, cũng như đã từng cứu hai đứa trẻ trên đường tàu gần nhà ông. Ông đã sống theo tiêu chuẩn “Chân–Thiện–Nhẫn”, tuy nhiên ông đã phải chịu bức hại nghiêm trọng.

Ông Phan đã muốn đến Bắc Kinh để nói rõ sự thật về Pháp Luân Công khi cuộc đàn áp xảy ra vào năm 1999. Nhưng ông đã bị bắt tại nhà và bị giam tại nơi làm việc, gia đình đã phải mang thức ăn đến cho ông. Vào tháng 9 năm 1999, nhân viên từ chỗ làm của ông, và cảnh sát sở Thiết Phân đã đưa ông đến trại tẩy não Gia Cách Đạt Kì trong hai tháng. Sau đó, nhân viên sở cảnh sát đã chuyển ông đến trại lao động cưỡng bức Cáp Nhĩ Niễn Tử San, nơi mà ông đã bị giam một năm.

Cai ngục tại trại cưỡng bức lao động Niễn Tử San đã đánh ông Phan hàng ngày. Một người trong số đó đã đánh vào đầu ông Phan 12 lần bằng một cái ống cao su. Vào mùa đông, cai ngục đã phun nước lạnh vào người ông suốt hai giờ một lần. Ông không thể đi lại vì bị đánh. Ông ăn rất ít. Đôi khi ông bị bắt ngủ trên một cái ghế. Ông đã viết thư kháng án nhưng cai ngục đã lấy đi và giám sát ông. Ông phải đi đào những cái hố từ sáng sớm cho đến chiều tối và bị đánh nếu ông làm chậm. Ông được thả vào ngày 16 tháng 6 năm 2000.

Sau đó, ông đã cố gắng đi làm trở lại. Quản lý Trương Ngọc Tinh và thư kí Đổng Hà Thuyết nói với ông rằng ông đã bị sa thải và công ty không còn trách nhiệm với ông.

Tháng 7 năm 2000, ông Phan rời nhà lên Bắc Kinh. Nhà ông đã bị lục soát ngay sau khi ông rời đi. Khi ông đến Bắc Kinh, có rất nhiều bảo vệ và cảnh sát ở trên phố. Chứng minh thư của ông Phan đã bị lấy đi bởi nhà cầm quyền, nên ông không thể thuê khách sạn và phải ngủ ngoài đường. Vào ngày 22 tháng 7 năm 2000, một cảnh sát đã phóng xe máy đè vào ông Phan khi đang tập các bài công Pháp tại quản trường Thiên An Môn. Chiếc xe máy đã đè gãy chân ông. Cảnh sát đã kéo ông đến một ngôi nhà nhỏ và đánh ông. Sau đó ông bị đưa đến nhà giam Qitie. Cục đường sắt Cáp Nhĩ đã tuyên án ông một năm tù. Ông bị giam tại trại cưỡng bức lao động Phú Dụ vào tháng 10 năm 2000.

Ông Phan và các học viên khác bị giam trong một phòng giam lớn. Học viên Lý Quí và ông Mã Dũng đã từ chối xem băng hình lăng mạ Pháp Luân Đại Pháp, do đó cai ngục Cổ Duy Quân đã đánh đập tàn nhẫn và sốc điện họ bằng dùi cui điện. Ông Trương Hiểu Xuân đã quát tên Cổ, nói với hắn không được tra tấn các học viên. Ông Phan đã cố gắng dừng cuộc tra tấn lại. Vài tù nhân đã đánh ông và giữ ông trên nền nhà. Một ngày kia, tên Cổ đã xúi giục các tù nhân đánh ông Phan trong xưởng làm việc. Khi ông Phan ngất đi, tên Cổ đã đổ nước sôi vào người ông để bắt ông tỉnh lại. Kết quả là ông Phan có nhiều vết bỏng trên khắp thân thể. Sau đó ông Phan đã không được phép ăn hoặc tắm rửa.

Vào ngày 18 tháng 6 năm 2001, ông Mã, ông Lê, và ông Trương Hiểu Xuân và 29 học viên khác đã viết một báo cáo yêu cầu được thả tự do mà không cần bất cứ phí tổn nào. Cổ đã xúi giục các tù nhân khác đánh các học viên. Mũi ông Phan bị phồng rộp và ông bị mất một chiếc răng. Tên Cổ đã hét lên: “Đánh họ đi và tôi sẽ chịu trách nhiệm nếu họ chết.”

Sau đó, ông Mã, ông Lê, và ông Trương bị đưa đến nhà giam Phú Dụ. Ông Trương đã công khai tố giác nhà giam bởi những tội ác của chúng. Một cai ngục đã tát ông và xúi giục bạn tù là Lâm Lập Quả đánh ông Trương. Sự tra tấn đã khiến các nội tạng của ông Trương bị hư hại, và ông đã chết ngay sau đó. Ông Trương đã tuyệt thực để phản đối cái chết của ông Trương. Một người tù đã đánh ông, gây ra vết thương dài 2,54 cm ở ngay gần mắt ông. Ông Trương đã bị ép phải ăn nước muối đặc, và ông đã chết.

Vào ngày 5 tháng 7 năm 2001, ông Phan bị đưa đến nhà giam Phú Dụ. Cai ngục ở đó đã đánh ông khi ông tập cái bài công Pháp. Cai ngục đã dùng thắt lưng da đánh vào mặt ông, khiến mặt ông bị tổn thương. Các cai ngục đã còng tay ông Phan và nhốt ông trong một cái chuồng sắt.

Ông Phan bị xét xử tại tòa án Phú Dụ. Trường hợp của ông cuối cùng được xét xử qua loa bởi tòa án tối cao. Phòng 610 đã từ chối thả ông sau khi xét xử và giam ông tại nhà giam Phú Dụ hơn một năm. Trong thời gian đó, ông Trương và ông Trương đã chết vì sự tra tấn. Để chặn đứng việc rò rỉ thông tin về cái chết của những học viên Pháp Luân Công từ các học viên khác, cai ngục đã ủng hộ tòa án vội vàng xét xử thông qua bản án của họ. Cuối cùng, ông Mã bị tuyên án đến năm năm tù, và ông Phan là bốn năm tù. Họ nhanh chóng bị đưa đến nhà tù Bắc An.

Ngày 22 tháng 8 năm 2002, ông Phan bị chuyển đến nhà tù Thái Lai. Các tù nhân đã đánh đập ông dã man chỉ vì ông muốn kháng cáo. Vào tháng 3 năm 2003, ông Phan đã đưa thư kháng cáo đến cai ngục Trương Giác. Vào tháng 7, Trương đã nói với ông rằng lá thư đó vô giá trị bởi vì chính phủ đã đặt Pháp Luân Công ra ngoài vòng pháp luật. Ông Phan đã viết một lá thư khác, vạch trần Giang Trạch Dân (sau đó là màn kịch ở Trung Quốc) về tội ác của việc khởi xướng đàn áp Pháp Luân Công. Các cai ngục ở nhà tù Bắc An đã nhốt ông trong phòng biệt giam và đã xích ông xuống sàn bê tông. Ông đã ở nguyên vị trí đó 24 giờ một ngày. Vào một ngày khi ông nói với cai ngục rằng ông đi tiểu ra máu, cai ngục đã hét và lăng mạ ông.

Ông Phan nói rằng “Tôi đã nôn ra máu” Cai ngục trả lời: “Ông đáng phải nhận nó”. Ông Phan trả lời “Hãy mở khóa còng, cánh tay, xương sườn và cổ tay của tôi đang chảy máu và mưng mủ vì bị còng”. Cai ngục nói rằng: “Ông đe dọa tôi ư? Tôi sẽ thả ruồi vào vết thương của ông và để các con bọ sống trong đó.” “Hãy mở khóa còng, tôi cần đi vệ sinh” Ông Phan nói. Cai ngục trả lời “Hãy đi tiểu ra quần đi”. Ông Phan đã không thể tin những gì ông đã nghe: “Tại sao ông làm thế này?” “Tao cần phải thấy vài tiến triển của nhà tù,” Cai ngục trả lời. “Miễn là ông kí vào lá thư từ bỏ Pháp Luân Công, tôi sẽ thả ông ngay lập tức.” Ông Phan đã từ chối kí.

Do bị kéo dài thời gian ở tù, các cơ của ông Phan bị teo đi. Một ngày kia, có một người từ cục tư pháp tỉnh đến thăm tù nhân, ông Phan đã hét to với ông ta, giải thích ông bị tra tấn như thế nào, bằng cách nào mà hai học viên khác đã bị chết. Cai ngục nói rằng ông Phan bị mất trí.

Hai tuần sau, một cai ngục đã mở khóa còng cho ông Phan. Ông đã không thể nhấc nổi tay của ông. Huyết áp của ông là 60/30mm Hg và ông ở trong tình trạng hôn mê. Ngày 18 tháng 6 năm 2005, ông được thả tự do khỏi nhà tù Thái Lai.

Ông Phan trở về nhà và bắt đầu nói cho mọi người biết về sự bức hại mà ông đã phải chịu đựng. Vào ngày 30 tháng 4 năm 2006, cảnh sát đã đến phá hỏng nhà ông. Ông bị buộc phải rời đi. Ngày 8 tháng 12 năm 2006, khi ông Phan đến nhà bố mẹ đẻ, hai cảnh sát đã bắt ông. Ở sở cảnh sát, một nhân viên tên Trương từ Phòng 610 quận Thiết Phong đã còng tay ông vào ống sưởi và đã đánh ông đến khi ông ngất đi. Trương đã đá vào bụng ông cho đến khi xuất hiện máu ở hậu môn. Hai ngày sau, ông bị đưa đến nhà giam số một Cáp Nhĩ. Trương tiếp tục tra tấn ông Phan đến khi tim, gan, thận của ông bị hỏng. Ông Phan đã được đưa đến bệnh viện số hai Cáp Nhĩ để điều trị.

Vào ngày 18 tháng 4 năm 2007, ông Phan bị dẫn đến nhà tù Thái Lai, nơi mà sự tra tấn lại tiếp diễn. Ông được thả ra khi ông trong tình trạng nguy kịch.

Trong khoảng 10 năm, có nhiều học viên Pháp Luân Công tại Cáp Nhĩ đã chết bởi sự bức hại. Nhiều người mất việc và một số không thể trở về nhà. Một vài người vẫn đang bị giam trong tù. Hiện giờ, có 40 học viên Pháp Luân Công vẫn đang bị tra tấn tại nhà tù Thái Lai. Ông Lô Ngọc Bình đã chết vào ngày 30 tháng 5 năm 2009, và ông Lưu Tinh Minh đã chết vào ngày 24 tháng 3 năm 2007 tại nhà tù Thái Lai bởi bị tra tấn. Ông Từ Lâm San đã chết trong tháng 12 năm 2005 do bị tra tấn tại nhà tù Thái Lai. Ông Phan Hồng Đông đã chết vào ngày 15 tháng 5 năm 2005, do bị tra tấn tại nhà tù Thái Lai.

2009-7-12-panbenyu-03--ss.jpg 2009-7-12-panbenyu-04--ss.jpg 2009-7-12-panbenyu-05--ss.jpg

Các học viên: Phan Hồng đông , Lưu Tinh Minh , Lô Ngọc Bình từ Cáp Nhĩ và khu Đại Hưng An Lĩnh. Họ đã chết bởi sự tra tấn tại nhà tù Thái Lai.

Danh sách các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ tại nhà tù Thái Lai (từ Cáp Nhĩ trừ khi có lí do khác):

Đại đội 1: Vương Văn , Trương Dược Minh
Đại đội 2: Lý Hưng Á , Ngô Cương
Đại đội 3: Tôn Vi Dân , Trương Lập Quần
Đại đội 4: Lý Dân
Đại đội 5: Lý Quí , Vương Tuấn Thanh (khu Niễn Tử San)
Đại đội 6: Cao Phúc Bình
Đại đội 7: Vương Thủ Khánh (thành phố Song Thành) Triệu Văn San (khu Thị Ngang Ngang Khê) Vương Tuấn Phong (Cáp Nhĩ Tân) , Hình Diên Lương, Vương Lục.
Đại đội 8: Lưu Hỉ Tường (Thất Đài Hà)
Đại đội 9: Lý Thuận Trương, Ngũ Nguyên
Đại đội 11: Phó Minh Trí, Hàn Lợi (Cáp Nhĩ Tân) Quan Tinh Đào (Cáp Nhĩ Tân)
Đại đội 12: Từ Hữu Vận (Cáp Nhĩ Tân)
Đại đội 13: Kỉ Đắc Tài (Song Áp San)

Các học viên khác tại nhà tù Thái Lai ( không rõ tên đại đội): Từ Hải, Quách Ngọc Chí, Tống An Vũ, Điền Chí Cường, Lý Trường An, Triệu Truyện Phương, Trương Dược Minh, Tôn Quảng Lợi, Chu Lập Phong, Ngô Hiến Cương, Lưu Hải Khang, Lưu Ngân Tuyền, Vu Bá Thanh, Kỉ Đức Tài, Dương Chí, Khâu Kiệm Bân, Mã Phúc, Hác Ngạn Thành, Lương Hồng Ngọc, Địch Ngọc Trụ, Vương Tử Trung, Hồ Bình, Vương Tuấn Phong, Phó Hải, Hàn Hỉ Minh.

Nhà tù Thái Lai, tỉnh Hắc Long Trương

Giám đốc: Trương Chí Thành
Bí thư: Đỗ Anh Siêu
Phó giám đốc: Vu Chấn Hải


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/7/12/204419.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/7/27/109530.html
Đăng ngày 03-08-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share