Bài viết của Đạo Sinh
[MINH HUỆ 11-7-2017]
Tiếp theo Phần 1
4. Giữa người và Thần, Đông Tây hòa âm
Về nhạc, phương Tây cũng để lại rất nhiều truyền thuyết đẹp cảm động lòng người. Trong “Sử thi Homer”, những nàng Tiên chim (Sirens) có giọng hát mê hồn, hễ nghe tiếng hát của nàng, chẳng ai không thần hồn điên đảo, tâm trí mê loạn, cuối cùng đều bị âm thanh ma lực dẫn dụ đâm vào đá ngầm mà chết. Mặc dù như thế, nhưng liên tiếp hết loạt người này đến loạt người khác lần lượt lao vào chỗ chết, muốn dừng lại cũng không được.
Anh hùng Uy-li-xơ (Odysseus) tham gia cuộc chiến thành Tơ-roa (Troy) thắng lợi trở về, trên biển đi qua nơi có các nàng Tiên chim, do được nữ thần Circe khuyên bảo nên đã lệnh cho các thủy thủ lấy sáp nhét vào tai từ trước, và trói mình lên trên cột buồm, chỉ mình ông nghe được giọng ma ảo của Tiên chim. Chẳng bao lâu thuyền đã đi qua hải vực của Tiên chim, Uy-li-xơ đã nghe được giọng hát mê hồn, nhưng không thể làm gì được, liền giãy giụa tuyệt vọng, muốn giãy ra khỏi dây thừng trói buộc, đồng thời hét lên lệnh cho tùy tùng đi thuyền về phía đảo yêu ma, nhưng chẳng ai để ý đến ông. Các thủy thủy cứ lái thuyền đi thẳng, cho đến khi chẳng nghe thấy tiếng hát nữa, mới cởi dây trói cho Uy-li-xơ, do vậy đã thoát hiểm bình an.
Bình an vượt qua địa bàn của Tiên chim, còn có Orpheus con trai của thần Apollo và nữ thần Muses. Orpheus là người duy nhất dùng tiếng đàn đánh bại tiếng hát của Tiên chim. Ông sinh ra đã có tài năng âm nhạc phi phàm, khi ông còn bé, thần Apollo đã dạy ông chơi đàn, đồng thời tặng ông cây đàn quý của mình. Tương truyền tiếng đàn của Orpheus có thể kiến mãnh thú cúi đầu, đá cũng gật đầu. Trên đường đi tìm dê lông vàng, ông cũng đi qua địa bàn của Tiên chim, giọng ca đầy ma lực đó lại bay đến. Các anh hùng trên thuyền trong chớp mắt đều mê mẩn tâm trí, quên cả chèo chuyền, cũng quên hết tất cả, chỉ muốn mãi mãi ở bên các nữ yêu. Thế là Orpheus ngồi ngay ngắn, tay vỗ cây đàn tiên, một khúc nhạc trời xuyên thấu tầng mây, át chế âm thanh dâm dật của bầy yêu nữ. Tâm trí các thuyền viên được gọi tỉnh trở lại, thế là các anh hùng lại hăng hái trở lại, ra sức chèo thuyền, rời xa hòn đảo yêu ma, bầy yêu ma xấu hổ và tực giận quá, liền lao xuống biển tự tử.
Sau này, vì cứu người vợ xinh đẹp Eurydice, ông lại một mình xuống âm phủ, trên suốt đường đi, vừa đàn vừa hát, tiếng đàn lay động lòng người đã làm các vong linh và thần âm phủ cảm động, tới tấp đến mở đường cho ông đi. Cuối cùng ngay cả Diêm Vương Hades tàn khốc vô tình, và Vương Hậu Perephone cũng cảm động, đã phá giới luật, cho phép nàng Eurydice xinh đẹp sống lại, nhưng có khuyên răn Orpheus khi rời âm giới tuyệt đối không được quay đầu lại. Đúng lúc Orpheus bước cuối cùng ra khỏi âm giới, không nén được đã qua đầu lại xem ái thê thế nào, khiến cho công lao đổ xuống sông xuống biển hết, ôm hận đến chết. Sau khi ông chết, chiếc đàn quý trở thành sao Thiên Cầm trên trời đêm.
Còn có con trai Thần Zeus là Amphion, tiếng đàn của ông cũng làm cho cỏ cây đất đá cảm động. Ống tấu đàn thất huyền cầm, tiếng đàn làm đá cũng cảm động, tới tấp vây quanh ông thành bức thành trì, sau này chính là thành Thebes. Những câu chuyện này là những truyền thuyết cổ Hy Lạp liên quan đến âm nhạc.
Đến thế kỷ thứ 6 trước CN, một nhân vật truyền kỳ đã giáng sinh ở đảo Samos Hy Lạp cổ đại. Ông chính là nhà triết học, nhà toán học và nhà lý luận âm nhạc nổi tiếng Hy Lạp cổ đại Pythagoras. Ông là người đầu tiên tiết lộ quan hệ thần bí giữa âm nhạc và toán học, được gọi là “cha đẻ của âm nhạc”, “cha đẻ của toán học”, “cha đẻ của hình học”. Ông cũng là người đặt nèn móng cho thiên văn học cổ đại, ông khai sáng ra trường phái Pythagoras ảnh hưởng cả phương Tây cho đến cả thế giới.
Trong truyền thuyết lịch sử, Pythagoras là một nhân vật thần bí ở giữa người và Thần, dùng lời của chính ông nói là: “Vừa có người, vừa có Thần, lại còn có những nhân vật giống Pythagoras như thế này.”
Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Heraclides Ponticus nói: Pythagoras thường nói, ông vốn là Aethalides, con trai của thần Hermes – 1 trong 12 vị Thần chính của Olympia. Hermes cho phép ông chọn bất kỳ khả năng nào ngoài việc được bất hủ, thế là ông chọn bất kể là đời trước hay sau khi chết đều lưu giữ lại ký ức về những trải nghiệm bản thân, không bị mất đi khi luân hồi. Thế là ông lần lượt chuyển sinh 5 lần, lần thứ 2 chuyển sinh thành Euphorbus, tham gia cuộc chiến thành Troy, sau khi chết còn đi qua âm giới, đi vào rất nhiều thực vật và động vật. Lần thứ 3 ông chuyển sinh thành Hermotimus, lần thứ 4 thành Pyrrhus, lần thứ 5 mới chuyển sinh thành Pythagoras. Mỗi lần ông chuyển sinh đều nhớ được tất cả những chi tiết nhỏ của các đời trước, thậm chí còn lưu lại ký ức ngoài nhân loại, tất cả những thứ đó đã tạo nên trí huệ siêu phàm mà đời này Pythagoras có đủ cả.
Một hôm, Pythagoras đi qua một lò rèn, nghe thấy âm thanh của búa sắt nện xuống đe, cảm thất rất hay, vô cùng vui tai, từ đó phân biệt ra 3 loại âm hài hòa nhất 4 độ, 5 độ và 8 độ. Ông nghĩ âm thanh khác nhau có khả năng do trọng lượng búa khác nhau tạo ra, liền cân trọng lượng từng quả búa, đồng thời trở về nhà đem các độ dài các dây đàn sắp xếp theo tỷ lệ này, thí nghiệm nhiều lần, ông phát hiện ra giữa các âm giai thực sự có tồn tại quan hệ tỷ lệ số lượng, rút ra được tỷ lệ giữa các âm độ 8, 5, 4 là 2:1, 3:2, 4:3, do đó đã xác lập ra học thuyết nguyên lý toán học của âm trình.
Pythagoras cho rằng, bản chất của vạn vật là số, cái đẹp (hài hòa) là quan hệ số lý tưởng, do đó cái đẹp trong âm nhạc là do sự hài hòa của số quyết định.
Lý luận siêu huyền (siêu dây) của vật lý hiện đại ý đồ thống nhất thuyết lượng tử với thuyết tương đối rộng. Lý luận này cho rằng các hạt đều là những dây cực kỳ nhỏ, tồn tại trong không gian 11 chiều, các hạt khác nhau đối ứng với tần suất rung động khác nhau của dây, giống như các âm giai khác nhau. Các nhà vật lý khi giảng giải lý thuyết dây, thường viện dẫn tư tưởng Pythagoras, cho rằng Pythagoras nhất định sẽ thích lý luận này.
Pythagoras là người đầu tiên cho rằng trái đất hình cầu, và gọi vũ trụ là Cosmos (Trật tự). Ông cho rằng toàn bộ vũ trụ là thể hệ hài hòa của các con số và quan hệ của nó. Trật tự vũ trụ ở sự vận động hài hòa của các thiên thể, của kích thước tinh cầu, độ dài quỹ đạo, tốc độ vận chuyển, khoảng cách cự ly v.v.. phổ thành một khúc “âm nhạc thiên thể” vĩnh hằng mà hài hòa. Bí ẩn của âm nhạc là ở sự mô phỏng của con số hài hòa mà thiên thể thể hiện, phản ánh phép tắc hài hòa của vũ trụ. Pythagoras đem âm nhạc, con số và thiên văn học hợp thành một, sáng lập nên tư tưởng triết học âm nhạc thiên thể (Musica universalis), cho rằng, âm nhạc thiên thể là một loại âm nhạc hài hòa vĩnh hằng, mà âm nhạc nhân gian chỉ là mô phỏng âm nhạc thiên thể.
Pythagoras tự xưng, chỉ có ông mới có thể nghe và hiểu được âm nhạc thiên thể, đồng thời tạo ra một phương pháp thần bí, khiến cho bản thân chìm đắm vào trong âm nhạc hài hòa của vũ trụ.
Đến đây, chúng ta vượt thời không trở về thời kỳ tiền sử xa xôi Phương Đông:
Bà Nữ Oa theo quy luật vận hành của Mặt trời, Mặt trăng và các vì sao trong vũ trụ, đối ứng tương hợp với nó, sáng tác ra nhạc “Sung nhạc”. Sau khi phổ ra nhạc vũ, hóa vật vô thanh, khiến vạn vật trong thiên hạ cùng trở về Đại Đạo, trở nên hài hòa có trật tự.
Lúc này hãy xem, có phải có thể hội khác nhau không? Hai cái chiếu rọi lẫn nhau, văn minh phương Đông, phương Tây về cao độ của Thần tính và Đạo, hợp xướng hoàn mỹ, cùng thành tiếng của trời.
Nhạc ban đầu, cơ bản đều là phỏng theo vũ trụ tự nhiên. Như Nữ Oa phỏng theo vũ trụ sáng tác “Sung nhạc”, vua Nghiêu phỏng theo giới tự nhiên sáng tác “Đại chương”… Lão Tử nói: Người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo đạo, đạo thuận theo tự nhiên. Đây chính là quá trình đạt được và nguồn gốc của trí huệ nhân loại.
Ở đây, phép tắc vũ trụ tự nhiên là mô hình lý tưởng hoàn hảo nhất mà tất cả mọi thứ đều phỏng theo, trở thành tiêu chuẩn của cái đẹp, trở thành cội nguồn của trí huệ và khả năng của nhân loại.
Từ xưa đến nay nhân loại đều tin rằng, chúng ta là do Thần tạo ra, vũ trụ tự nhiên cũng do Thần tạo ra, tất cả đều có nguồn gốc từ Thần. Thần ở trong tất cả những thứ mà các Ngài sáng tạo ra, nơi nào cũng có, đang vô hình làm chủ tể cả thế giới vũ trụ vận hành.
Đạo gia cho rằng, tất cả mọi thứ trong vũ trụ đều do Đạo tạo ra, Đạo được kiến lập bởi phép tắc và quy luật bất biến vĩnh hằng của vạn vật vũ trụ, mà Đạo có nguồn gốc từ trí huệ của Thần.
Nhạc mô phỏng phép tắc của vũ trụ tự nhiên, tức là phỏng theo Đạo sáng tạo ra vạn vật, phỏng theo trí huệ của Thần, do đó có sức mạnh và dấu ấn của Thần, có thể ở nền tảng của vạn vật mà quy chính vạn vật, khiến tất cả đồng hóa Đại Đạo, hòa hợp mà có trật tự.
Trong truyền thuyết phương Đông, khởi đầu văn minh nhân loại, Thần đã từng hạ thế chuyển sinh thành Thánh nhân, đem trí huệ cấp cho nhân loại, truyền thụ văn hóa cho nhân loại, bảo hộ nhân loại đi qua thời mông muội bước vào văn minh. Nhạc cũng sinh ra như vậy, văn minh Trung Hoa cao thâm không thể dò tìm cũng sinh ra như vậy, do đó được gọi là văn hóa Thần truyền.
Các ngài Toại Nhân, Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông v.v.. đều là những Thánh nhân do Thần hạ thế, các ngài đã từng tồn tại với trạng thái nửa Thần nửa nhân, trong lịch sử đã để lại rất nhiều Thần tích, để lại cho dân tộc Trung Hoa trí huệ cao thâm khôn lường.
Ở phương Tây cũng như vậy, trong Thần thoại cổ Hy Lạp, văn minh nhân loại đều do Thần sáng tạo và cai quản. Ví dụ văn nghệ do thần Apollo cai quản, dưới thần Apollo là 9 vị nữ thần Muse cai quản âm nhạc, lịch sử, thơ ca, kịch, vũ đạo v.v.. Do đó âm nhạc trong tiếng Anh (music) có nguồn gốc từ từ âm nhạc trong tiếng Hy Lạp cổ (mousike), ý nghĩa là “Nghệ thuật của nữ thần Muse”.
Bất kể phương Đông hay phương Tây, đã từng trong thời gian dài, người và Thần cùng tồn tại trên Trái đất, đã để lại rất nhiều Thần tích, đã để lại quá nhiều ẩn đố khó giải, và đem những cái này ẩn chứa trong văn hóa mà các Ngài đã để lại cho nhân loại, để nhân loại vào thời gian nào đó sau khi đã bị mê rồi, có thể phát hiện ra tông tích mà các Ngài để lại, từ đó làm thức tỉnh ký ức ban đầu của nhân loại, lại trở về với vòng tay của Thần.
5. Ca múa chưa hết, ba quân cởi giáp
Nhạc ban đầu căn bản không phải dùng để nhân loại giải trí, mà dùng để điều tiết tự nhiên, quy chính trật tự vạn vật trong trời đất, nó phỏng theo trí huệ siêu nhiên của Thần, lấy phép tắc thiên đạo hoàn mỹ làm tiêu chuẩn, có thể vỗ yên vạn vật, khiến tất cả trở về với đại đạo, hài hòa mà trật tự. Do đó, nhạc thời kỳ đầu là công cụ giáo hóa nhân tâm quan trọng nhất của xã hội đương thời.
Tác dụng giáo hóa nhân tâm của nhạc đã có đủ ngay từ ngày đầu tiên nhạc ra đời, trong quá trình phát triển của lịch sử cũng luôn luôn kéo dài tác dụng này, chỉ là càng về sau này thì biểu hiện ra càng ẩn kín, càng yếu đi, mà tác dụng giải trí của nhạc thì trái lại lại trở thành chủ đạo. Đặc biệt sau thời cận đại, tác dụng giáo hóa này đã bị phá hoại hoàn toàn, dần dần trở thành công cụ bại hoại đạo đức nhân tâm, phóng túng tình dục.
Nhạc thời kỳ đầu ngoài tác dụng giáo hóa nhân tâm, quy chính trật tự vạn vật ra, còn có một tác dụng quan trọng nữa, đó là làm công cụ truyền tin và thực thi chính lệnh.
Có câu nói cổ xưa rằng “Dán cáo thị bốn cổng thành, vẫn có người không biết chữ”, dùng văn tự truyền tin, ban bố chính lệnh, đây là việc sau này khi văn tự phổ cập dân gian. Tuy văn tự có từ thời Hoàng Đế, nhưng không phải mọi người đều có thể tiếp xúc được văn tự, càng không thể mọi người đều biết chữ. Trước thời Xuân Thu, khi bắt đầu xây dựng các trường học dân gian, lúc đó chỉ có con em quý tộc mới được tiếp thu giáo dục, biết chữ, bách tính phổ thông dưới hạng sỹ không thể đọc sách biết chữ. Triều Thương cũng như vậy, đời Thương ngay cả quý tộc bình thường cũng không biết chữ, chỉ có một số quý tộc cao cấp, sử quan, thầy bói mới có thể biết chữ, bách tính phổ thông căn bản không được tiếp xúc với văn tự. Còn trước đó nữa thì người biết chữ càng ít nữa.
Do đó thời đó con đường chủ yếu để truyền tin, ban hành chính lệnh căn bản không dựa vào văn tự. Ví dụ khi vua Thuấn tại vị, đã dùng hình thức đồ họa vẽ năm loại hình pháp lên các đồ dùng hàng ngày để truyền bá pháp luật, đây là một trong những phương thức truyền bá, nhưng cũng không phải hình thức chủ yếu nhất. Thời đó, phương thức chủ yếu nhất truyền bá tin tức, thúc đẩy giáo hóa là nhạc, đây là tác dụng quan trọng của nhạc thời kỳ đầu phát triển.
Trong thời kỳ lịch sử rất lâu dài, quân vương thường phái người đến dân gian thu thập nhạc dân gian, sau này gọi là “Thái Phong”. Như phần “Quốc Phong” trong “Kinh Thi” là thu thập từ dân gian, từ “thái phong” cũng từ đây mà ra, còn có Nhạc phủ đời Hán cũng như vậy. Mục đích quân vương phái người đến dân gian “thái phong”, không phải vì để giải trí, chủ yếu là dùng để hiểu sự thay đổi của phong tục dân gian, lắng nghe tiếng lòng của bách tính, thấu hiểu đời sống của bách tính và nỗi khổ đau của dân gian, để đối chiếu tìm ra các chính sách mình thi hành đúng hay sai. (15)
Nhạc thời kỳ đó, là kênh quan trọng để quân vương ban bố với thiên hạ, thúc đẩy giáo hóa, và để hiểu phong khí xã hội, lắng nghe tiếng nói của người dân. Quân vương đem giáo hóa thiên hại phổ thành nhạc vũ, sau đó thúc đẩy truyền bá ra thiên hạ, bách tính trong thiên hạ trong khi hát múa đã đồng hóa với giáo hóa của quân vương, nhuận vật vô thanh (có lợi cho vạn vật mà không cần nói).
Trong Binh pháp, Tôn Tử cho rằng: “Không đánh mà khuất phục được quân địch” chính là cảnh giới cao nhất của dụng binh. Tôn Tử muốn nói ở đây là dùng mưu lược để đạt được mục đích không đánh mà thắng. Nếu ngay cả mưu lược cũng không cần sử dụng, chỉ trong khi hát múa là khiến quân tướng địch cởi giáp, các nước man di phương xa thần phục, thì lại là cảnh giới như thế nào?
Vào thời kỳ Ngũ Đế, bộ tộc Tam Miêu thường làm loạn, phá hoại trật tự xã hội, không phục tùng thống trị, đây luôn là vấn đế khiến xã hội đương thời đau đầu. Tam Miêu có nguồn gốc từ bộ lạc Cửu Lê của Si Vưu, Si Vưu bị Hoàng Đế đánh bại chém chết, tàn dư bộ lạc sót lại phát triển thành dân tộc Tam Miêu sau này, phong thái dân này hung hãn, dã man, thiện chiến, thích làm loạn, khó thuần phục.
Trong sách “Thượng Thư” có chép: Thời vua Thuấn, Tam Miêu lại không phục tùng sự thống trị mà lại làm loạn, Thuấn bèn phái Vũ đem quân chinh phạt. Sau khi thảo phạt một tháng, Tam Miêu vẫn không phục, Vũ cũng hết cách chinh phục Tam Miêu. Thế là Vũ bèn nghe theo kiến nghị của Bá Ích, ngừng sử dụng vũ lực, rút quân về triều. Sau khi rút quân trở về, vua Thuấn bèn dốc sức thi hành giáo hóa, sai người cầm lông vũ, mộc, biểu diễn nhạc vũ ở giữa hai bậc thềm phía đông và phía tây hoàng cung, để cho thiên hạ thấy. Giáo hóa rất nhanh chóng thông qua nhạc vũ được truyền bá đi, cũng truyền đến chỗ Tam Miêu. 70 ngày sau, Tam Miêu bị cảm hóa, đến quy thuận, bày tỏ thần phục. (16)
Không chỉ ca múa có thể khuất phục quân địch, người xưa trong chiến tranh tàn khốc, khi xung phong hãm trận, cũng có thể ca hát mà chiến đấu, điều này đối với ngày nay mà nói, thì thật là lãng mạn biết bao.
Theo sử sách ghi chép: Khi Võ Vương phạt Trụ quyết chiến nơi cánh đồng ở Triều Ca, chỉ dẫn theo 300 cỗ binh xa, 4 vạn 5 nghìn binh sỹ, 3 nghìn quân xung phong, mà quân đội của Trụ Vương là 70 vạn người, số lượng khác nhau một trời một vực.
Đúng lúc 2 bên giao tranh, tiếng trống chấn động trời xanh, quân đội Võ Vương bước chân theo tiết tấu của nhịp trống, vừa ca múa vừa đánh, phía trước hát, phía sau múa, nghênh đón đại quân Trụ Vương, “ca hát át quân Ân”. Trước thế trận như thế này, đại quân triều Thương không biết cảm nghĩ như thế nào, sử sách có chép, họ lâm trận quay ngược mũi giáo, dẫn quân đội đội Võ Vương tiến công Triều Ca, khiến Võ Vương nhỏ yếu đã đánh bại triều Thương hùng mạnh dễ như bẻ cành cây mục, trở thành chúa tể thiên hạ. (17). Sự kiện này đều được ghi chép trong “Hoa Dương Quốc Chí” và “Bạch Hổ Thông”.
6. Nhạc tấu mấy lượt, cảm ứng trời giáng Thần
Nhạc thời kỳ đầu do phỏng theo trí huệ của trời đất Thần linh, nên có thể câu thông Thần, do đó chủ yếu cũng được dùng làm công cụ tế lễ và câu thông với trời đất Thần linh.
Ví dụ nhạc vũ thời Lục Đại đều dùng để tế lễ, thời gian và trường hợp khác nhau mà sử dụng nhạc vũ khác nhau, tế lễ đối tượng khác nhau.
“Chu Lễ” có chép: Khi tế lễ, diễn tấu nhạc vũ Lục Đại, diễn tấu một lượt, thì cảm ứng vời loài chim và Thần sông hồ đến; Diễn tấu hai lượt, thì cảm ứng vời loài thú lông ngắn và Thần núi rừng đến; Diễn tấu ba lượt, thì cảm ứng vời loài cá và Thần gò đồi đến; Diễn tấu bốn lượt, thì cảm ứng vời động vật có lông tơ và Thần bên sông đến; Diễn tấu năm lượt, thì cảm ứng vời động vật giáp xác và Thần đất đến; Diễn tấu sáu lượt, thì cảm ứng và vời Long Lân Quy Phượng và Thiên Thần đến. (18).
Và cũng chép: Lấy luật chuông kép là âm cung, dùng đánh trống, sử dụng trúc độc sinh chế thành nhạc cụ ống, sử dụng cây tốt trên núi mây chế thành đàn cầm đàn sắt, nhảy điệu múa “Vân môn”, vào ngày đông chí, ở một gò tròn ngoài đồng phía nam đô thành (Nam giao) cùng diễn tấu, khi diễn tấu đến lượt thứ sáu, Thiên Thần tới tấp giáng lâm, lúc đó có thể làm lễ tế các Thiên Thần. (19).
Cũng như vậy, khi diễn tấu khúc “Hàm trì” tế đất, khi diễn tấu đến lượt thứ tám, thần đất sẽ hiện thân. (20)
Theo những ghi chép này, khi tế lễ thời kỳ đầu triều Chu, diễn tấu nhạc vũ thực sự có thể cảm ứng vời thần linh giáng thế, đích thân đến nhận lễ tế, đây cũng là sức mạnh nhạc vũ thời kỳ đầu có thông tới Thần. Nhạc vũ do có thể thông Thần, giáng Thần, nên đương thời dùng rất nhiều để tế lễ, thế là phát triển thành múa hầu đồng.
“Đồng cốt” thời thượng cổ không phải là khái niệm ông đồng bà cốt mà người hiện đại nghĩ đến. “Đồng cốt” mà người hiện đại nhận biết là người giả thần giả quỷ, theo nghề tà môn oai đạo ở tầng thấp xã hội. “Đồng cốt” thời kỳ thượng cổ không như vậy, địa vị xã hội của họ rất cao, được mọi người kính ngưỡng, rất nhiều người đồng thời làm thủ lĩnh bộ lạc. Đồng cốt thời thượng cổ đại đa số đều có thần thông, có năng lực và trí huệ siêu phàm, có thể câu thông với Thần, là người nói thay Thần ở chốn nhân gian, đã phát huy tác dụng trọng đại trong đời sống chính trị của bộ tộc và quốc gia.
Trong “Quốc Ngữ” có chép: Thời viễn cổ chỉ có người có tinh thần chuyên chú, thông minh trí huệ, quang minh thánh khiết, thuần khiết cao thượng, thì Thần minh mới giáng xuống thân anh ta, để anh ta trở thành môi giới câu thông giữa người với Thần, người như thế này, nam gọi là Ông đồng, nữ gọi là Bà cốt. (21)
Nghi thức mà nhân loại thượng cổ câu thông với thần linh trời đất, cơ bản là thông qua đồng cốt tiến hành; Mà đồng cốt thì thường thông qua nhạc vũ làm tải thể để đạt được mục đích câu thông với thần linh trời đất và giáng thần.
Từ chữ giáp cốt triều Thương để lại, ghi chép về múa hầu đồng có rất nhiều, đặc biệt là khi tế lễ và cầu mưa, múa hầu đồng dường như không thể thiếu. Như: “Năm canh dần bói, năm tân mão múa đãi, có mưa. Năm nhâm thìn múa đãi, có mưa. Năm Canh dần bói, năm quý tỵ múa đãi, có mưa. Năm canh dần bói, năm giáp ngọ múa đãi, có mưa.” (22)
Ở đây chép “múa đãi”, cũng gọi là “bàn đãi”, là một loại múa hầu đồng thời thượng cổ nhảy khi cầu mưa. Thời cổ, hễ đại hạn thì nhất định phải cử hành lễ “Vu tế” để cầu mưa, “vu” là một loại tế lễ cầu mưa thời cổ. Đãi vũ là múa hầu đồng nhảy khi làm lễ vu tế, bình thường người múa là do đồng cốt đảm nhiệm, có khi đế vương đích thân làm người múa. Như: “Vua bỗng nhiên múa bàn đãi” (23), “Năm mậu tý xem thiên văn, vua múa Vũ vũ, may mắn” (24) v.v… là ghi chép vua Thương đích thân nhảy múa “đãi vũ” và “vũ vũ”.
Về vua Thương cầu mưa, sớm nhất bắt nguồn từ Thương Thang – đế vương khai quốc triều Thương, trong lịch sử có điển cố nổi tiếng “Thương đảo tang lâm” (Vua Thang cầu mưa ở rừng dâu).
Tổng hợp các điển tịch ở “Hoài Nam Tử”, “Lã Thị Xuân Thu”, “Thi Tử” v.v.. đều có chép: Thương Thang lật đổ Hạ Kiệt, khi mới lên ngôi, thiên hạ đại hạn năm năm liên tiếp, không có thu hoạch. Vua Thang lệnh cho sử quan đốt củi ở ngoại ô, lấy bò, dê, lợn làm vật tế thần, tế lễ Thượng Đế, cầu xin giáng mưa. Khi vua Thang cầu khấn, tự trách mình, kể ra sáu sai lầm mà ông có thể đã phạm phải, cầu xin Thượng Đế ban phúc giáng mưa, nhưng không có chút hiệu quả nào. Đại hạn kéo dài sang năm thứ bảy, dân không có đường sống, vua Thang lại lập đàn ở Tang Lâm (rừng dâu), tế trời cầu mưa. Sử quan sau khi bốc quẻ nói, phải dùng người sống làm vật tế Thần, Thượng Đế mới giáng mưa. Vua Thang nói: Cầu mưa vốn là để vì dân, sao có thể vì thế mà hại dân được? Bèn quyết định lấy chính mình làm vật tế thần. Ông cắt tóc, móng chân móng tay, tắm gội sạch sẽ, rồi ngẩng mặt lên trời cầu khẩn rằng: “Chỉ mình con có tội, không thể trừng phạt muôn dân, nếu muôn dân có tội, đều giáng tội xuống mình con, không được vì mình con bất tài mà hại đến sinh mệnh bách tính”. Cầu khẩn xong liền ngồi lên đống củi, đúng lúc đồng cốt sắp châm lửa đốt củi thì mưa lớn bỗng nhiên trút xuống, kéo dài suốt mấy vạn dặm, bách tính vui sướng, hát ca nhảy múa ca ngợi đại đức của vua Thang, đó là nguồn gốc của nhạc “Tang lâm”.
Nhạc “Tang lâm” đến thời Chu, vẫn rất thịnh hành. Trang Tử khi miêu tả Bào Đinh mổ trâu đã nói, đao pháp, động tác, tiết tấu của Bào Đinh hoàn toàn hợp với nhạc vũ “Tang lâm”, lấy nhạc “Tang lâm” dùng cho mổ trâu, thật là dùng nhạc vũ sống động, thần kỳ. Không chỉ Bào Đinh như vậy, thời kỳ đó dường như người người đều như thế này.
Trong “Lễ ký – Ngọc tảo” có nói: “Thời cổ, người quân tử phải đeo ngọc bội. Ngọc bội bên phải va vào nhau phát ra âm thanh, là âm chủy và âm giốc, bên trái phát ra âm thanh là âm cung và âm vũ, ngọc bội hai bên trái phải như thế này, khi đi có thể phát ra tiếng của âm nhạc. Khi đi nhanh phải phù hợp với nhạc “Thái tề”, khi đi chậm phải phù hợp với nhạc “Tứ hạ”. Đi đường khi quay người đi phải phù hợp với khuôn phép, thành hình tam giác vuông. Khi tiến lên, phải hơi cúi người, giống như vái. Khi lùi phải hơi ngửa người, như thế này, ngọc bội sẽ theo thay đổi tư thế cơ thể mà phát ra âm thanh hài hòa. Người quân tử khi ngồi xe, có thể nghe được âm thanh của chuông loan, chuông hòa trên xe, khi đi bộ, nghe được âm thanh ngọc bội đeo bên người tấu lên, do đó tất cả các tà niệm sẽ không tiến nhập vào trong tâm người quân tử được.” (26)
“Chu lễ – Đại tư nhạc” có chép: Khi thiên tử đi chậm phải hợp với tiết tấu “Tứ hạ”, khi đi nhanh phải hợp với tiết tấu “Thái tề”, khi ngồi xe xuất hành cũng như vậy. Quay về phía sau, quay trái quay phải, cúi người hành lễ v.v.. đều phải hợp với nhịp phách của chuông trống. (27)
Xem các ghi chép này, sẽ làm người hiện đại khó hiểu: đây là một xã hội si mê âm nhạc làm sao! Nhưng đây chính là miêu tả cuộc sống chân thực của tổ tiên chúng ta cao quý mà lại điển nhã.
Con em quý tộc triều Chu từ 13 tuổi bắt đầu học “Lục tiểu vũ” (6 bài múa nhỏ), 15 tuổi phải học “Tượng vũ”, 20 tuổi phải học “Lục đại vũ”, những bài múa này nếu không học được thì không cách gì bước chân vào xã hội được.
Thời kỳ đó, trên đến Thiên tử, dưới đến bách tính bình dân, lúc nào cũng đắm chìm trong nhạc, nơi nơi đều không rời xa nhạc, cả xã hội và quốc gia đều hình thành không khí kỳ diệu do nhạc cấu thành, là một thế giới nhạc.
Chú thích:
(15) “Xuân thu Công Dương truyện”: “Từ tháng 10 đến tháng giêng, … nam 60 tuổi, nữ 50 tuổi mà không có con trai, quan cấp quần áo và lương thực, khiến dân gian cầu thơ”. “Do đó bậc vương giả không ra khỏi cửa, vẫn biết hết cái khổ trong thiên hạ”
“Hán thư – Nghệ văn chí”: “Xưa có quan thu thập thơ, bậc vương giả do đó xem phong tục, biết thành công hay thất bại, tự xem xét để cải chính”
(16) “Thượng thư – Đại Vũ mô”: Tam tuần (30 ngày), dân Miêu trái mệnh… Rút quân, vua bèn thi hành rộng rãi văn đức, múa can vũ ở hai bên thềm. Thất tuần (70 ngày), người Miêu cảm phục.
(17) “Hoa Dương quốc chí”: “Chu Võ Vương phạt Trụ, được quân của đất Ba, Thục, viết ở sách “Thượng thư”. Quân đất Ba anh dũng tinh nhuệ, múa hát lấn át quân Ân, quân tiên phong Ân quay ngược dáo. Do đó người đời gọi là “Võ Vương phạt Trụ, tiền ca hậu vũ”.
“Bạch Hổ thông – Lễ nhạc” có chép: “Võ Vương khởi binh, quân đi trước hát, quân đi sau múa, sau khi đánh bại nhà Ân, nhân dân rất vui mừng”.
(18) “Chu lễ – Đại tư nhạc”: Lục nhạc (6 lượt tấu nhạc), lượt thứ nhất, các loài chim và thần sông hồ đến. Lượt nữa, các loài thú và thần núi rừng đến, lượt 3, các loài cá và thần gò đồi đến, lượt 4, thú lông mao và thần đất cao đến, lượt 5, động vật giáp xác và thần đất đến, lượt 6, tượng vật và thiên thần đến.
(19) “Chu lễ – Đại tư nhạc”: Chuông tròn làm cung, chuông vàng làm giốc, trúc lớn làm chủy, cô tẩy làm vũ, tấu trống lớn trống nhỏ, sáo cô trúc, đàn cầm sắc vân hòa, múa khúc “Vân môn”; đến đông chí, trên gò đất tròn tấu nhạc, nếu tấu 6 lượt, thì thiên thần đều giáng trần, có thể hành lễ với thần.
(20) “Chu lễ – Đại tư nhạc”: Chuông hàm làm cung, trúc lớn làm giốc, cô tẩy làm chủy, nam lữ làm vũ, tấu trống lớn trống nhỏ, sáo tôn trúc, đàn cầm sắt không tang, múa khúc “Hàm trì”; Ngày hạ chí, tấu ở gò đất giữa đầm, nếu tấu 6 lượt, thì thần đất đều xuất hiện, có thể hành lễ với thần.
(21) “Quốc ngữ”: Xưa người và Thần không lẫn tạp. Người tinh thông chuyên nhất, lại chỉnh tề đoan chính nghiêm túc, trí tuệ nghĩa khí cao, thánh khiết tỏa sáng, sáng suốt chiếu ngời, thông minh nghe thấu triệt, như thế thì thần minh sẽ giáng xuống người đó, nam gọi là Ông đồng, nữ gọi là Bà cốt.
(22): Xem “Ân khư văn tự giáp biên” 3069
(23) xem “Ân khư văn tự giáp biên” 4.16.6
(24) xem “Ân khư văn tự giáp biên” 60.20.4
(25) “Hoài Nam Tử – Chủ thuật huấn”: Thương sử có ghi, thời Thành Thang, nhiều năm đại hạn. Thái sử xem chiêm tinh, nói: “Phải lấy người tế”. Thang nói: “Sở dĩ ta cầu mưa, là vì người dân. Nếu buộc phải dùng người tế, ta sẽ làm người tế”. Rồi chay giới, cắt tóc, cắt móng chân tay, ngồi xe trắng ngựa trắng, mặc đồ bằng cỏ trắng, để làm vật tế thần, tế ở cánh đồng Tang Lâm. Tự trách mình 6 việc là: “Triều chính không tiết kiệm ư? Dân không nghề kiếm sống ư? Cung thất xa hoa ư? Hầu nữ nhiều quá ư? Quà cáp hoành hành ư? Nịnh thần lộng hành ư?”. Nói chưa dứt, mưa lớn mấy nghìn dặm.
“Quản Tử – Khinh trọng thiên”: “Thời vua Thang 7 năm hạn hán, dân có người không có lương thực phải bán con”.
“Hán thư – Thực hóa chí”: “Nghiêu, Vũ có lũ lụt 9 năm, Thang có hạn hán 7 năm”.
“Lã Thị xuân thu – Thuận dân”: Xưa vua Thanh đánh bại nhà Hạ lên nắm thiên hạ, trời đại hạn, 5 năm không có thu hoạch, vua Thang lấy thân mình làm lễ tế thần ở Tang Lâm, nói: “Mình con có tội, không liên quan đến muôn dân. Muôn dân có tội, hãy giáng xuống mình con. Xin đừng vì mình con ngu dốt khiến Thượng Đế quỷ thần hại sinh mệnh muôn dân”. Thế là cắt tóc, cắt móng tay móng chân, lấy thân mình làm vật tế thần, để cầu xin Thượng Đế, dân rất vui, mưa rất lớn. vua Thang đã cảm động quỷ thần, truyền thế chuyện này.
“Thi Tử” có chép: “Vua Thang cứu hạn, ngồi xe trắng ngựa trắng, mặc áo vải, khoác cỏ trắng, lấy thân mình làm vật tế thần, tế lễ ở Tang Lâm.”
(26) “Lễ ký – Ngọc tảo”: “Xưa người quân tử phải đeo ngọc. Bên phải có chủy giốc, bên trái có cung vũ. Đi nhanh theo nhạc “Thái tề”, đi chậm theo nhạc “Tứ hạ”, xoay người phải hợp với phép tắc, cúi người phải hợp với phép tắc. Lại gần thì khom người, lùi ra thì vươn người, thế thì ngọc kêu leng keng. Người quân tử khi ngồi xe, có thể nghe được âm thanh của chuông loan, chuông hòa trên xe, khi đi bộ, nghe được âm thanh ngọc bội đeo bên người tấu lên, do đó tất cả các tà niệm sẽ không tiến nhập vào trong tâm người quân tử được.”
(27) “Chu lễ – Đại tư nhạc”: Dạy nghi lễ nhạc, đi chậm theo nhạc Tứ hạ, đi nhanh theo nhạc Thái tề, ngồi xe cũng thế. Bái theo tiết tấu chuông trống.
Xem tiếp Phần 3
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/7/11/350907.html
Đăng ngày 13-12-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.