Viết bởi Tianqing, một đệ tử tại Trung quốc
[Minh Huệ] Chính sách khủng bố Pháp Luân Công của chế độ Giang trạch Dân kéo dài hơn 5 năm qua. Trong lúc đầu, khi chính sách tuyên truyền phỉ báng Pháp Luân Công được phát động trên toàn quốc, hay trong những giai đoạn sau đó là nhằm để “cải tạo” các đệ tử Pháp Luân Công (bắt buộc họ ký giấy bảo đảm để ly khai với niềm tin của họ) vẫn còn đang tiếp diễn cho đến hôm nay. Trong suốt năm năm qua, bọn khủng bố đã kết tội Pháp Luân Công là điều khiển tâm trí của con người. Sự kết tội “điều khiển tâm trí” này là được dùng như một lý do chính để gán cho cái tên “cuồng tín”. Nhiều người không biết rõ sự thật về Pháp Luân Công vẫn chấp nhận và tin vào lời lừa mị này.
Ai thật sự điều khiển tâm trí con người tại Trung quốc? Ai thật sự có tội “điều khiển tâm trí” này? Ở đây, tôi chia sẻ sự hiểu biết cá nhân của tôi về vấn đề này. Tôi hy vọng rằng mọi người cũng quan tâm về vấn đề này và giúp đỡ những ai đã bị đầu độc, nên hiểu rõ, chính xác về sự thật của vấn đề.
I. Điều khiển tâm trí là cái gì?
Để xác định ai thật sự đang điều khiển tâm trí con người, trước hết chúng ta nên hiểu điều khiển tâm trí là cái gì.
Trong quá trình phát động chính sách thù ghét Pháp Luân Công của bộ máy tuyên truyền chính phủ, điều khiển tâm trí là một từ ngữ được sử dụng thường xuyên của chế độ Giang và đám hầu đoàn. Bọn chúng chẳng bao giờ nghiên cứu hay học hỏi, hiểu biết thật sự về vấn đề này. Vậy thì điều khiển tâm trí có nghĩa là gì? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy nhìn vào những ý niệm sau đây: “bằng phương pháp tuyên truyền” và “bằng hiểu biết vì được học hỏi”
Về phương diện tâm lý, “bằng tuyên truyền” có nghĩa là một quá trình mà một người (hay nhóm) làm cho người khác tin tưởng. Người mà tuyên truyền gọi là người tuyên truyền và người tin tưởng thì gọi là người nhận. Mặc dầu tuyên truyền có thể là vô ý hay hữu ý. Tuyên truyền hữu ý có hai loại: Một là giáo dục và thứ hai là ép buộc — điều khiển tâm trí.
Giáo dục không có nghĩa là bắt người khác tin vào điều gì đó một cách mù quáng, và bị người tuyên truyền điều khiển tâm trí của người nhận. Ngược lại, nó có mục đích là giúp người nhận tự họ suy nghĩ cho chính họ và đạt đến kết luận. Vì thế, người tuyên truyền khuyến khích tính suy luận độc lập từng cá nhân về vấn đề đó.
Trong quá trình điều khiển tâm trí, tuy nhiên, người tuyên truyền dùng tất cả mọi phương tiện để bắt người nhận không được tự suy nghĩ cho chính họ, không được suy nghĩ gì cả, và chỉ có tin vào vấn đề một cách mù quáng và mất hết khả năng điều khiển tư duy của mình.
Điều khiển tâm trí còn có thể chia thành 2 loại: Một là người điều khiển công khai bắt buộc người nhận tin tưởng vào vấn đề đó một cách vô điều kiện và phải tin tưởng tuyệt đối. Điều này còn gọi là “tẩy não”. Thứ hai là người tuyên truyền đạt được mục đích của mình, làm cho người nhận tin tưởng mà không dùng áp lực, nhưng dẫn dắt người nhận tin vào vấn đề mà không hay biết hay ý thức được.
Vì thế, cái khác nhau chính yếu trong vấn đề điều khiển tâm trí là nằm ở chỗ ý định của người tuyên truyền.
Tuy nhiên, vấn đề tự suy nghĩ một các độc lập là gì? Theo ý tôi, tôi tin rằng cái chính yếu của vấn đề suy nghĩ độc lập là sự ý thức của cá nhân. Bát cứ một suy nghĩ nào mà có ý thức đều được gọi là suy nghĩ độc lập. Trong quá trình suy nghĩ độc lập, mỗi một ý niệm đều có tính sáng tạo và hoạt động, mà ở một mức độ nào đó, chúng biểu lộ những sự khác nhau cá biệt. Ngược lại, khi một người mất hẳn khả năng suy nghĩ độc lập, những ý niệm của họ trở nên mất hẳn chủ động và trở nên máy móc, giống như là sao nhặt tư tưởng từ người tuyên truyền, hay lập lại những ý kiến của người tuyên truyền một các mù quáng, chả biết gì.
Trên hết, suy nghĩ độc lập là kẻ thù không đội trời chung của điều khiển tâm trí. Điều khiển tâm trí luôn luôn chống lại suy nghĩ độc lập. Hoàn toàn không giống như là điều khiển tâm trí, sự suy nghĩ độc lập không có giới hạn. Đây cũng chính là đặc điểm rất rõ ràng của điều khiển tâm trí.
(còn nữa…)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/7/9/78958.html;
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/8/2/50927.html.
Dịch và đăng ngày 4-8-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.